Cũng như các vùng, miền trong cả nước, hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Nguyên mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị cơ sở nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, nên ngoài những đặc điểm chung, hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên còn có những đặc điểm mang tính đặc thù.
Một là, khi xây dựng mô hình, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên chưa tính toán đầy đủ yếu tố xã hội, văn hoá cổ truyền của các dân tộc thiểu số, nên nhìn chung thiết chế của hệ thống chính trị cơ sở ở đây không phù hợp, thậm chí còn đối lập với các thiết chế xã hội cổ truyền.
Khi xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, các cấp bộ Đảng đã áp dụng nguyên xi mô hình của vùng đồng bằn,g mà không tính toán đến điều kiện lịch sử, truyền thống văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên. Có thể do không am hiểu đầy đủ phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, hoặc thực hiện quá máy móc các chủ trương, mệnh lệnh của cấp trên nên các chính sách, biện pháp đề ra không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu và lòng mong đợi của nhân dân. Sau giải phóng, do tình trạng thiếu cán bộ, nhiều người nắm các chức vụ chủ chốt ở xã đều do sự bổ nhiệm từ trên xuống hoặc điều động từ nơi khác đến, nên nhiều người không được sự tín nhiệm của nhân dân, do đó, hiệu quả công tác không cao. Nhưng mặt khác, chúng ta lại chưa chú ý đúng mức việc tuyển chọn những
trí thức, những già làng, những người có uy tín, am hiểu luật tục, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong khi đó, có một thực tế là có sự “vênh” giữa pháp luật của Nhà nước và luật tục của nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sự “vênh” này xảy ra thường xuyên ở nhiều làng và nhiều tộc người, đòi hỏi phải sớm có biện pháp xử lý thích hợp. Trong khi luật nhà nước chưa được thực hiện triệt để, nghiêm minh (do đồng bào thiếu hiểu biết, do năng lực cán bộ cở sở bị hạn chế…), thì luật lệ buôn làng lại bị buông lỏng, thậm chí bị bài xích, làm cho trật tự an ninh thôn xóm không bảo đảm, trộm cắp phát triển, tệ nạn xã hội phát sinh ngày một nhiều. ở một số vùng, do luật tục của làng còn mạnh, luật nhà nước chưa can thiệp sâu vào đời sống buôn làng, thì người dân vẫn tôn trọng luật tục, sống theo luật tục. Những nơi này, các thiết chế của hệ thống chính trị chỉ đóng vai trò truyền đạt chỉ thị, chủ trương từ trên xuống chứ không có vai trò thật sự điều khiển, lãnh đạo mọi mặt cuộc sống của người dân. Cũng chính những nơi này, đời sống của cộng đồng buôn làng chịu sự chi phối của luật tục cổ truyền, của các thiết chế xã hội truyền thống, tới mức, khi cần phải làm việc gì có tính chất quần chúng rộng rãi, liên quan toàn thể cộng đồng thì đại diện các thiết chế chính thống đều phải tranh thủ ý kiến của các vị chủ làng, các già làng, thầy xử kiện…, những người am hiểu luật tục và giữ gìn luật tục, quản lý và điều hành xã hội cổ truyền, có vị trí, uy tín trong ý thức mỗi người dân.
Thực tế cho thấy, nhiều khi các già làng có uy tín và vai trò dẫn dắt đối với dân trội hơn các cán bộ, dù là cán bộ người dân tộc thiểu số hay cán bộ người Kinh. Cho đến nay, so với trưởng thôn, buôn do chính quyền chỉ ra thì già làng vẫn có ảnh hưởng lớn trong nhân dân, cho nên, tuy chính quyền buôn, thôn là cánh tay nối dài của xã, nhưng nhiều nơi vẫn dựa vào già làng đề giải
quyết nhiều công việc từ sở hữu đất đai đến bảo vệ rừng…ở nhiều nơi, việc vận động nhân dân vào làm việc ở nông – lâm trường, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trường học hoặc hợp thức xin nhập cư…, đều phải tranh thủ sự đồng tình của già làng; các vụ xét xử vẫn được thực thi theo luật tục cổ truyền các làng… Nếu được sự ủng hộ của già làng thì mọi việc sẽ được trôi chảy, ngược lại, bị họ phản đối thì sẽ khó khăn, rắc rối.
Như vậy, dù đã bị thu hẹp, các thiết chế xã hội cổ truyền vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động bên cạnh hệ thống các thiết chế chính thống và được sử dụng một số yếu tố vào việc điều hành xã hội. Có thể thấy rằng, phần đông các buôn làng ở Tây Nguyên hiện nay mang tính nửa tự quản. Trong từng buôn làng, dù cho buôn làng đó nằm trong tổ chức kinh tế quốc doanh hay tập thể, cuộc sống người dân vẫn cơ bản diễn ra xoay quanh luật tục, theo tập tục cổ truyền, mà vai trò của các già làng, chủ làng, chủ đất… còn ảnh hưởng rất lớn. Họ đang điều hành nhiều mặt trong cuộc sống của dân làng, đặc biệt về phong tục tập quán.
