L ỜI CẢM ƠN
3.4.3.2 Thuyết minh quy trình
Để có một quy trình điều chế trà an thần chúng tôi đã tham khảo một số công
thức trà hiện có trên thị trường và rất nhiều sách cũng như tài liệu: “Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam”, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, “Kỹ
Chương 3: Thực nghiệm
Võ Văn Quốc 52
thuốc”,…. Cuối cùng chúng tôi cũng đã xây dựng được một quy trình điều chế sản phẩm trà an thần.
Loại tủa: Dược liệu sao khi đã nấu và cô thành cao, để phối chế được vào sản phẩm thì cần phải qua một bước lọc tủa nữa để loại cặn trong cao. Sau khi tủa
với cồn cần để yên khoảng 2 – 4h để cho tủa có thể lắng xuống hết, lọc lấy phần nước trong bỏ phần tủa (cặn). Với mỗi độ cồn khác nhau thì mức độ tủa cũng khác
nhau, cuối cùng đã chọn được một độ cồn tối ưu nhất là cồn 70o. Với cồn 70o có thể
nói là tốt nhất cho tủa cặn hết trong dược liệu, nhưng lá Sen vẫn còn tủa. Sau đó chúng tôi đã lấy tủa của cao lá sen ra pha loãng vào nước thì thấy cao có thể tan ra.
Cô đặc: Sau khi loại tủa hết ta cô đặc tiếp để cao được được sánh lại, sau khi cô được độ đặc như mong muốn, dược liệu được cất cẩn thẩn để tiến hành phối
trộn.
Hỗn hợp cao: Vì đây là nghiên cứu nhằm đưa ra thị trường một sản phẩm
mới có tác dụng an thần, nên mọi thứ đều phải tuân thủ theo công thức của sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Giáo Sư – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi và “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”. Cuối cùng chúng tôi đã xây dựng một
công thức nghiêng về mức độ an toàn hơn là giống với đơn thuốc đã đưa ra, mà vẫn
có tác dụng an thần. Nhưng với công thức trên chỉ áp dụng đơn thuốc cho một cây dược liệu, với sản phẩm trà an thần là hỗn hợp của 4 loại dược liệu trên thì hàm
lượng mỗi loại dược liệu sẽ giảm đi ¼ số liệu ban đầu. Theo tài liệu thì đó là dược
liệu khô, dùng để sắc uống, nhưng trong phần luận văn này, tất cả 4 loại dược liệu trên đều đã được nấu ra thành cao để tiện cho việc phối chế sao này. Phải tính toán sao cho một đơn thuốc dưới dạng dược liệu khô phù hợp với dược liệu đã được nấu ra. Sao khi đã tính toán ra một đơn thuốc cho một toa thuốc dưới dạng cao cho 4
loại thì trộn hỗn hợp cao lại, chuẩn bị phối trộn. Giai đoạn này có thể ướp hương để
tạo mùi thơm cho sản phẩm, chúng tôi chọn hương vani vì có mùi dịu nhẹ, một ưu điểm nỗi trội của vani là nó có thể làm dậy lên mùi dược liệu.
Các loại đường:Để có một sản phẩm trà an thần thì ngoài thành phần cao dược liệu còn phải dùng một lượng đường để phối trộn. Chúng tôi đã tiến hành thử
nghiệm rất nhiều loại đường dùng trong thực phẩm và dược phẩm, cuối cùng chúng
tôi đã chọn được 5 loại đường như sau: Saccarozo, Mannitol, Sorbitol, Glucozo,
Dextrin. Chúng tôi chọn 5 loại đường để thử nghiệm công thức phối chế vì:
Saccarozơ có vị ngọt cao nhiều hơn các loại đường khác, Sorbitol là một loại đường đơn, nhưng nó chỉ có vị ngọt 60% như đường, Mannitol là đồng phân quang học
Chương 3: Thực nghiệm
phân đường saccharose với chất xúc tác là axit. Vì đường có kích thước hơi to nên
khó có thể phối trộn ngay được, ta dùng máy nghiền bi để nghiền nhuyễn đường ra, có kích thước rất mịn. Đường sau khi đã được nghiền mịn thì ta nên bảo quản cẩn
thận tránh để ẩm mốc hoặc làm hư hỏng.
