ở các tỉnh Tây Nguyên những năm tới sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở, những năm qua các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở đã thực sự quan tâm xây dựng, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn…Đặc biệt, xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, ngày 18/3/2002, Chính phủ đã có Nghị quyết phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”. Từ những nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, công tác xây dựng, củng cố và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn bởi những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, các thế lực thù địch đứng đầu là đế quốc Mỹ luôn tìm mọi cách chống phá, gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên. Để thực hiện âm mưu nói trên, một trong những mục tiêu quan trọng mà chúng nhằm vào tấn công phá hoại chính là nội bộ các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cơ sở, qua đó làm vô hiệu hoá vai trò các tổ chức này. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên đang là một trong những khâu yếu của ta. Những diễn biến phức tạp xảy ra ở Tây Nguyên thời gian qua, đặc biệt là những diễn biến liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo cho thấy, trong thời gian tới kẻ địch sẽ tăng cường các hoạt động ở Tây Nguyên với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Chúng sẽ triệt để lợi dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại như Fax, Internet, điện thoại…để liên lạc, chỉ đạo các hoạt động, gây khó khăn cho lực lượng an ninh trong bảo vệ ANQG nói chung, trong bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở nói riêng.
Hai là, đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào các dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu…sẽ là những điều kiện để kẻ địch và phần tử xấu lợi dụng kích động hoạt động chống đối chính quyền, nhất là ở cơ sở.
Ba là, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ thấp và tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng. Đa số cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số trình độ học vấn, năng lực công tác hạn chế, bản lĩnh chính trị chưa thật vững vàng. Mặt khác, trong bản thân họ còn tiềm ẩn những vấn đề do lịch sử để lại như tư tưởng kì thị dân tộc, li khai, tự trị…nên rất dễ bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo.
Bốn là, lực lượng công an nói chung, nhất là lực lượng trực tiếp bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên nói riêng còn thiếu về số lượng, bên cạnh đó những khó khăn, phức tạp trong công tác đã và đang ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác. Mặc dù ngành công an cũng như các ngành đã có kế
hoạch tăng cường lực lượng từ các địa phương khác cho Tây Nguyên, nhưng để lực lượng này công tác có hiệu quả ở địa bàn Tây Nguyên đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu phong tục tập quán và học được tiếng các dân tộc thiểu số. Trước mắt, những hạn chế về số lượng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng an ninh Tây Nguyên sẽ còn gây khó khăn cho công tác bảo vệ ANTT, trong đó có công tác bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở.