Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, nhất là quần chúng các dân tộc

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 78 - 88)

tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, nhất là quần chúng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Từ đầu những năm 90 trở lại đây, các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ở Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc, mức tăng trởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 9 - 11%. Tuy nhiên, nhìn tổng thể và so với mặt bằng chung của cả nước, Tây Nguyên vẫn là địa bàn chậm phát triển; cơ sở hạ tầng còn quá thiếu, trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu; trình độ dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc còn rất thấp. Năm 2003, bình quân GDP theo đầu người vùng Tây Nguyên đạt khoảng 3,58 triệu Đ, bằng 49,85%, mức bình quân của cả nước (7,54 triệu Đ). Cho đến năm 2004, toàn vùng Tây Nguyên còn 32,7% hộ nghèo (bình quân số hộ nghèo cả nước là 24,1%). Mới có 112 xã có điện đến trung tâm xã, đạt 29,4%, và mới có 24,8% số hộ dùng điện [ 39, tr. 19 - 20].

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch dùng vật chất để mua chuộc, dùng thủ đoạn tuyên truyền để lừa bịp, nhằm lôi kéo quần chúng dân tộc thiểu số, tiến hành các hoạt động chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, vừa là biện pháp cơ bản, chiến lược, vừa là yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo thế và lực trong cuộc đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn này.

Hướng chính trong phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên là phát huy cao độ nội lực, kết hợp với khuyến khích đầu tư (kể cả từ nước ngoài) để khai thác tài nguyên, để giải quyết vấn đề kinh tế, đời sống, làm giàu cho Tây Nguyên và cho cả nước. Có thể nêu ra một số giải pháp chính về phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục vùng Tây Nguyên, như sau:

Một là, tăng cường đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, và đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn Tây Nguyên.

Trong vòng 25 năm, đặc biệt từ đầu những năm 90 đến nay, Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: thời kỳ 1991-1995 là 8,1%/năm; thời kỳ 1996-2000 là 11,5%/năm. Bình quân thu nhập (GDP/người) từ 80 USD năm 1991 lên 224 USD năm 1999. Giá trị công nghiệp tăng từ 755,2 tỉ đồng năm 1991 lên 2064,8 tỉ đồng năm 1999, với một số cơ sở công nghiệp quan trọng, như: nhà máy thuỷ điện Yali có mức vốn đầu tư 6.256 tỉ đồng; 4 nhà máy đường có công suất 4.000 tấn mía/ ngày; 5 nhà máy chế biến cao su công suất 23.500 tấn/năm...Vốn xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội giai đoạn 1991-1995 là 6.023 tỉ đồng; giai đoạn 1996-2000 là 25.423 tỉ đồng [4],[6].

khó khăn, thấp kém hơn rất nhiều so với các địa bàn khác của cả nước. Để đưa Tây Nguyên tiến kịp cả nước, và bảo đảm cho Tây Nguyên luôn ổn định về chính trị – xã hội, Nhà nước cần tăng cường sự đầu tư và đầu tư có hiệu quả hơn nữa để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn này. Muốn cho Tây Nguyên phát triển với tốc độ 11-12%/năm, từ nay đến năm 2010, Nhà nước cần đầu tư khoảng 9-10 ngàn tỉ đồng/năm [6].

Hướng đầu tư cần chú ý cả phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng của Tây Nguyên, như: mở rộng sản xuất, thâm canh, đổi mới giống cây, con; phát triển thuỷ lợi; đổi mới trang thiết bị các cơ sở công nghiệp; hoàn thiện mạng lưới đường, điện... ở Tây Nguyên, hàng năm, ngành nông - lâm nghiệp tạo ra một khối l- ượng sản phẩm hàng hoá lớn, nhưng mới chỉ một số ít qua chế biến (lâm sản mới có khoảng 11-15%). Số được chế biến thì tập trung chủ yếu vào lương thực, cà phê, cao su, chè..., nhưng chất lượng chưa cao. Vì vậy, cần đầu tư thêm công nghệ, trang thiết bị cho các cơ sở chế biến, nhất là đối với các loại mặt hàng có số lượng lớn, chất lượng cao, để phục vụ cho xuất khẩu, và giải quyết việc làm tại chỗ.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt công tác định canh định cư, kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, với việc giao đất, giao rừng cho các hộ người dân tộc thiểu số.

Đối với nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên (nhất là ở vùng sâu, vùng xa), du canh, du cư là một tập quán có từ lâu đời. Người dân sống chủ yếu dựa vào rừng, đốt rừng làm nương, canh tác theo lối chọc - trỉa, sản xuất tự cung, tự cấp. Vì vậy, một mặt phải tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu như điện, đường, trường, trạm; mặt khác, tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ kinh tế, giúp đỡ cách thức sản xuất, để bộ phận này có thể sớm

định canh, định cư, hay không tái du canh, du cư. Phương hướng là "tạo cho mỗi hộ 2000-2500m2

đất ở, từ 1-2 ha đất canh tác, 5-10 ha rừng để chăm sóc, quản lý" [10, tr 42].

