đời sống dân cư và thực thi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả.
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên Nguyên
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên Nguyên Đảng, trong đó có 607 Đảng bộ cơ sở và 40 chi bộ cơ sở cấp xã với 91623 đảng viên. Đảng viên là người dân tộc thiểu số là 15.183 người (chiếm 16,4%). Đảng viên là người theo đạo là 1228 (chiếm 1,3%), đảng viên sinh hoạt tại cơ sở có 51.400 đồng chí (chiếm 66,32%) [75, tr. 53-54].
Công tác xây dựng Đảng trên địa bàn Tây Nguyên có bước chuyển biến tích cực. Sau khi có Nghị quyết TƯ V (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, bên cạnh việc xây dựng chương trình thực hiện nghị quyết, Ban thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Tây Nguyên đều có những chủ trương, nghị quyết để chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, trong đó một trong những nội dung quan trọng là tăng cường phát triển tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên nhằm khắc phục tình trạng “trắng” cơ sở Đảng và đảng viên tại cơ sở. Bằng nhiều hình thức, biện pháp tích cực và cụ thể, công tác xây dựng Đảng và công tác đảng viên ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã có những chuyển biến và đem lại kết quả tích cực.
Tại Gia Lai, Tỉnh ủy đã huy động 184 lượt cán bộ, lập 72 tổ chức công tác bám buôn, làng vận động quần chúng xây dựng, củng cố, phát triển Đảng. Mặt khác, Tỉnh ủy còn tiến hành giao cho 46 cơ quan doanh nghiệp cấp tỉnh phụ trách 46 xã khó khăn, giúp các xã này xây dựng phát triển toàn diện.