Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của tổng công ty may 10 (Trang 90 - 95)

Công ty Cổ phần GARCO 10 là thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau. Do vậy, muốn thực hiện tốt các giải pháp nêu trên nhất thiết phải có sự tác động, hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước. Trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Đổi mới công tác thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp những thông tin dự báo có tính chất cơ bản làm thay đổi cục diện môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Trung tâm AED phải tập hợp được đội ngũ các chuyên gia phân tích chiến lược hàng đầu của đất nước, được trang bị phương tiện thông tin đủ mạnh để có thể cho ra đời những sản phẩm thông tin mang tính cạnh tranh. Trung tâm thực hiện trao đổi thông tin với các Bộ, ngành qua hệ thống nối mạng của Chính phủ. Trung tâm thông tin của công ty phải được nối mạng trực tiếp với trung tâm này để trao đổi thông tin hai chiều. Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp đặt dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ. Với sản phẩm của mình trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp góp phần tiết kiệm chi phí và khắc phục hạn chế cố hữu trong các doanh nghiệp Việt Nam là không đủ khả năng và kinh phí để thu thập thông tin chiến lược.

- Triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp và các cam kết WTO một cách mạnh mẽ.

- Nhà nước phải cung cấp đầy đủ, rộng rãi và công khai không chỉ các loại thông tin về pháp luật mà còn các thông tin về chính sách, định hướng phát triển xã hội, các dự báo kinh tế và nhu cầu thị trường,…

- Nhà nước cần có cơ chế, bộ máy để tập hợp và giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả các yêu cầu và phát hiện của các chủ thể giám sát khác, thông báo rộng rãi những phát hiện hợp lý, biện pháp và kết quả xử lý, cũng như những phát hiện và yêu cầu thiếu căn cứ, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Đây là yếu tố động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp.

- Nâng cao hiểu biết về chuyên môn luật pháp, đề cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tham gia quá trình giám sát. bởi vì chỉ cần một thông tin sai lệch, không đúng sự thật có thể gây thiệt hại lớn, thậm chí gây nên sự sụp đổ của doanh nghiệp.

- Nhà nước cần xây dựng cơ chế xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lạm dụng quyền thanh tra, giám sát doanh nghiệp để hành động phi pháp, gây hại cho đối thủ cạnh tranh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng,… Đồng thời cũng yêu cầu việc giám sát phải chặt chẽ, nghiêm túc, tránh bỏ sót các hành vi vi phạm vì các mục đích cá nhân.

KẾT LUẬN

Xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp góp phần tạo lập năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, góp phần thể hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Trên cơ sở xác định rõ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản và đạt được những kết quả chính sau đây:

- Phân tích được cơ sở lý luận cơ bản về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của văn hóa kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trên cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Luận chứng đề xuất các giải pháp đồng bộ hoàn thiện văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Những kết quả thu được của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện lý luận quản trị kinh doanh cũng như thực tiễn xây dựng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Với thời gian và năng lực có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thành luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thông tin, Hà Nội. 2. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và

vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

3. Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2000), 1000 câu hỏi - giải đáp Thăng Long - Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Viện Quản trị doanh nghiệp (2001), Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.

5. Charles Mitchell (2008), Giáo trình vắn tắt về Văn hóa kinh doanh quốc tế, Dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Lê Triệu Dũng, Hiệu đính: Nguyễn Cảnh Cường.

6. Đỗ Minh Cương (Chủ biên) (2001), Văn hóa và triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. David H. Maister (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

8. Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn một giá trị văn hóa doanh nghiệp,

Nxb Chính trị quốc gai, Hà Nội.

10. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2005), Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2013), Lịch sử Đảng bộ quận Long Biên (2003 - 2013), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

12. Phạm Văn Đồng (1996), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Fons Trompenaars & Charles Hampden Turner (2006), Chinh phục các đợt sóng văn hóa, Nxb Tri thức.

14. Duy Hinh (2006), Tôn Tử Binh pháp và Kế sách, Tinh hoa cổ học, Nxb Thanh Hóa.

15. Trần Thị Vân Hoa (2009), Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

18. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Matt Haig (2004), Brand Failures - Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

20. Michel Capron & Francoise Quairel-Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb Tri thức, Hà Nội.

21. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hóa kinh doanh và

những góc nhìn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

24. Tư tưởng Hồ Chí Minh (2013), tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từđiển tiếng Việt, Nxb Đà Năng, Hà Nội.

PH LC

Phụ lục 1

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của tổng công ty may 10 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)