Theo báo cáo của Ban định canh, định cư tỉnh Gia Lai, năm 1997, tỉnh đã đầu tư 6369 triệu đồng cho công tác định canh, định cư /15276 triệu đồng tổng kinh phí đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số của tỉnh; năm 1998 là 6369 triệu đồng/15276,8 triệu đồng; năm 1999 là 5100 triệu đồng/25 600 triệu đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 1998, vẫn còn 484 làng, 17630 hộ, 126644 nhân khẩu đã định canh, định cư, nhng chưa thật ổn định; còn 193 làng, 8721 hộ, 49427 nhân khẩu chưa định canh, định cư [73].

Cho đến năm 1999, toàn Tây Nguyên đã hoàn thành định canh, định cư cho 141.435 hộ, với 790.126 nhân khẩu, trong đó có khoảng 70%, số hộ đã ổn định đời sống; số đang thực hiện dự án là 82.580 hộ, với 438.591 nhân khẩu; hiện vẫn còn 75.463 hộ, với 428.906 nhân khẩu chưa định canh, định cư [4, tr. 65-66]. Rõ ràng, để hoàn thành công tác định canh, định cư về cơ bản, Nhà n- ước cần đầu tư một khoản kinh phí từ 580-600 tỉ đồng [10, tr 42]. Trong hai năm 1997-1998, tổng số tiền đầu tư cho công tác định canh, định cư toàn Tây Nguyên là 142,4 tỉ đồng, nhưng mới đáp ứng được hơn 50% yêu cầu.

Đối với các hộ người dân tộc thiểu số, cần tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng để phát triển kinh tế vườn và làm nhà riêng trên mảnh vườn của họ. Có như thế mới khuyến khích họ tách ra khỏi các gia đình lớn - tàn tích của chế độ thị tộc, bộ lạc, để họ sớm hòa nhập vào đời sống xã hội hiện đại, xóa dần phương thức tự cấp, tự túc, và các loại hình tư tưởng gắn liền với phương thức đó. Qua đó, tạo ra sự biến đổi có tính cách mạng trong đời sống vật chất, tinh thần, trong tư duy, nếp nghĩ, cách làm của quần chúng dân tộc thiểu số.

Việc giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế vườn, tiến lên phát triển kinh tế trang trại, không chỉ tạo điều kiện cho quần chúng các dân tộc làm ăn theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, xóa dần cách thức độc canh, quảng canh, tự cấp, tự túc; mà còn tạo điều kiện cho việc tận dụng các nguồn lực tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động. Đồng thời, nó gắn chặt trách nhiệm của người dân với rừng, hạn chế tình trạng đốt rừng, phá rừng bừa bãi. Trước mắt, cần triển khai nhanh quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/10/2002 về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên; có biện pháp cụ thể để đồng bào có đủ đất sản xuất và giữ được đất, có việc làm ổn định.

Cùng với phát triển kinh tế hộ gia đình, có thể thu hút quần chúng các dân tộc vào làm việc trong các nông trường, lâm trờng, các xí nghiệp trên địa bàn, vừa bảo đảm có thu nhập ổn định, vừa mở mang tri thức cho họ, để họ sớm định canh, định cư và nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Cũng có thể hướng các nông, lâm trờng tổ chức liên doanh với đồng bào, kinh doanh trên đất của họ, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, quản lý của nông, lâm trường. Hoặc các nông, lâm trường đem khả năng kỹ thuật, tổ chức quản lý, dịch vụ để hỗ trợ cho đồng bào vay vốn, cung cấp vật tư thiết bị, dịch vụ bảo vệ cây trồng, dịch vụ kỹ thuật, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm... Bằng cách đó, mới có thể chuyển dần cách thức sản xuất của đồng bào dân tộc từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, trong điều kiện thiếu tất cả vốn, kỹ thuật, khả năng quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện định canh, định cư có hiệu quả, cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, tránh tình trạng dàn đều, nhỏ giọt, kém hiệu quả; kết hợp với đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cần động viên giúp đỡ quần chúng các dân tộc biết sử