- Hai là, bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên còn cồng kềnh, hiệu quả quản lý, lãnh đạo, nhất là về lĩnh vực kinh tế không cao, tính hình thức, sự yếu kém và sự bất cập với yêu cầu và nhiệm vụ là khá phổ biến; nhiều thiết chế đặt ra chỉ có tính hình thức, không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể quần chúng. ở các tỉnh Tây Nguyên, bình quân số cán bộ chủ chốt cấp xã từ 18 – 26 người, ngoài ra còn có 5 cán bộ là cấp phó các đoàn thể, chưa kể chức danh phó xã đội, phó công an xã, cán bộ chuyên trách văn hoá, thông tin, thương binh – xã hội…, đều là những cán bộ được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí.
Một số nơi, mọi việc đều do chủ tịch, bí thư giải quyết, hoặc đợi lệnh của bí thư, chủ tịch. điều này phản ánh một thực trạng là nhiều người được cơ
cấu vào các thiết chế của hệ thống chính trị nhưng không có uy tín, không có năng lực lãnh đạo nên không phát huy được vai trò và nhiệm vụ được giao. Mặt khác, do cơ cấu đặt ra còn mang tính hình thức, có chức nhưng không có thực quyền, nên họ không được tạo điều kiện để phát huy khả năng, vai trò của mình; trong khi đó một số người giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống chính trị đã bao sân, làm thay hoặc giải quyết các công việc không đúng chức năng của mình. Hiện tượng bí thư Đảng làm thay công việc của chính quyền; chủ tịch chính quyền làm thay công việc của các đoàn thể quần chúng là khá phổ biến. Theo điều tra của TS. Nguyễn Hồng Sơn: đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở Tây Nguyên có tới 61,8% trình độ văn hoá cấp I, II; trình độ chuyên môn của 4 chức danh chủ chốt thì sơ cấp có 15,6%, trung cấp 53,2% (còn lại chưa được đào tạo); có tới 60,34% cán bộ thiếu kinh nghiệm quản lý và 16,71% cán bộ chưa thật thông suốt chủ trương, chính sách; bộ máy kém hiệu lực (cấp uỷ 16,1%, chính quyền 19%), phân công người và việc chưa hợp lý (cấp uỷ 10,7%, chính quyền 10,1%), phân định quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ giữa cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể không rõ ràng (25,9%)…[62, tr. 216].
Do tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động kém hiệu lực, nên không nắm được dân, dẫn đến xa rời quần chúng. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng người dân bị bọn phản động kích động, xúi giục, lôi kéo tham gia cuộc bạo loạn chính trị tháng 2/2001, 4/2004 và nhiều cuộc tranh chấp, khiếu kiện khác…, mà cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở không biết.
- Ba là, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên có mặt bằng trình độ thấp hơn các vùng miền khác và không đồng đều giữa cán bộ là người Kinh với cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Do hạn chế về trình độ nhận thức các mặt, nhất là về chính sách, pháp luật, về tôn giáo, dân
tộc... nên nói chung, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa theo kịp tình hình xẩy ra trên địa bàn. Dẫn đến tình trạng quán triệt quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, dân tộc chưa kịp thời, chưa đầy đủ; hay có những việc làm, hành động vi phạm chính sách, pháp luật, nhất là chính sách tự do tín ngưỡng của công dân, chính sách dân tộc. Nhận thức sai, làm sai đã làm cho quần chúng các dân tộc, trong đó có cả tín đồ các tôn giáo thiếu sự tin tưởng vào chính sách của Đảng, và tạo kẽ hở để kẻ địch lợi dụng chống phá ta, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, vi phạm nhân quyền...
Một số kết quả khảo sát đã chứng minh điều đó. Theo TS, Trần Xuân Dung, tại xã Iahru, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai năm 2001 có một chi bộ với 30 đảng viên, nhưng chỉ có 4 đảng viên được học qua trường sơ cấp chính trị: đội ngũ chính quyền cán bộ xã gồm 23 người, trong đó có 11 người (47,82%) trình độ văn hoá cấp tiểu học; 9 người trình độ học vấn văn hoá cấp 2 (39,14%); 3 người (13,04%) trình độ văn hoá cấp 3. Trong cuộc bạo loạn tháng 2/2001, đây là một trong những điểm nóng nhất, phức tạp nhất [41, tr. 34].
