dựng đội ngũ cốt cán ở các buôn, làng.
Hệ thống chính trị ở cơ sở gồm tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng và đội ngũ cán bộ, cốt cán là chỗ dựa của quần chúng, trực tiếp nắm dân, vận động, tổ chức quần chúng các dân tộc, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Không có hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh thì ta không nắm được quần chúng, không thể đẩy mạnh được các phong trào cách mạng ở cơ sở, cũng như không thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước ở cơ sở. Nguy hiểm hơn, ở một số
nơi, đã có những cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở của ta bị địch lợi dụng, khống chế, làm cho biến chất.
Đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết là cán bộ chủ chốt (bí thư cấp uỷ, chủ tịch UBND) là lực lượng gắn liền với cuộc sống của cộng đồng, gần gũi với nhân dân, có vị trí, vai trò to lớn trong việc ổn định chính trị – xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở Tây Nguyên đã quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở nên đội ngũ này đã có sự trưởng thành về mọi mặt.
Tuy nhiên, trên nhiều phương diện (trình độ kiến thức, năng lực điều hành quản lý, thuyết phục, tập hợp quần chúng…), đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Trong khi đó, cán bộ là người Kinh công tác trong vùng dân tộc thiểu số lại không biết tiếng dân tộc thiểu số, nên sống cạnh dân mà không hiểu dân, không nắm được dân, nên không vận động được quần chúng. Cán bộ cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, trong khi cấp trên không sau sát cơ sở nên khi có vụ việc xảy ra không tập hợp được dân, không chủ động tìm giải pháp hợp lý để giải quyết tình hình, thậm chí mất phương hướng, trông chờ cấp trên.
Thực tế đấu tranh chống các thế lực FULRO trước đây, đấu tranh chống các hoạt động thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc, bạo loạn chính trị thời gian qua đã khẳng định: ở nơi nào hệ thống Đảng, chính quyền, các đoàn thể cách mạng ở cơ sở yếu kém, lực lượng cách mạng mỏng, thì những nơi đó, các thế lực thù địch có điều kiện nhất để tiến hành hoạt động chống phá chính quyền nhân dân và thực hiện các mưu đồ khác.
Sở dĩ hầu hết các vụ án hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo hiện hành chống chính quyền nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên tập trung trong thời kỳ
1975-1985, vì thời điểm này, Tây Nguyên mới được giải phóng, hệ thống chính trị cơ sở nói chung mới được xây dựng, còn non trẻ; đội ngũ cán bộ, nhất là người dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu, nhiều người chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn, còn lúng túng, bỡ ngỡ nên hiệu quả công tác quản lý kém. Vì thế, dân thiếu chỗ dựa, thiếu tin tưởng vào chế độ, vào chính quyền mới. ở nhiều xã, buôn, làng, lực lượng FULRO cũng như các chức sắc tôn giáo lũng đoạn từ nội bộ Đảng, chính quyền, đến các đoàn thể, làm tê liệt hệ thống chính trị cơ sở của ta, đồng thời, xây dựng, phát triển hệ thống chính quyền, cơ sở ngầm của chúng.
Từ những năm 1986 - 1987 trở đi, chúng ta tăng cường công tác xây dựng, bồi dưỡng thực lực chính trị ở cơ sở, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi d- ỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đến giữa năm 1987, 100% số xã vùng dân tộc Tây Nguyên đã có chi bộ Đảng, đã kết nạp mới được 3833 đảng viên người dân tộc thiểu số; đào tạo được 7717 cán bộ cốt cán dân tộc, trong đó có 2552 người giữ các cương vị chủ chốt ở cơ sở, nh Bí thư, Chủ tịch xã, trưởng Công an xã, Xã đội trưởng, phát triển được hơn 109 ngàn dân quân tự vệ ở buôn làng [64, tr. 32]. Với sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, không những bảo đảm cho ta luôn nắm chắc các âm m- ưu, hoạt động của các thế lực thù địch, chủ động trước mọi tình huống; mà còn cho phép chúng ta đấu tranh có hiệu quả, nhất là việc cảm hóa, tranh thủ hay răn đe, tấn công chính trị các đối tượng. Đây là một bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO đến nay vẫn nguyên giá trị.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ V (khóa IX) Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, Nghị quyết số 10 NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ chính trị Về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 -2010 và
Quyết định số 168/QĐ, ngày 30/10/2001 của Chính phủ Về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên, thời gian tới, để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cần triển khai và làm tốt các công tác lớn sau đây:
Một là, tiến hành khảo sát, rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ cơ sở trên địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, như Bí thư, Chủ tịch xã, trưởng Công an xã, Xã đội trưởng, Bí thư Đoàn thanh niên, Hội trưởng phụ nữ... Trên cơ sở đó, vừa có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho số còn yếu; vừa bổ sung kịp thời những nơi còn thiếu. Đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm chính sách, pháp luật, thoái hóa, biến chất, nhất là những người đã trở thành cốt cán các tôn giáo hoặc hoạt động “hai mặt”, để giữ lòng tin của quần chúng các dân tộc đối với Đảng, với chế độ. Đối với những địa bàn mà hệ thống chính trị cơ sở yếu kếm, thậm chí là “vùng trắng”, cần thiết có sự điều chuyển, tăng cường cán bộ từ nơi khác đến, hay từ tỉnh, huyện bổ sung về. Tuyệt đối không để chức sắc, cốt cán các tôn giáo, các phần tử xấu thao túng các hoạt động tại cơ sở.
