L ỜI CẢM ƠN
3.4.1.4 Kết quả phân tích hoạt chất trong dược liệu
Định tính alkaloid
Theo Dược Điển IV Việt Nam định tính alkaloid như sau:
Nguyên tắc: Dựa vào kết tủa với các thuốc thử định tính alkaloid
Cách tiến hành thí nghiệm: Các thuốc thử dùng để định tính alkaloid
- Thuốc thử Bouchardat: I2 (2,5g), KI (5g), nước cất (10ml). Cho kết tủa nâu với dung dịch chứa alkaloid.
- Thuốc thử Mayer: HgCl2 (6,8g), KI (2,5g), nước cất (500ml).
Cho kết tủa vàng nâu với dung dịch chứa alkaloid.
- Thuốc thử Dragendorff:
Dung dịch A: Bi(NO3)3 (0,85g), acid acetic (10ml), nước cất (40ml).
Dung dịch B: KI (5g), nước cất (40ml).
Khi sử dụng trộn đều dung dịch A và dung dịch B. Kết quả dương tính nếu xuất
hiện tủa màu vàng cam.
- Dung dịch sắt (III) clorid 5%.
Với thí nghiệm này, tiến hành cho thuốc thử vào ống nghiệm đã có sẵn mẫu cần định tính, nếu mẫu cho kết quả như trên thí kết luận có alkaloid trong dược liệu.
Tiến hành làm từng dược liệu cho mỗi thí nghiệm, kết quả trong mỗi dược liệu đều
Chương 3: Thực nghiệm
Võ Văn Quốc 34
Quy trình định tính alkaloid
Hình 3.4: Quy trình định tính alkaloid
Thuyết minh quy trình
Lấy 5g bột dược liệu cho vào bình nón cổ nhám 100ml, thấm ẩm bằng NH3
10%, rồi cho vào bình 20ml cloroform, lắc nhẹ và đun sôi trên bếp cách thủy 2 – 3 phút. Lọc vào bình gạn qua giấy lọc đã thấm bằng cloroform, lắc 3 lần, mỗi lần 5ml
dung dịch acid hydrochloric 1%. Để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy lớp
acid. Gộp dịch chiết chia thành 4 ống nghiệm dùng để thử nghiệm với các loại
thuốc thử[1].
Kết quả: Alkaloid đều hiện diện trong dược liệu sau khi tiến hành thí nghiệm.
Định tính saponin
Định tính saponin theo quyển “Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cây
trinh nữ Mimisa Pudica L” của Nguyễn Minh Thư và “Các phương pháp tách chiết
hợp chất hữu cơ” PGS.TS Nguyễn của Kim Phi Phụng. Cuối cùng là “Bài giảng Dược liệu” của Bộ y tế Việt Nam, chúng tôi đã chọn cách làm như sau.
Nguyên tắc: Tính tạo bọt là tính chất đặc trưng của saponin, chúng tôi căn cứ
Chương 3: Thực nghiệm
Dược điển Pháp định nghĩa chỉ số tạo bọt như sau: chỉ số tạo bọt là độ pha
loãng của nước sắc nguyên liệu có cột bọt cao 1cm, sau khi lắc ống nghiệm tiến hành trong điều kiện quy định.
Cách tiến hành: Đun sôi 1g bột nguyên liệu trong 100ml nước cất khoảng 30
phút. Lọc, để nguội, thêm nước cất lại cho đủ 100ml.
Sử dụng 10 ống nghiệm có chiều cao 16cm, đường kính 16mm. Cho vào ống
nghiệm lần lượt 1, 2, 3,…, 10ml nước sắc. Thêm nước cất vào cho đủ 10ml. Bịt
miệng ống nghiệm, lắc theo chiều dọc của ống nghiệm trong 15 giây, mỗi giây lắc 2
lần. Để yên 15 phút, đo chiều cao các cột bọt. Nếu cột bọt trong tất cả các ống dưới
1cm, chỉ số bọt dưới 100, tức là không có saponin.
Ví dụ: Nếu ống thứ 4 có độ bọt cao 1cm thì chỉ số bọt được tính như sau:
Chỉ số bọt 10 1 100 0, 01 4
Nếu ống số 1 và số 2 có cột bọt cao 1cm thì cần pha loãng để có chỉ số bọt
chính xác. Nếu cột bọt của tất cả các ống nghiệm đều lớn hơn 1cm thì cần phải pha
loãng hơn và làm lại thí nghiệm.
Kết quả: Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành lắc 10 ống nghiệm với mẫu đã chuẩn bị như trên, để yên và sau đó dựa trên kết luận về chỉ số tạo bọt để đưa ra
kết luận như sau: Cây Trinh nữ và lá Sen là không có sự hiện diện của saponin vì chỉ số tạo bọt rất ít, trong khi đó cây Vông nem và Lạc tiên đều có saponin.
Định tính flavonoid
Sau khi tham khảo từ “Dược Điển IV Việt Nam” về cách định tính flavonoid.
Nguyên tắc: Flavonoid cho tủa vàng đậm đến vàng cam với thuốc thử H2SO4
đậm đặc, cho tủa vàng đến cam với thuốc thử 1% NaOH/Ethanol.
Cách tiến hành: Có 2 cách như sau:
- Tác dụng với H2SO4 đặc
Hòa tan hợp chất flavonoid vào H2SO4 đặc. Flavon và flavonol cho màu vàng
đậm đến màu cam và phát huỳnh quang đặc biệt. Chalcon, auron cho màu đỏ hoặc xanh dương – đỏ. Flavanon cho màu từ cam đến đỏ.
- Tác dụng với dung dịch 1% NaOH/Ethanol
Nhỏ dung dịch NaOH vào một dung dịch flavonoid/hòa tan trong ethanol, sẽ
Chương 3: Thực nghiệm
Võ Văn Quốc 36 chalcon, leucoantocyanidin sẽ có màu vàng. Flavonol màu từ vàng đến cam. Auron
cho màu từ đỏ đến đỏ tím.
Nhưng trong thí nghiệm định tính flavonoid chúng tôi chỉ tiến hành một thí
nghiệm là cho H2SO4 đậm đặc, sau khi cho H2SO4 đậm đặc vào thì có chuyển màu rõ rệt từ vàng đậm đến vàng cam. Sau quá trình thí nghiệm chỉ có cây Lạc tiên là không có flavonoid, còn Vông nem, lá Sen và Trinh nữ đều có flavonoid. Chúng tôi
cũng đã tiến hành thử Lạc tiên với thuốc thử còn lại nhưng vẫn không có sự hiện
diện flavonoid.