Hoàn thiện văn hóa kinh doanh của công ty GARCO 10 trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ 9 giải pháp sau:
* Tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng văn hóa kinh doanh
Như đã phân tích ở chương 2, một trong những nguyên nhân cản trở việc xây dựng, phát triển văn hóa kinh doanh của Tổng Công ty may 10 chính là tư duy của các nhà quản trị chưa bắt kịp yêu cầu của thời đại. Vì vậy cần đổi mới tư duy nhận thức của họ, coi đây là giải pháp đầu tiên là cơ sở để tiến hành các giải pháp tiếp theo.
Cách đây hơn 2.300 năm, ở Trung Quốc, "Pháp trị" đã không kéo dài sự thành công tuy là một học thuyết quản trị khá tiến bộ, trong khi đó, đầu thế kỷ XX các nhà quản trị ở phương Tây đã áp dụng một học thuyết tương tự và đã thành công rực rỡ. Từ đó, có thể thấy rằng, một học thuyết dù mang tính khoa học và thực tiễn nhưng nếu không có sự hậu thuẫn của nền tảng văn hóa - xã hội tương thích thì rất khó thi hành.
Các nhà quản trị của GARCO 10 cần ý thức sâu sắc rằng phải tạo dựng được nền văn hóa hậu thuẫn cho khoa học quản trị tiên tiến thì thành tựu khoa học mới có thể áp dụng vào thực tiễn quản trị được. Xây dựng văn hóa kinh doanh cần khắc phục sự chậm trễ và xơ cứng về tư duy. Sự chậm trễ và xơ cứng về tư duy có nguồn gốc lịch sử của nó: cuộc kháng chiến trường kỳ và trên mấy chục năm sống và làm việc trong cơ chế cũ - kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, mọi từ ngữ, khái niệm, lý luận về kinh tế thị trường đều cấm kỵ, phạm húy, kinh tế Nhà nước độc quyền chi phối toàn bộ kinh tế-xã hội. Nếu không có sự đột phá về mặt tư duy kinh tế thị trường, kinh tế tri thức như đã nêu trên hoặc, nếu như tư duy vẫn trong trạng thái "lập lờ", thì khó có thể xây dựng được văn hóa kinh doanh.
Để xây dựng được văn hóa kinh doanh ngoài việc kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc cũng cần tiếp thu các tinh hoa của các nền văn hóa khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo nên văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần
túy Việt Nam" [24, tr.120]. Suy cho cùng, chỉ có bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mới có đủ thế và lực giữ vững vai trò là môi trường: Tự do là không gian sáng tạo độc đáo, tinh hoa; Dân chủ là không gian động lực cạnh tranh với lợi thế so sánh tổng hợp của Tổ quốc Việt Nam; Bình đẳng là không gian văn hóa nguồn lực vô hạn của dân tộc như Bác Hồ đã căn dặn "...cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người được thấy nhiều loại hoa đẹp" [24, tr.551].
Với tiếp cận đó, nên đánh giá một cách đầy đủ ý nghĩa của văn hóa hiện đại- nền tảng của kinh tế tri thức để tiếp thu và vận dụng vào việc xây dựng văn hóa kinh doanh cho Tổng Công ty may 10. Văn hóa hiện đại có 4 đặc trưng cơ bản sau:
Đặc trưng thứ nhất là nền văn hóa hiện đại khoa học với 5 đặc điểm: Một là, Loài người đã sáng tạo ra những khái niệm, những phạm trù, những lý thuyết sâu hơn và bao quát hơn, giúp cho con người có cơ sở tư duy và để phát triển tư duy của mình, bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị doanh nghiệp không phải là trường hợp ngoại lệ. Hai là, Do sự phát triển quá nhanh của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cho nên không có một sự kiện nào có thể tồn tạo lâu dài ở trạng thái ổn định. Chúng luôn luôn ở trạng thái động. Nên, đã giúp ích cho việc khi xây dựng bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị bên trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ba là, văn hóa tư vấn. Không có một chính khách nào có thể chỉ dựa vào sự uyên bác của chính mình để giải quyết được tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống, mà phải trông cậy vào các tổ chức tư vấn độc lập trong các lĩnh vực với hai khía cạnh: chính diện và phán diện, như ông cha ta đã dạy: "thần thiêng nhờ bộ hạ", "trong nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ đẹp dòn hơn ta". Xu hướng xã hội hóa đã đưa đến khỏi niệm "Xã hội lớn, Nhà nước nhỏ,… nhưng có hiệu quả hơn. Bốn là, nền văn hóa trên cơ sở của những lý thuyết mới. Con người
đã sáng tạo ra những công cụ lao động mới ngày càng hoàn thiện tiệm cận với khả năng con người, cả thế giới trong một mái nhà chung, cả vũ trụ được thu hẹp lại để con người nhận biết chúng rõ ràng hơn, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, lobby,.... đã trở thành nhu cầu bức thiết của xây dựng bản sắc văn hóa trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Năm là, nền giáo dục dựa trên nền đại khoa học hiện đại. Đó là nền văn hóa đại nhân văn tạo cho nhân loại khả năng hoàn thiện hơn những khả năng tư duy hiện có, tạo ra nhưng khả năng tư duy mới ở trình độ cao hơn với chất lượng mới mà thời đại đặt ra đối với xây dựng văn hóa kinh doanh nói chung, quản trị nhân lực nói riêng.