Cả tỉnh Gia Lai, năm 1997, có 14116 đảng viên, trong đó, 3812 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 27%. Phân loại trình độ học vấn: trình độ cấp tiểu học có 3025 người = 22,8%, cấp 2 có 4356 người = 30,8%, cấp 3 có 5590 người = 39%; đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có 1046 người = 7,4%. Số người có trình độ cao, tập trung chủ yếu ở các cơ quan tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có công tác đào tạo tốt nhất, song vẫn còn tới 55,3% số chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, 53,4% số bí thư, phó bí thư xã, phường chưa tốt nghiệp phổ thông trung học…[75, tr. 60-61]
Sự hạn chế, thấp kém về nhận thức, trình độ của cán bộ cơ sở làm cho hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng trong giải quyết các vấn đề xảy ra trên địa bàn. Trước sự hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép, nhiều nơi đã tiến hành những biện pháp hành chính cực đoan, thô bạo (phạt tiền, trâu bò, rượu, chặt phá cây cối, dỡ phá nhà). ở nhiều nơi, các tổ chức Mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… chỉ có trên danh nghĩa, thực tế không hoạt động, không nắm được quần chúng, trong khi đó, sinh hoạt tôn giáo (cầu nguyện tập thể, hát thánh ca,…) rất được thanh niên, thiếu niên, phụ nữ tham gia đông đảo. Vai trò của trưởng thôn, trưởng làng bị giảm xuống, thay vào đó là uy tín, vai trò của chức sắc, cốt cán tôn giáo. Thậm chí có nơi, chính quyền cơ sở buông lỏng công tác quản lý, hay ỷ lại vào cơ quan Công an, chính quyền cấp trên. [xem thêm Phụ lục 3]
Bốn là, trong hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, tỉ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số còn quá ít so với tỉ lệ dân số, và trình độ mọi mặt nói chung còn rất thấp. Đây cũng là khâu yếu nhất đối với công tác cán bộ hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Toàn khu vực Tây Nguyên hiện có 16.873 cán bộ xã phường, thị trấn hưởng lương, phụ cấp (trung bình có 26,2 cán bộ /xã), trong đó có 5.121 cán bộ là người DTTS, chiếm 30,52%. ở 8 xã, thị trấn thuộc huyện ĐăcMil, tỉnh Đăk Nông, trong số 244 đại biểu HĐND khóa 2004 -2009, chỉ có 20 đại biểu là người dân tộc tại chỗ. Tỉnh Đăk Lăk có 249.000 người Ê Đê, chiếm 14% số dân của tỉnh nhưng chỉ có 1.396 người tham gia cán bộ từ cơ sở trở lên chiếm 5,25%; năm 2001, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh chỉ chiếm 25,9%. Tỉnh Gia Lai, người DTTS tại chỗ chiếm 40% dân số, trong khi đó cán bộ từ cấp cơ sở trở lên là người dân tộc tại chỗ
chỉ chiếm 17%. Tại Kon Tum, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số là 33,6%... Điều đó chứng tỏ sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ cán bộ là người dân tộc với người Kinh. Về trình độ, trong số 692 cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng, có 89 người tốt nghiệp cấp III, 537 người tốt nghiệp cấp II; chỉ có 42 cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp đến đại học, chiếm 6,8%.
Đây cũng là điều kiện để các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng kích động gây chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số và lôi kéo một bộ phận khá đông cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động chống chính quyền trên địa bàn Tây Nguyên thời gian vừa qua [75, tr.61; 111].
Năm là, quan hệ dòng họ, dân tộc, văn hóa ứng xử truyền thống có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên. Nhìn chung, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng huyết thống, dòng họ. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên bao gồm nhiều dòng họ lớn nhỏ khác nhau, các thành viên trong cùng một dòng họ rất tin tưởng và luôn bảo vệ quyền lợi cho nhau, tạo nên sự cố kết mang tính bền vững. Đã từ lâu đời, buôn, làng Tây Nguyên đã trở thành một cộng đồng văn hóa, được quản lý theo “luật tục” tự nguyện chặt chẽ với một bộ máy là Hội đồng già làng. Đây cũng là nét đặc thù chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
Mặt khác, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên còn phụ thuộc nhiều vào uy tín của cá nhân người lãnh đạo, người đứng đầu. Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thật thà, chất phác, rất coi trọng uy tín cá nhân. Trong các dân tộc thiểu số Tây Nguyên luôn tồn tại những người có uy tín cá nhân đối với dân tộc, dòng họ. Những người này
thường là những già làng, những trí thức người dân tộc, cán bộ là người dân tộc…, có ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng dân tộc một khi họ tham gia trong bộ máy hệ thống chính trị cơ sở. Khi họ được cả cộng đồng, dòng họ tôn sùng, thì tiếng nói cũng như hành động của những người này sẽ được mọi người tin, nghe theo.
- Sáu là, chế độ sử dụng, đãi ngộ của Nhà nước không khuyến khích được những người đang làm việc, những người có năng lực và uy tín trong dân tộc tham gia các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Một mâu thuẫn mà lâu nay chúng ta đang tìm cách tháo gỡ, đó là chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã. Đây là một cấp hành chính trong hệ thống chính trị của ta, nhưng chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở chưa tương xứng với nhiệm vụ của họ. Cán bộ cơ sở không được hưởng chế độ là công chức trong biên chế nhà nước; làm việc trong điều kiện không ổn định nên không an tâm công tác. Thời gian qua chúng ta từng bước cải tiến chế độ đối với cán bộ thôn, buôn. Tuy nhiên, người hưởng chế độ nghỉ hưu mới thực hiện ở cấp trưởng, hoặc khoán chi tiêu cho các đoàn thể một mức rất hạn hẹp nên rất khó hoạt động.
Ở Tây Nguyên, do địa bàn - đơn vị hành chính rộng, mật độ dân cư thưa thớt, với nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, đòi hỏi người cán bộ cơ sở