Lựa chọn tỉ lệ đường phối chế: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên cơ sở
tài liệu đã tìm được nhằm tìm ra một công thức có thể đáp ứng được mọi yêu cầu
cho trà an thần.
Sau khi đưa ra một số công thức về tỉ lệ đường phối trộn, chúng tôi đã tiến
hành thử cảm quan tất cả để đưa đến một nhận xét, kết luận và rút ra được công
thức có tỉ lệ đường như thế nào là tối ưu. Có nhiều công thức được đánh giá cảm
quan như sau: Công thức 1: 50% saccarozo, 50% (Mannitol và Sorbitol) màu vàng nâu, bị dính ướt, vị ngọt nhiều, mùi dược liệu, xát hạt khó, công thức 2: 50%
saccarozo và 50% (gluco và dextrin) màu vàng nâu, mùi dược liệu, vị ngọt nhiều. Tiến hành với 14 công thức khác nhau để thử nghiệm. Tất cả những công thức nào
có Sorbitol đều bị dính ướt lại, khó có thể xát hạt. Nên sau cùng chỉ có 4 loại đường dùng để thử nghiệm công thức phối chế: Saccarozo, Mannitol, Glucozo, Dextrin. Mỗi một công thức thử nghiệm chúng tôi là người thử nghiệm đầu tiên, sau nhiều
lần thử nghiệm cuối cùng chọn được một tỉ lệ đường phù hợp để phối chế: Vị ngọt
vừa phải, có vị thanh khi uống vào, mùi thơm của dược liệu…. đó là: 50% Saccarozo, 17% Mannitol, 17% Glucozo, 16% Dextrin.
Phối trộn: Sau khi đã hoàn thành mọi công đoạn trên, tiến hành phối trộn, đã có công thức từng loại cao dược liệu, các loại đường. Sau khi đã phối trộn được
4 loại cao dược liệu và đường lại ta được đó là một loại thức uống có tác dụng an
thần. Có rất nhiều dạng trà trên thị trường: trà bánh, trà gói và trà cốm. Sản phẩm
của chúng tôi hướng theo dạng cốm vì dễ hòa tan khi pha chế, mặc khác về mặt cảm
quan dạng trà cốm sẽ thu hút hơn. Phương pháp để tạo dạng trà cốm là phương pháp
xát hạt, yêu cầu của phương pháp này là sản phẩm bán thành phẩm phải có độ ẩm
phù hợp, đồng nhất. Theo quy định của Dược Điển Việt Nam về dạng trà cốm có độ ẩm nhỏ hơn 5%. Sau nhiều lần thử nghiệm chúng tôi đã đạt được trà bán thành phẩm có độ ẩm từ 2 – 4%, với kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn của Dược Điển
Việt Nam.
Sấy: Việc tiếp theo là sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại hết nước và cồn còn sót lại trong quá trình cô cao, nhưng không nên ở nhiệt độ quá cao
vì có thể làm mất hoạt chất trong sản phẩm, nếu thấp quá thì kéo dài thời gian sấy
Chương 3: Thực nghiệm
Võ Văn Quốc 54 khi sấy, trà dược liệu là dạng bột thô màu vàng nâu, có mùi thơm dược liệu, độ ẩm < 5%. Có độ hoà tan chất tan nhanh khi pha, hãm bằng nước sôi, nước pha có màu
nâu sáng, định tính có alkaloid.
Đóng gói: Sau khi sấy sản phẩm đã có được một độ ẩm nhất định, muốn sản
phẩm có thể đưa ra thị trường thì cần phải đóng gói cẩn thẩn tránh sản phẩm bị hư
hỏng khi bảo quản ngoài môi trường. Dược liệu sấy khô đến độ ẩm < 5%. Để nguội
chia thành gói nhỏ quy định, đóng trong bao gói bằng giấy chống ẩm, polyetylen,...
Hiện nay nhiều loại trà ở nước ta và các nước trên thế giới được gói trong loại giấy không tan trong nước nóng, kết hợp được giữa vật liệu bao gói và vật liệu lọc rất
tiện cho người tiêu dùng.
Khi sử dụng chỉ cần tháo sản phẩm ra cho vào một ly, sau đó rót nước sôi đã
được để nguội nhưng vẫn còn ấm ấm, sau một thời gian thấy sản phẩm đã hòa tan
hoàn toàn, màu vàng nâu, có mùi thơm dược liệu, nước trong không có cặn thì dùng
được và an toàn.