Hai là, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ cơ sở cho Tây Nguyên,
nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Như đã phân tích, so với nhiều địa phương khác, đội ngũ cán bộ cơ sở của Tây Nguyên còn thiếu, và nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Trong hơn 170 xã của tỉnh Đắk Lắk, chỉ có 44 xã bí thư là người dân tộc thiểu số, còn lại là người Việt. Tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã còn thấp hơn nhiều [64].
Trong chiến lược đào tạo cán bộ, cần chú ý lựa chọn và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhất định cho con em các dân tộc thiểu số, nhất là số ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ. Một điều đáng chú ý là hiện nay, các tổ chức tôn giáo (như EDM, HHIM...) đang tích cực cấp học bổng cho nhiều học sinh người dân tộc thiểu số, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhiều giáo viên phổ thông, cán bộ y tế cơ sở người dân tộc thiểu số cũng được các tổ chức tôn giáo, tổ chức NGO tôn giáo trợ giúp kinh tế, để lôi kéo họ theo tôn giáo.
Vì vậy, cùng với việc tìm nguồn là việc tính toán cách thức đào tạo, bồi dưỡng, bước đi, loại hình cho phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên. Một mặt, mạnh dạn cử cán bộ, ưu tiên người dân tộc thiểu số, đi học tập trung ở các trư- ờng trung ương, khu vực, tỉnh. Mặt khác, có thể tổ chức vừa học vừa làm, yếu mặt nào bổ sung mặt đó, để không gây tình trạng thiếu hụt cán bộ. Cũng có thể qua phong trào cách mạng của quần chúng, phát hiện cốt cán, lựa chọn những người thật sự có khả năng hoạt động ở cơ sở, cử cán bộ kèm cặp, bồi dưỡng, thử việc rồi đưa vào nguồn kế cận, Tăng cường đào tạo, chăm lo đội ngũ sinh viên là người dân tộc thiểu số và có chính sách thu hút cán bộ cho cơ sở.
Ba là, cần thực hiện chính sách một cách đầy đủ, linh hoạt đối với cán bộ cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên. Ngoài các chính sách chung về tiền lư- ơng, trợ cấp... như ở các địa bàn khác, Nhà nước cần quan tâm hơn, tạo điều kiện cho họ được vay vốn sản xuất theo chế độ ưu đãi, hướng dẫn giúp đỡ họ cách thức làm ăn kinh tế, để họ làm gương cho quần chúng. Như thế, quần chúng dân tộc thiểu số mới có thể nghe và tin theo họ, và chúng ta mới lôi kéo được quần chúng dân tộc về phía mình, mà không để các thế lực khác lôi kéo, thao túng họ.
các tôn giáo đều được các tổ chức tôn giáo cấp lương (các truyền đạo ở Gia Lai được cấp 300 - 500 ngàn đồng/tháng, thời điểm 1999 – 2000 [41]), hỗ trợ kinh phí, phương tiện đi lại, hoạt động, cho vay vốn để phát triển sản xuất. Vì vậy, nói chung, do có vốn và biết cách làm ăn kinh tế nên số này có cuộc sống tương đối khá giả và trở thành “tấm gương” cho quần chúng. Đồng thời, chúng lại vận động quần chúng các dân tộc theo tôn giáo để được trợ cấp, vay vốn sản xuất, làm ăn sẽ khá giả... Nhiều nơi, các tổ chức tôn giáo còn cử cốt cán đi hướng dẫn cách thức làm ăn kinh tế cho quần chúng tín đồ các dân tộc, vì vậy, dễ được quần chúng tin và nghe theo. Trong những năm vừa qua, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc các tôn giáo nhanh chóng phát triển vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc tôn giáo nắm khá vững lực lượng quần chúng.
Trong bố trí, sử dụng cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên, ngoài tiêu chí về trình độ năng lực, phải chú ý đến cơ cấu dân tộc ở địa phương. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt là người Việt, thì cần ưu tiên bố trí, sử dụng những người đã gắn bó lâu dài với địa phương. Bên cạnh cán bộ lãnh đạo cấp trưởng là người dân tộc thiểu số, cần có một cấp phó là cán bộ người Việt có kinh nghiệm, có năng lực và phẩm chất; ngược lại, nếu cấp trưởng là người Việt phải có một cấp phó là người dân tộc thiểu số có trình độ nhất định và có khả năng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hóa địa phương.
