Nhân tố địa – chính trị: Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và là một mắt xích quan trọng trong

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 25 - 37)

âm mưu của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.

Tây Nguyên đã từng được ví như “nóc nhà của Đông Dương”, ai nắm được Tây nguyên thì người đó sẽ khống chế được cả Đông Dương, khống chế cả vùng duyên hải miền Trung, cửa ngõ vào Sài Gòn và Đông Nam Bộ, khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia - Lào. Do vậy, vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tây Nguyên là một trong những địa bàn, căn cứ địa quan trọng, góp phần cùng cả nước lập nên những chiến công hiển hách. Trong quá trình xâm lược và chiếm đóng Tây Nguyên, thực dân Pháp đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân các dân tộc nơi đây. Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống Pháp của các dân tộc Tây Nguyên là các cuộc khởi nghĩa của đồng bào vùng Krông Ana, Krông Knô (1900) do N‟Gưh lãnh đạo, của đồng bào Xơ đăng (1901), của đồng bào An Khê (1905); đặc biệt, cuộc khởi nghĩa của N‟Trang Lơng (dân tộc M‟Nông) kéo dài 23 năm ở Đắk Lắk (1912 - 1935), trong một thời gian dài đã giải phóng cả vùng cao nguyên rộng hàng vạn cây số vuông, tiêu diệt nhiều sĩ quan, binh lính Pháp.

Thời kỳ kháng chiến 9 năm chống Pháp, Tây Nguyên nổi tiếng với anh hùng Núp. Thời kỳ chống Mỹ, những chiến công chói lọi, như Plei Me, Đức Cơ, Đắk Tô - Tân Cảnh...đã khẳng định tinh thần bất khuất của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975, Tây Nguyên được chọn làm chiến dịch mở màn, làm đột phá điểm, càng khẳng định điều đó.

Tây Nguyên hiện nay, ở phía Tây giáp tỉnh Atôpư của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, và Tây Nam giáp tỉnh Môndunkiri và Ratanakiri của Vương quốc Campuchia, với đường biên giới dài 590km. Dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Lào, từ 1975 đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến ANQG và độc lập chủ quyền của Việt Nam. Các thế lực cực hữu phản động ở Campuchia trong đảng Fulcipec, đảng Samrainsy, tàn quân Khơ me đỏ..., được sự giúp đỡ tiền bạc, phương tiện hoat động của tình báo quân đội Thái Lan, tình báo Mỹ... đang tích cực xây dựng căn cứ tại Đông Bắc Campuchia, không xa biên giới với Việt Nam. Chính phủ Campuchia cũng đã đưa hàng ngàn tên Khơ me đỏ (đã về hàng) đến định cư dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Mặt khác, các lực lượng cực hữu ở Thái Lan cũng đang tích cực giúp đỡ mọi mặt cho cho các lực lượng phản động cực hữu ở Lào, lập căn cư ở vùng Nam Lào, sát biên giới Lào – Việt Nam. Chính quyền Campuchia trước đây đã từng giúp đỡ FULRO, là địa bàn đứng chân của tàn quân FULRO khi chúng bị ta truy quét gắt gao ở Tây Nguyên. Hiện nay, Campuchia lại là địa bàn để các phần tử FULRO, phản động người dân tộc thiểu số lưu vong trở về Tây Nguyên móc nối cơ sở, gây dựng lực lượng chống phá cách mạng. Rõ ràng đây là những nhân tố tiềm tàng đe dọa độc lập, chủ quyền và ANQG của Việt Nam ở vùng Tây Nguyên [39, tr. 58-59].

Nhưng những nhân tố đe dọa độc lập, chủ quyền và ANQG ở Tây Nguyên hiện nay còn xuất hiện ở những hướng khác, đó là những ý đồ, những âm mưu chiến lược của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đối với Việt Nam, mà Tây Nguyên là một mắt xích, một khâu đột phá quan trọng.

Sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam, để độc chiếm Tây Nguyên, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thi hành ở Tây

Nguyên một chế độ cai trị riêng, theo đó Tây Nguyên không thuộc quyền cai quản của triều đình Huế; thi hành nhiều chính sách, biện pháp cấm người Việt lên Tây Nguyên làm ăn, sinh sống...

