Tăng cường công tác xây dựng Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 71 - 78)

Đảng với củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.

Từ sau khi có nghị quyết TƯ 5 (khóa IX) Về đổi mới và nâng cao hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, Tỉnh uỷ các tỉnh Tây Nguyên có nhiều nghị quyết, xây dựng nhiều chương trình để chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Trong đó đặc biệt coi trọng nội dung công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng cơ sở và phát triển đảng viên nhằm xoá bỏ tình trạng “trắng” cơ sở Đảng ở một số địa phương. Tỉnh uỷ Kon Tum có Kế hoạch 25/KH –TU (2002), Chỉ thị 08/CT- TU (2004); Tỉnh uỷ Đắk Lắk có Nghị quyết 07/NQ –TU ngày

03/03/2003; Tỉnh uỷ Đăk Nông có Nghị quyết 02/NQ –TU ngày 13/5/2004; Tỉnh ủy Lâm Đồng có Nghị quyết 13/NQ –TU ngày 18/07/2002...

Trên cơ sở các nghị quyết đã ban hành, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều hình thức, biện pháp như tăng cường đưa đảng viên xuống cơ sở, giao cho cấp ủy các ban ngành phụ trách, kết nghĩa với các cơ sở thôn, buôn, giúp cho các cơ sở (đặc biệt là những buôn, thôn có tình hình an ninh chính trị phức tạp) củng cố tổ chức cơ sở Đảng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng, phát triển đảng viên mới…

Để kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, các đảng bộ ở Tây Nguyên đã đề ra mục tiêu, chỉ tiêu và những biện pháp cụ thể như: đẩy mạnh công tác kết nạp đảng viên mới là người dân tộc tại chỗ; tích cực tạo nguồn, mở nhiều lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho số cảm tình, đối tượng Đảng; điều động cán bộ, đảng viên ở huyện về cơ sở để vừa làm hạt nhân, vừa giúp cơ sở phát triển đảng viên mới; phân công đảng viên phụ trách, giao chỉ tiêu phấn đấu hàng năm cho các cơ sở Đảng, đoàn thể chính trị…Trên cơ sở xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường phát triển đảng viên, các tỉnh uỷ Tây Nguyên còn thực hiện đồng bộ các biện pháp chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp gắn kết giữa xây dựng Đảng với xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ tại các cơ sở, như bố trí các đảng viên tham gia các chức danh, vị trí lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể cơ sở...

Thực tế cho thấy, nhờ có các nghị quyết, chủ trương, biện pháp đúng đắn, những năm qua, công tác xây dựng Đảng ở cơ sở gắn với kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở đã đem lại kết quả tích cực. Cuối năm 2003, toàn vùng có 82378 đảng viên thì đến cuối năm 2004 đã có 91263 đảng viên (tăng

8525 đảng viên). Tình trạng “trắng” đảng viên và “trắng” cơ sở Đảng ở các thôn, buôn đã dần dần thu hẹp. Số thôn, buôn “trắng” đảng viên giảm từ 603 năm 2003 xuống còn 475 năm 2004 và quý I/2005 chỉ còn 449 thôn, buôn “trắng” đảng viên. Trong đó, một số địa phương như Lâm Đồng còn 41/1260 thôn, buôn (chiếm 3,25%), Đắk Nông còn 37/617 thôn, buôn (chiếm 5,99%).

Số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm tăng nhanh, chất lượng ngày càng được nâng cao; đa số đảng viên mới được kết nạp đều phát huy tác dụng tốt, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn cơ sở.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng thời gian qua trên địa bàn Tây Nguyên còn bộc lộ những bất cập, làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và làm cho tình hình chính trị – xã hội ở địa bàn cơ sở Tây Nguyên thêm phức tạp. Mặc dù trong các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch của Tỉnh ủy các tỉnh Tây Nguyên đều xác định: công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng (đặc biệt là ở các tổ chức cơ sở Đảng) là khâu then chốt, quyết định sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng cơ sở, song trong thực tế vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

