Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 53 - 54)

chúng trong hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên (phụ nữ, thanh niên, hội Nông dân, Cựu chiến binh…) đã được thiết lập đến tất cả các phường, xã, thị trấn. Dưới thôn, buôn, khối phố có các chi hội. Nhìn chung, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở cơ sở phong

phú; số đoàn viên, hội viên tham gia ngày càng đông. Các phong trào được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vận động quần chúng tham gia đông đảo, có hiệu quả, như “Phong trào phát triển kinh tế gia đình”, “Phong trào xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào xóa đói giảm nghèo”, “Phong trào đền ơn đáp nghĩa”, “Phong trào thanh niên lập nghiệp”…MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở đã góp phần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và phát huy quyền làm chủ của mình.

Theo đánh giá của Ban Dân vận các tỉnh Tây Nguyên, hoạt động của các tổ chức MTTQ và các Ban dân vận các tỉnh Tây Nguyên, hoạt động của các tổ chức MTTQ và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến hơn trước. Chẳng hạn ở Đăk Lăk, qua khảo sát thì năm 1997 ở cấp xã, MTTQ vững mạnh chiếm 30%, tăng 11,8% so với năm 1992 và đến năm 2003 chiếm 50%, tăng 18,45%; Hội liên hiệp phụ nữ 34,6%, tăng 19,2%; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26,6%, tăng 15,5 % [75, tr. 58].

Nhìn chung, những năm qua MTTQ và các tổ chức quần chúng cơ sở ở Tây Nguyên đã thể hiện được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong bảo vệ ANTT ở các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 53 - 54)