Cùng với âm mưu chia cắt Tây Nguyên về mặt hành chính, thực dân Pháp ra sức tạo dựng lực lượng tay sai, qua đó, nắm các dân tộc Tây Nguyên. Từ việc cử các giáo sĩ lên truyền đạo, và nắm giữ các chức vụ quan trọng về hành chính (Công sứ, Đại lý tòa hành chính), đến việc mở trường đào tạo các chức sắc tôn giáo, mua chuộc, lôi kéo tầng lớp trên, ngời có uy tín trong dân tộc thiểu số, lựa chọn, đào tạo người dân tộc thiểu số thành lực lượng tay sai trung thành trong bộ máy quân sự, hành chính ở Tây Nguyên...

Khi bị thất bại và buộc phải rút khỏi Tây Nguyên, Pháp vẫn cố nắm giữ và duy trì ảnh hưởng, quyền lợi ở đây, bằng việc xúi giục, giúp đỡ một số trí thức, công chức người Thượng lập ra phong trào BaJaRaKa (tiền thân của phong trào FULRO, một tổ chức chủ trương đấu tranh chống sự có mặt của người Việt ở Tây Nguyên, đòi độc lập cho Tây Nguyên) vào thời kỳ 1957- 1958. Cho đến nay, những toan tính của Pháp đối với Tây Nguyên vẫn còn, thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư, các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Hiện nay, ở Tây Nguyên đang có một số NGO của Pháp hoạt động, như Tổ chức cứu trợ trẻ em Mê Kông (EDM), HOT LUA, CCFD, AUF...

Trong khi thực dân Pháp đang cai trị Việt Nam, thì Mỹ đã tìm cách gây ảnh hưởng đến Tây Nguyên, thông qua việc truyền bá đạo Tin lành vào vùng này. Từ những năm 1929 - 1932, các giáo sĩ thuộc CMA đã đặt chân lên nhiều vùng đất Tây Nguyên để truyền đạo và gây dựng cơ sở.

Cuối những năm 50, thế kỷ XX, để trực tiếp nắm lấy Tây Nguyên, Cục tình báo trưng ương Mỹ (CIA) đã tìm mọi cách nắm lấy những người có uy tín trong phong trào BaJaRaKa, sau này là FULRO, gạt dần ảnh hưởng của Pháp

đối với phong trào này. Dới sự đạo diễn của Mỹ, trực tiếp là các cố vấn, nhân viên CIA, chính quyền Thiệu sau này dần dần thu phục và nắm được các thủ lĩnh FULRO, sử dụng FULRO chống lại cách mạng.

Sau năm 1975, Mỹ tiếp tục thông qua lực lượng phản động ở Campuchia, Thái Lan, giúp đỡ, hỗ trợ lực lượng FULRO, chống phá chính quyền nhân dân ở Tây Nguyên và các tỉnh lân cận. Tháng 10/1992, FULRO đầu hàng UNTAC và tháng 12/1992, gần 400 tên FULRO ở rừng (cả phụ nữ và trẻ em) đã được chính quyền Mỹ cho định cư ở bang Bắc Carôlina [39, tr. 79-81].

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Mỹ càng đặc biệt quan tâm đến Tây Nguyên. Nhiều đoàn chính khách của Chính phủ Mỹ, nhiều người Mỹ đến Tây Nguyên với mục đích thăm viếng, thực hiện các dự án, tham quan du lịch, thăm lại nơi trước năm 1975 đã từng sống, hoạt động... Ngoài một số dự án đầu tư có tính nhỏ giọt, không hiệu quả, Mỹ còn chú trọng đến việc tranh thủ lôi kéo một số trí thức, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, bằng việc tặng quà, mời sang Mỹ hội thảo, tham quan, du học...nhằm tạo ra một đội ngũ trí thức mới, chịu ảnh hưởng, mang ơn Mỹ, gắn bó với Mỹ.

1.2.3. Tác động từ sự phức tạp về vấn đề dân tộc và tôn giáo của địa bàn Tây Nguyên.

Tây Nguyên hiện nay có trên 40 dân tộc sinh sống, có thể phân thành ba nhóm chính:

Nhóm dân tộc Việt (Kinh), chiếm đa số với hơn 70% dân số Tây Nguyên. Từ sau 1975, do chính sách phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn cả nước và tình trạng di dân tự do, đến nay, người Việt ở Tây Nguyên khoảng 3,4 – 3,5 triệu người.

Nhóm các dân tộc thiểu số từ Miền Bắc đến Tây Nguyên, đông nhất là thời kỳ 1952-1954 (đi làm đồn điền cho Pháp), thời kỳ 1979-1988 (chiến tranh biên giới phía Bắc) và thời gian gần đây, tình trạng di dân tự do ồ ạt.