Thứ nhất, nhận thức về trách nhiệm của một số cấp ủy cơ sở Đảng chưa đầy đủ, sâu sắc; các biện pháp tổ chức thực hiện còn thụ động, chưa quyết liệt. Do vậy, chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng “trắng” đảng viên và cơ sở đảng tại một số địa bàn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 2004, số thôn, buôn, làng “trắng” đảng viên trên toàn địa bàn Tây Nguyên còn 7,05%, trong đó tập trung chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo đạo và vùng đồng bào di

cư tự do, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ thấp cao so với tỉ lệ dân cư và so với số đảng viên người Kinh.

Thứ hai, chưa kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển Đảng với kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đảng viên vào hệ thống chính trị cơ sở; còn một bộ phận khá đông cán bộ chuyên trách và cán bộ công chức xã chưa phải là đảng viên. Trong tổng số 11336 cán bộ chuyên trách và công chức xã của các tỉnh Tây Nguyên, đảng viên mới chỉ chiếm 50,6%. Điều này đàyphần nào hạn chế vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Thứ ba, trong công tác xây dựng Đảng, một số tổ chức cơ sở Đảng, chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên; công tác quản lý cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức. Điều này đã dẫn đến tình hình là: Một số cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số bản lĩnh chính trị không vững vàng, bị các thế lực thù địch và phần tử xấu tác động, kích động nên đã xuất hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, li khai, tự trị; Một số đảng viên ngấm ngầm ủng hộ, tiếp tay cho bọn phản động, thậm chí có đảng viên có biểu hiện “lá mặt, lá trái”. Cá biệt có cán bộ, đảng viên tham gia tổ chức phản động “Nhà nước Đê Ga độc lập”, tham gia biểu tình, bạo loạn…

Thứ tư, chưa chú trọng đúng mức công tác bảo vệ đảng, bảo vệ chính trị nội bộ tại các cơ sở.

Qua việc tiến hành các biện pháp công tác, cơ quan an ninh và các cơ quan bảo vệ đảng, bảo vệ chính trị nội bộ ở các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện một số trường hợp cán bộ đảng viên ở cơ sở có lịch sử chính trị phức tạp, như ở Chư Sê, Đăk Đoa (Gia Lai)…, trước đây số này đã từng tham gia hoạt động FULRO, thời gian gần đây lại có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia

hoạt động cùng với số đối tượng FULRO lưu vong và “Tin lành Đê Ga”. Một số đảng viên bị các đối tượng xấu móc nối, lôi kéo tham gia hoạt động biểu tình, bạo loạn. Từ năm 2001 – 2004, các cơ quan, đơn vị chức năng đã phát hiện, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền phát hiện xử lý 157 cán bộ, đảng viên ở cơ sở tham gia biểu tình, tổ chức người trốn đi Campuchia.

Những tồn tại, yếu kém trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Đảng cơ sở ở Tây Nguyên thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nói trên, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn Tây Nguyên cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau:

Một là, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng với việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Thực chất đây là giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng với việc xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Trong đó, công tác xây dựng Đảng là khâu then chốt mang tính chất quyết định. Có làm tốt công tác xây dựng cơ sở Đảng mới có tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đảng viên tốt làm hạt nhân cho các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, qua đó, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở từng địa phương.

Thực tế trên địa bàn Tây Nguyên thời gian qua đã chứng minh rằng, ở những địa bàn làm tốt công tác xây dựng Đảng, tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đảng viên tốt, gương mẫu, kiên định, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực vận động quần chúng. Chính tại những địa bàn đó, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương,

đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, không để xẩy ra biểu tình, bạo loạn, gây rối.

Hai là, tăng cường đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác xây dựng, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đảng viên cần phải chủ động khảo sát phát triển vào những người hiện đang giữ cứch vụ lãnh đạo hoặc những thành viên tích cực trong các cấp chính quyền , tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, đoàn thể quần chúng.