Bốn là, thông qua nhiều hình thức, biện pháp để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào các đoàn thể cách mạng. Nhiều năm qua, các tôn giáo đang tìm mọi cách để tranh chấp quần chúng dân tộc với ta. Bằng các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, như dạy hát, dạy ngoại ngữ, hát thánh ca, nghe radio hay cầu nguyện tập thể..., chúng thu hút đợc sự tham gia của đông đảo quần chúng,
nhất là thanh, thiếu niên, phụ nữ. Điển hình là vụ sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa sinh hoạt văn nghệ ở khu vực Biển Hồ - thành phố Pleiku (Gia lai) ngày 3 Tết năm 1999, thu hút gần 2000 thanh, thiếu niên tham gia [41].
Trong khi đó, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ của ta ở nhiều cơ sở hầu như không hoạt động, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và điều kiện vật chất cho hoạt động văn hóa, văn nghệ quá nghèo nàn. Nhiều lễ hội dân tộc lại quá tốn kém, trong điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc còn khó khăn, vì vậy, không thu hút được nhiều ngời tham gia.
Với những đặc điểm cụ thể của vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, có thể tổ chức một số hoạt động để thu hút các tầng lớp thanh, thiếu niên, phụ nữ, như tổ chức một số lễ hội dân tộc (lễ hội cồng chiêng...) giữa các làng, xã; tổ chức các hình thức hỗ trợ, tương trợ về cách thức làm kinh tế... Điều quan trọng hơn là các hình thức này phải có tác dụng mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực hàng ngày cho quần chúng dân tộc, thì họ mới dễ tin và nghe theo.
Trong các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đội ngũ già làng, trưởng thôn, làng, những ngời có uy tín khác... có tiếng nói, vai trò nhất định trong đời sống cộng đồng, là người trực tiếp quan hệ với quần chúng. Vì vậy, cần mạnh dạn lôi kéo những người này tham gia công tác trên địa bàn thôn, buôn, làng mình, và giúp các cơ quan chính quyền nắm tình hình một cách chính xác, kịp thời từ cơ sở. Nói chung, đối với đội ngũ này cũng phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích, động viên họ tích cực cộng tác.
Sự vững mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của công cuộc phát triển kinh tế – văn hoá, ổn định chính trị – xã hội ở Tây Nguyên. Vì vậy, cần tăng cường xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, và đoàn thể quần chúng, thông qua việc khảo sát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, cũng như
việc điều chuyển, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho đội ngũ cán bộ này. Hơn nữa, cần có một chiến lược đào tạo, sử dụng cán bộ cơ sở ở Tây Nguyê, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số.
3.2.5. Phòng ngừa và giải quyết tư tưởng dân tộc hẹp hòi, li khai trong
cán bộ là người dân tộc thiểu số địa phương.
Tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, quần chúng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên bắt nguồn từ những nguyên nhân lịch sử – xã hội đặc thù của địa bàn này. Đây là một xu hướng chính trị rất nguy hiểm. Thực tế ở Tây Nguyên cho thấy, ly khai, tự trị không còn là vấn đề tư tưởng, mà nó đã trở thành những hoạt động đấu tranh của một bộ phận quần chúng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhất là khi nó được khơi lên bởi những tổ chức, cá nhân với tư cách là những “ngọn cờ”, “thủ lĩnh”…Từ Phong trào BaJaRaKa đến Mặt trận thống nhất đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức (FULRO), và gần đây là “Nhà nước Đê Ga độc lập”…, các lực lượng cực đoan trong các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với sự giúp đỡ của các thế lực thù địch đều nêu lên chiêu bài đòi “độc lập”, “tự trị”, “trả Tây Nguyên cho người Tây Nguyên”…, thực chất là tư tưởng “bài người Kinh”, tách Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, dưới hình thức “tự diễn biến ly khai”, các thế lực thù địch đã và đang ra sức kích động tư tưởng ly khai, tự trị nhằm tập hợp, lôi kéo quần chúng người dân tộc thiểu số chống chính quyền. Điều đó được thể hiện rõ qua các vụ biểu tình, bạo loạn, với việc giương lên các khẩu hiệu “đất Tây Nguyên trả cho người Tây Nguyên”, “Cán bộ lãnh đạo phải là người dân tộc” hay “Thầy cô dạy trong trường phải là người dân tộc và phải dạy tiếng dân tộc” …[7. tr 23].
Điều đặc biệt nguy hiểm là xu hướng ly khai không chỉ xuất hiện trong quần chúng người dân tộc thiểu số, mà nó còn bộc lộ ngay trong một bộ phận cán bộ là người dân tộc. Một cán bộ cấp tỉnh nói: “Người Kinh quá khôn