Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 45 - 48)

Cùng với quá trình đổi mới, phát triển đất nước, bộ mặt kinh tế - xã hội của Tây Nguyên cũng không ngừng đổi mới, đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngày càng được nâng cao về mọi mặt; an ninh chính trị cơ bản được giữ vững. Thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên. Thể hiện:

Thứ nhất, hệ thống chính trị cơ sở là chủ thể quyết định trực tiếp đối với quản lý xã hội tại các cơ sở ở Tây Nguyên.

Quản lý xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan, là chức năng của bất kỳ hệ thống chính trị cơ sở nào, nhằm thực hiện quyền uy xã hội. Thông qua chức năng quản lý xã hội, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, duy trì trật tự, kỉ cương xã hội theo pháp luật, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích của tập thể nhân dân. Với vai trò là cầu nối trực tiếp giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên còn góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế – xã hội, làm cho bộ mặt Tây Nguyên không ngừng phát triển, ổn định, vững mạnh.

Thứ hai, hệ thống chính trị cơ sở đóng vai trò quan trọng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự ở Tây Nguyên.

An ninh vùng Tây Nguyên là sự ổn định, an toàn và phát triển một cách vững chắc về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,

Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân, tình hình an ninh trật tự ở Tây Nguyên có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện Tây Nguyên. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sự yếu kém, hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn.

Thứ ba, hệ thống chính trị cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.

Theo thống kê, hiện nay ở Tây Nguyên có dân cư của hơn 40 dân tộc sinh sống. Vì vậy, tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ đến tận các xã, phường. Trên một đơn vị xã, phường có đồng bào của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Bên cạnh mặt tích cực, tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa đồng bào các dân tộc, diễn ra thường xuyên và ngay trên địa bàn các phường, xã.

Hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên là cấp gần dân, hàng ngày, hàng giờ gần gũi, gắn bó với đồng bào các dân tộc, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, trong đó có thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc. Với chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, thông qua các cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, bằng các tổ chức thành viên của mình, hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên. Cụ thể là:

Các cấp uỷ Đảng cơ sở luôn đảm bảo vai trò là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở từng cơ sở.

Chính quyền cơ sở với chức năng quản lý xã hội đã thể hiện vai trò đảm bảo việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc ở từng cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng ở cơ sở đã tích cực huy động, tổ chức, vận đồng quần chúng các dân tộc tự giác chấp hành chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đã thực sự trở thành hạt nhân trong việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.

- Thứ tư, hệ thống chính trị cơ sở chính là nơi phản ánh rõ nét nhất những đặc điểm đặc thù của địa bàn Tây Nguyên.

Trong 4 cấp của hệ thống chính trị ở nước ta, mỗi cấp có vai trò, vị trí riêng nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng cấp cơ sở có vị trí đặc biệt. Nhưng đối với Tây Nguyên, cấp cơ sở càng đặc biệt hơn vì nơi đây có những đặc thù về điều kiện tự nhiên, kết cấu dân cư, đặc điểm tâm lý – văn hoá tộc người. Một địa hình phức tạp, dân cư phân tán, nhà xa trung tâm buôn làng, buôn làng xa trung tâm xã, xã xa trung tâm huyện…, vì vậy, có sâu sát thực tế, có nắm được dân hay không chính là nhờ tác phong sâu sát của cán bộ cơ sở. Sắc thái văn hoá riêng biệt của vùng Tây Nguyên bị chi phối bởi kết cấu dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy, đặc điểm đặc thù thể hiện rõ nhất ở buôn làng, xã. Nếu thiết chế tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện thường có tính phổ biến, thì ở cấp xã, tính đặc thù thể hiện rất rõ, từ cấu tạo, tổ chức bộ máy đến cơ cấu đội ngũ cán bộ. Vì mỗi xã đều gắn với các buôn làng với những dấu ấn văn hoá, tập quán, phong tục riêng biệt có từ lâu đời, đặc biệt là giá trị của những luật tục, vai trò của già làng, của người có uy tín, kết cấu và tổ chức buôn làng…Nếu bỏ qua các đặc điểm đặc thù đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khó đi vào cuộc sống nơi đây.

Mặt khác, nếu như đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện phần lớn phải tạo ra sự đan xen hợp lý giữa dân tộc đa số và thiểu số, thì ở cấp xã, tính bản địa và tính tộc người phải được thể hiện rõ nét, vì liên quan đến kết cấu dân cư, yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, dân vận trên địa bàn. Chỉ có trên cơ sở bám sát đặc điểm này và thể hiện sinh động trong thực tế mới bảo

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)