Các cấp uỷ Đảng cần có những hình thức, biện pháp nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ đảng viên ở cơ sở, phát hiện những biểu hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, li khai để giáo dục; , đối với những trường hợp nghiêm trọng cần đề xuất các cấp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật về Đảng.

Ba là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở cơ sở. Các cấp uỷ Đảng cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh các huyện, thị để nắm chắc tình hình, rà soát, phát hiện những trường hợp nghi vấn là cơ sở cũ của địch, ngụy, FULRO, những cán bộ có biểu hiện nghi vấn quan hệ với bọn phản động và FULRO lưu vong, hoặc có thân nhân tham gia hoạt động FULRO hoặc lưu vong ở nước ngoài…để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch và phần tử xấu móc nối, mua chuộc, tấn công, lôi kéo, khống chế đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Bốn là, tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Do Tây Nguyên là một địa bàn còn chậm phát triển, vì vậy, sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng phải hướng vào nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Sự lãnh đạo của Đảng ở

cơ sở có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau, nhưng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vai trò lãnh đạo trực tiếp và cụ thể nhất chính là tấm gương, cách làm của người đảng viên. Một đảng viên có khả năng làm kinh té giỏi, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ mọi người chính là hình ảnh của Đảng trong đồng bào dân tộc. Chính vì vậy, một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên là bồi dưỡng năng lực, giúp đỡ, tạo điều kiện, khả năng làm kinh tế cho cán bộ, đảng viên. Điều này cần được cụ thể hoá thành tiêu chuẩn đảng viên và xếp loại đảng viên theo định kỳ.

Năm là, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở cần được gắn chặt với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở địa bàn Tây Nguyên. Quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành, đi vào cuộc sống và được nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên đón nhận tích cực,tạo điều kiện mới để phát huy sức mạnh của nhân dân ở cơ sở, từ cơ sở. Nhờ đó, trong những năm qua, chúng ta đã huy động được nguồn nhân lực, tài lực to lớn của nhân dân các dân tộc để thực hiện các chương trình, dự án phát triển toàn diện kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên. Đặc biệt, trước những biến động chính trị phức tạp như sự kiện 2/2001, 4/2004, vấn đề người trốn sang Campuchia, hoạt động của tổ chức Nhà nước Đê Ga..., dựa vào sức mạnh toàn diện từ cơ sở, chúng ta đã nhanh chóng giải quyết được các vụ việc phức tạp xẩy ra, ổn định chính trị – xã hội vùng Tây Nguyên.

Thực tế ở Tây Nguyên những năm qua cho thấy, để phát huy sức mạnh của nhân dân từ cơ sở, trước hết phải phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, công tác tổ chức quản lý của chính quyền cơ sở. Những nơi có tổ chức cơ sở đảng, chính quyền vững mạnh, thì ở những nơi đó quyền dân chủ của nhân dân được tôn trọng, sức mạnh của nhân dân được khai thác và phát huy đúng hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ

vững ổn định chính trị. Ngược lại, ở đâu tổ chức cơ sở đảng, chính quyền yếu kém, thậm chí là vùng “trắng” về đảng viên, cơ sở đảng, thì những nơi đó sức mạnh và tiềm năng của quần chúng không được khai thác, phát huy, thậm chí rối loạn từ cơ sở. Đây cũng chính là những địa bàn mà các thế lực phản động ở Tây Nguyên câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài tiến hành nhiều hoạt động chống phá, như tổ chức biẻu tình, gây bạo loạn, vô hiệu hoá bộ máy chính quyền, xây dựng hệ thống cơ sở ngầm của chúng...

Tuy nhiên, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ở địa bàn Tây Nguyên chỉ thật sự đi vào cuộc sống và có hiệu quả khi nó gắn liền với đặc điểm, vai trò của các buôn làng, gắn liền với các đặc điểm truyền thống, nhất là các giá trị luật tục, truyền thống quản lý của buôn làng, dòng họ, với vai trò của già làng, của người có uy tín...

Một phần của tài liệu Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill (Trang 71 - 78)