Nhóm các dân tộc thiểu số bản địa có mặt ở Tây Nguyên từ hàng ngàn năm nay, chiếm khoảng 24 - 25 % dân cư Tây Nguyên, với hơn 10 dân tộc khác nhau.

Các dân tộc thiểu số bản địa ở đây thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polinisen và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, với rất nhiều nhóm địa phương. Trình độ kinh tế - xã hội của các dân tộc này nói chung còn rất thấp và không đồng đều...[40, tr. 60-61]. Đến đầu thế kỷ XX, xã hội Tây Nguyên đang ở trong giai đoạn tiền phân hoá giai cấp, nhiều nơi còn mang tàn tích của chế độ thị tộc, bộ lạc, nhưng không nguyên vẹn do tác động của chiến tranh, và sự có mặt của các dân tộc khác. Đơn vị xã hội ở đây là các buôn hay plei, những công xã nông thôn với một thiết chế xã hội khá chặt chẽ về ranh giới lãnh thổ, về quyền sở hữu tập thể đất đai, và một bộ máy cai trị với một chủ làng, hay tù trưởng, một hội đồng già làng, trưởng nóc. Luật tục, lễ thức gắn liền với buôn, làng, với nóc, với gia đình. Thiết chế xã hội đó được xác lập trên cơ sở thống nhất bền chặt của những người cùng huyết thống, cùng dân tộc hay nhóm địa phương, cộng cư trên một lãnh thổ, được quy định bởi một ranh giới rõ ràng, cùng sinh sống và sản xuất tập thể, cùng săn bắn, hái lượm. Phần lớn các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn theo chế độ mẫu hệ...

Nói chung, con người nơi đây vẫn giữ được đức tính tốt của một xã hội chưa phân hoá giai cấp, chưa chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá và của cơ chế thị trường. Người dân tộc thiểu số ở đây sống bằng kinh tế nông nghiệp kết hợp với thu nhặt lâm thổ sản: sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, hoàn toàn mang tính chất tự cung, tự cấp, với một hệ

thống canh tác sơ khai, công cụ sản xuất thô sơ, còn nhiều tàn tích của nền kinh tế chiếm đoạt, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.., vì vậy, đời sống bấp bênh, đói nghèo kéo dài.

Những điều kiện kinh tế - xã hội cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, và những yếu tố tác động khác từ bên ngoài, đã hình thành trong con người các dân tộc thiểu số Tây nguyên những đặc điểm tâm lý có tính đặc thù. Người dân ở đây còn có quan hệ huyết thống sâu đậm, quan hệ dòng tộc, thân tộc bao trùm lên trên mọi quan hệ khác trong buôn làng; họ tin tưởng và bảo vệ người trong dòng họ mình; mọi hành vi phản bội dòng họ đều bị coi khinh và bị xử lý rất nặng. Họ nhìn nhận thực tế rất đơn giản, cụ thể, với tính thật thà, chất phác, nhưng dễ có tự ái cá nhân. Sự hiểu lầm hay va chạm tập quán, phong tục, tín ngưỡng dễ làm họ nổi giận, dễ dẫn đến thù hằn và hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Họ cũng rất tự hào, hãnh diện nếu trong dân tộc có người có uy tín lớn, địa vị xã hội cao.

Trước khi thực dân Pháp thống trị Tây Nguyên, nói chung trong người dân tộc thiểu số, ý thức dân tộc hình thành chưa rõ nét, ý thức quốc gia, tư t- ưởng tự trị chưa xuất hiện. Nhưng do chính sách cai trị của phong kiến nhà Nguyễn và nhất là chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hình thành trong các dân tộc thiểu số ở đây tư tưởng hẹp hòi, kỳ thị dân tộc.

Đặc biệt sau 1954, khi chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành nhiều chính sách mang tính “đồng hóa”, mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với chính quyền Ngô Đình Diệm càng trở nên sâu sắc.

Những tư tưởng, thái độ trên còn bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là chính sách cai trị, thống trị và các thủ đoạn khác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Để độc chiếm và khai thác Tây nguyên, thực dân Pháp đã từng thi hành ở đây chế độ cai trị trực tiếp, cấm người Việt lên lập nghiệp

sinh sống; vừa dùng chính sách “dùng người Thượng trị người Thượng”, vừa dùng chính sách “dùng người Việt trị người Thượng” và ngược lại. Với chính sách “ngu dân”, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã đẩy các dân tộc ở đây vào con đường thất học và bệnh tật, không có chữ viết, nạn mù chữ nặng nề, trình độ học vấn thấp, bệnh tật phổ biến...