Từ 5 đặc điểm động của nền văn hóa hiện đại, khoa học trên phát triển sớm nên mới tạo ra cơ sở cho nền kinh tế tri thức. Nếu không có 5 đặc điểm động trên thì nền kinh tế tri thức không có nguồn nuôi.
Đặc trưng thứ hai của văn hóa hiện đại. Là nền văn hóa nhân văn với 2 ý nghĩa: Vai trò của con người hiện nay trong quản trị doanh nghiệp rất quan trọng, cần giải phóng con người, đào tạo và giáo dục con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong doanh nghiệp và ngoài xã hội. Hai là, trình độ nhân văn của thời đại hiện nay cao hơn trong những thời kỳ trước đã qua, chưa lúc nào vai trò của con người được đặt ở trung tâm của sự phát triển bền vững như hiện nay.
Đặc trưng thứ ba của nền văn hóa mới là nền văn hóa sinh thái. Với hai đặc điểm: Một là, sự cân bằng giữa hoạt động của con người và hệ sinh thái môi trường nhằn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động quản trị doanh nghiệp. Hai là, cân bằng trong việc thực sự tôn trọng sự đa dạng của hoạt động quản trị doanh nghiệp. Trong sự đa dạng này có sự đa dạng ngôn luận, tranh luận để đi đến thống nhất tối ưu, tạo nên sự ổn định nhất định. Sự ổn định nhất định ấy tạo ra khả năng phát triển bền vững chính là sự khác nhau đã được bàn bạc mọi khía cạnh, có sự chuẩn bị trước nên không bị động
khi có sự kiện xuất hiện. Xây dựng văn hóa kinh doanh càng cần đến tư duy văn hóa mới đó.
Đặc trưng thứ tư của nền văn hóa mới là văn hóa dân tộc và văn hóa trái đất. Việt Nam chỉ có một dân tộc bao gồm trên 54 tộc người-nền văn hóa đa tộc người giao lưu và dung hợp từ cội nguồn dân tộc cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ. Mỗi người dân ở nền văn hóa mới vừa là công dân của tộc người mình, vừa của nước mình lại vừa là công dân của trái đất này với đầy đủ bản sắc văn hóa của tộc người, của nước mình và của thế giới này, kiến tạo nên nền văn minh trí tuệ kinh doanh, chứ không phải nền văn minh công nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, nên chứa đựng những yếu tố của bản sắc cộng đồng dân tộc và tinh hoa của trí tuệ cả nhân loại không đồng nhất để phát triển toàn diện chính bản thân họ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp-xã hội mới.
Xu thế thời đại: kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, cách mạng quản lý đang là cơ hội và thách thức to lớn đối với nước ta nói chung, các doanh nghiệp Nhà nước (dù có thay bình mới: Tập đoàn, Công ty mẹ- Công ty con, Tổng công ty...đều là rượu cũ) nói riêng trong qua trình cạnh tranh khốc liệt này trên thị trường trong nước và thế giới. Cần phát huy nội lực là chính, không ỷ lại, chần chừ, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người cung ứng về hàng hóa thay thế,.... để có quyết sách đúng.
* Xác định chuẩn mực hành vi cho các nhà quản trị
Mọi quản trị trong doanh nghiệp suy cho cùng là quản trị con người. Văn hóa kinh doanh được thể hiện trước hết là ở những nhà quản trị cụ thể của công ty. Vì vậy cần phải ban hành chuẩn mực hành vi cho các nhà quản trị trong công ty. Nếu bản thân các nhà quản trị không chứng minh bằng "tấm gương sống" thì mọi sự "diễn thuyết khoa học" là không có ý nghĩa.