dụng các công cụ (cày, bừa), sử dụng trâu, bò như đồng bào miền xuôi; biết, áp dụng các kỹ thuật thông thường nh làm thủy lợi, đắp bờ giữ nước, làm đất, dùng phân, chọn giống, các biện pháp khác về nghề rừng và cây công nghiệp dài ngày. Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc xây dựng điện, đường, trường, trạm và các cơ sở phúc lợi công cộng khác (như công trình n- ước sạch...), hình thành nên các cụm dân cư ổn định. Cần có sự trợ giá, giảm giá một số mặt hàng thiết yếu, cũng như việc hỗ trợ tín dụng, vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai trong quá trình giao đất, giao rừng dẫn đến xung đột giữa các cộng đồng dân cư trên địa bàn (giữa người dân tộc tại chỗ với các nông, lâm trường, với người đi xây dựng kinh tế mới, với dân di cư tự do...), cần quan tâm, tạo điều kiện về đất, rừng, công ăn việc làm, nơi sinh sống cho bộ phận dân đi xây dựng kinh tế mới, dân di cư tự do, để họ sớm ổn định cuộc sống, có thể lập nghiệp lâu dài ở đây, hạn chế việc đốt rừng, phá rừng. Mặt khác, mạnh dạn giải thể những nông, lâm trường yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài, không để bao chiếm số lượng đất, rừng quá lớn, trên cơ sở đó thực hiện giao đất, giao rừng cho công nhân viên, và bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ sống lân cận, thiếu hoặc không có đất, rừng; chuyển giao dần các nông, lâm trường đang do Trung ương quản lý cho các địa phương, để phát huy các tiềm năng của từng địa phương...

Ba là, chú ý tranh thủ các nguồn đầu tư từ bên ngoài, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

So với các địa bàn khác, Tây Nguyên là một trong những vùng có tiềm năng phong phú, đa dạng nhất và chưa được khai thác nhiều. Trong điều kiện nguồn vốn do Nhà nước cấp, nguồn vốn tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư từ bên ngoài. Từ năm 1996

đến 2005, trên địa bàn Tây Nguyên đang có hơn 170 dự án của 70 NGO nước ngoài hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực khác nhau, với tổng số vốn khoảng 9,97 triệu USD và 21 tỉ đồng Việt Nam. Ngoài ra, tính đến 31/3/2006, có 89 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép, đã và đang thực hiện, với tổng số vốn đầu tư hơn 260 triệu USD. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án, đã xuất hiện những hiện tượng đáng chú ý: đầu tư nhỏ giọt, kém hiệu quả, hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ đã ký kết, vi phạm pháp luật, xâm phạm ANQG...

Vì vậy, để cho việc thực hiện các dự án đầu tư có kết quả, và ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giữa các địa phương, các ngành cần có sự thống nhất về nhận thức và quan điểm, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phải đặt lợi ích chung của cả nước lên trên hết; không vì lợi ích địa phương, ngành mình mà gây thiệt hại cho ANQG; nhưng cũng không vì bảo vệ ANQG mà ngăn cản, gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư, thực hiện các dự án. Mặt khác, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao cảnh giác cách mạng cho cán bộ các ngành, các cấp, nhất là số cán bộ có quan hệ trực tiếp đến hoạt động đầu tư, kinh tế đối ngoại.

Từ đó, tiến hành rà soát lại các dự án đã triển khai, đánh giá lại hiệu quả kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan, đề xuất với Chính phủ và các ngành có biện pháp xử lý đối với các dự án kém hiệu quả kinh tế, hay những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm phạm ANQG. Vừa kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng nhanh chủng loại các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng hợp tác đầu tư và dịch vụ du lịch; vừa đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nội bộ trong các đơn vị, cơ quan có liên quan đến lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất, không để bị lợi dụng, mua bán trái phép gây tổn thất

tài sản Nhà nước. Cơ quan an ninh tăng cường phối hợp với các ngành hữu quan trong việc quản lý tổ chức, cá nhân người nước ngoài vào Tây Nguyên làm ăn, hợp tác đầu tư, và xây dựng các qui tắc, qui chế làm việc, quan hệ...

Đối với người Thượng định cư ở nước ngoài, cũng nên khuyến khích họ đầu tư, trợ giúp gia đình, quê hương, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nhng kiên quyết ngăn chặn những hoạt động lợi dụng quan hệ tiền - hàng này xâm phạm ANQG.

Bốn là, tăng cường hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng với nội dung, hình thức phù hợp, khắc phục những hạn chế, yếu kém của ta trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển vốn văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Kết quả khảo sát cho thấy khả năng đáp ứng các nhu cầu về văn hóa tinh thần cho quần chúng các dân tộc thiếu số ở Gia Lai (nói riêng), ở Tây Nguyên (nói chung) còn quá thấp. Một mặt, do chúng ta còn thiếu quá nhiều phương tiện, điều kiện vật chất cho các hoạt động văn hóa, nhằm thỏa mãn chu cầu của quần chúng. Mặt khác, các phương tiện thông tin đại chúng của ta, thời lượng phát tiếng các dân tộc còn ít, trong khi một số lượng khá lớn nhân dân các dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt. Đài phát thanh Gia Lai, tổng thời lượng phát tiếng Bana, Giarai mới đạt 24 giờ/1 tuần, và chỉ có 5/12 đài truyền thanh huyện, thành có chương trình phát tiếng dân tộc thiểu số [41, tr.68-69]. Trong khi đó đài “An bình hạnh phúc” “Nguồn sống”… có

chương trình phát bằng tiếng nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên; các tôn giáo rất chú ý việc dịch kinh thánh ra tiếng dân tộc; hay cho tín đồ hát thánh ca, cầu nguyện bằng tiếng dân tộc...

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)