Trong quá trình cai trị Tây Nguyên, cả Pháp, Mỹ đã ra công đào tạo nuôi dưỡng một đội ngũ tay sai là người dân tộc thiểu số, có lợi ích gắn bó với Pháp, Mỹ. Gần đây, được sự giúp đỡ, khuyến khích của Mỹ, những người này đã lập ra các tổ chức phản động lưu vong như Hội người Thượng Đê Ga

(MDA), Hội những người miền núi (MFI), Hội bảo vệ nhân quyền Thượng Đê Ga (MHRO), và hình thành nên cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị” lưu vong..., với tôn chỉ là đấu tranh đòi “độc lập”, “tự trị” cho Tây Nguyên, tách Tây Nguyên khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam... [39, tr. 65-66; 69]

Tôn giáo truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên là

thờ cúng đa thần. Họ cho rằng vạn vật hữu linh, có linh hồn, và tin vào các

loại thần linh, ma quỷ. Đặc biệt, họ tin nhất là các loại Giàng (thần) và tổ chức cúng quanh năm. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc thiểu số còn duy trì việc cúng Boo ng bpao, Xa cà pô (lễ ăn trâu), cúng Bthi (bỏ mả), cúng máng nước, cúng năm mới, cúng ma...

Tôn giáo truyền thống hình thành và duy trì trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên là một cách giải thích về thế giới bên ngoài, đồng thời là chỗ dựa về tinh thần của họ khi họ phải đối mặt với các thế lực thiên nhiên và xã hội, có tác dụng liên kết cộng đồng, gắn bó cá nhân với gia đình, dòng họ, cộng đồng. Nhưng tôn giáo truyền thống đã bắt đầu bộc lộ những tiêu cực, hạn chế, như sự tốn kém, lãng phí tiền của, công sức, thời gian; trở thành một gánh nặng cho đồng bào, mà nó vẫn không giải quyết được vấn đề họ

mong muốn.

Một khi tôn giáo truyền thống đã bộc lộ những tiêu cực, hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh của quần chúng dân tộc thiểu số, bắt buộc họ phải tìm đến những tôn giáo hợp thời hơn. Hiện nay ở Tây Nguyên có mặt 5 tôn giáo lớn là Công Giáo, Tin lành, Phật Giáo, Hồi Giáo và Cao Đài.

Sự có mặt của các tôn giáo lớn trên địa bàn Tây Nguyên trong những thời điểm, hoàn cảnh cụ thể đã gây ra những tác động, ảnh hưởng to lớn đến các mặt của đời sống xã hội, đến tình cảm, tín ngưỡng tâm linh của quần chúng. Tính chất phức tạp của vấn đề tôn giáo ở địa bàn Tây Nguyên được thể hiện qua sự mâu thuẫn, xung khắc giữa tôn giáo truyền thống với tôn giáo du nhập, nhất là với Công Giáo và Tin lành.

Tính chất phức tạp của vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên còn ở chỗ các tôn giáo Công Giáo, Tin lành du nhập và đứng chân ở Tây Nguyên gắn với các âm mưu của Pháp, Mỹ đối với địa bàn này. Vì vậy, sau khi thất bại, buộc phải rút khỏi Việt Nam và Tây Nguyên, cả Pháp và Mỹ đều sử dụng Công Giáo và Tin lành như một thứ vũ khí lợi hại để thực hiện mưu đồ chiến lược của họ đối với vùng đất này.

Gần đây, các thế lực thù địch cho ra đời cái gọi là “Tin lành Đê Ga”, thực chất là lợi dụng chiêu bài tôn giáo ở Tây Nguyên để phá hoại sự đoàn kết, thống nhất các dân tộc trên địa bàn này, để “tôn giáo hoá” các dân tộc ở đây. “Tin lành Đê Ga”, một tổ chức phản động dưới danh nghĩa tôn giáo, là ngọn cờ tư tưởng của cái gọi là “Nhà nước Đê Ga độc lập”.

Gắn chặt lợi dụng vấn đề tôn giáo với lợi dụng vấn đề dân tộc, âm m- ưu “tôn giáo hóa” dân tộc là một khâu quan trọng trong chiến lược của các thế lực thù địch đối với Tây Nguyên. Tự thân vấn đề dân tộc, vấn đề tôn

giáo ở Tây Nguyên đã phức tạp. Nó lại càng phức tạp, nghiêm trọng hơn

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)