Ở nước ta, chính là một yêu cầu tiên quyết để mọi quyết định về quản lý (quản trị) xí nghiệp có thể được nhân viên chấp nhận, và do vậy, mới được họ ủng hộ và thực hiện trong thực tiễn. Bề dày văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh luận điểm đơn giản nhưng độc đáo và thực tế này. Trong nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá về bản sắc văn hóa Việt Nam đã được công bố, các nhà nghiên cứu đều đi đến kết luận chung là bản sắc văn hóa Việt Nam mang tính nhân cách luận, trong đó, người nào muốn thực sự thuyết phục được người khác và làm cho họ tuân theo sự chỉ dẫn của mình thì phải có nhân cách đúng đắn dựa trên quá trình tu thân. Ngược lại, dù có hiểu biết nhiều, kỹ năng thành thục mà nhân cách kém thì vẫn không được người khác tin theo. Vì vậy, điều thứ nhất: "cán bộ quản lý phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính" chính là tiền đề để các nhà quản trị ở nước ta có thể tiến hành được công việc quản trị doanh nghiệp. Tính độc đáo của chuẩn mực này là ở chỗ nó dựa trên nền tảng văn hóa Việt Nam, và do vậy, đảm bảo tính khả thi vững chắc cho hoạt động của các nhà quản trị Việt Nam.
Trên cơ sở xác lập nền tảng của mọi hoạt động quản trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới chỉ ra công việc chính mà cán bộ quản lý phải làm đối với xí nghiệp, đó là: "phải thật sự chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Phải nâng cao cảnh giác, bảo vệ xí nghiệp". Công việc này có mục đích là đảm bảo sự tồn tại của xí nghiệp bằng cách bảo vệ nó từ bên trong lẫn bên ngoài, làm cho xí nghiệp lành mạnh từ bên trong, bền vững từ bên ngoài. Chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí là để bảo vệ xí nghiệp trước nguy cơ bên trong, một thứ "giặc trong lòng". Quan liêu, tham ô, lãng phí là ba căn bệnh dễ phát sinh ở tổ chức, đặc biệt là tổ chức kinh tế như là xí nghiệp và trước tiên, nó gắn với cán bộ quản lý là những người có quyền phân phối các nguồn lực vật chất. Do vậy, phải chống thật sự, tránh hình thức, qua loa, đại khái, vì nếu không chống thật sự, ba căn bệnh này sẽ làm hỏng tinh thần doanh nghiệp, phá hoại các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính của cán bộ và nhân viên. Bảo vệ xí
nghiệp từ các mối đe dọa bên ngoài cũng là một nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi các cán bộ quản lý xí nghiệp phải nâng cao cảnh giác. Nhiệm vụ này của cán bộ quản lý xí nghiệp đã được khoa học quản trị hiện đại chứng minh và luận giải: Trường kinh doanh Havard "một trong những trường nổi tiếng thế giới về nghiên cứu kinh doanh đã khái quát lên năm sứ mệnh chủ chốt của tổng/giám đốc một doanh nghiệp, trong đó có sứ mệnh bảo hộ doanh nghiệp trước những đe dọa từ bên ngoài như: cạnh tranh, tài chính, rủi ro, pháp lý. Thực tế kinh doanh ở nước ta cũng cho thấy, nhiều cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp đã không hoàn thành tốt vai trò này nên làm cho doanh nghiệp bị lâm vào khủng hoảng, hoặc bị đối thủ cạnh tranh nước ngoài bất ngờ chiếm mất thương hiệu hoặc khởi kiện. Ở chuẩn mực này, sự độc đáo thể hiện ở sự sắp đặt trình tự ưu tiên của công việc: phải giữ vững bên trong trước, bảo vệ bên ngoài sau. Nó vừa thể hiện tính biện chứng của mối quan hệ bên trong bên ngoài vừa thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam: "trong ấm, ngoài êm; trong có ấm, ngoài mới êm".
Tiếp theo, chuẩn mực thứ ba đã thể hiện một cách cụ thể và sâu sắc nội hàm cốt lõi của phạm trù quản trị doanh nghiệp: thực hiện mục tiêu bằng/thông qua nỗ lực của những người khác trong doanh nghiệp ("mọi việc đều dựa vào lòng nồng nàn yêu nước và năng lực sáng tạo dồi dào của công nhân"), đồng thời, cũng thể hiện rõ tính hai mặt của quản trị: vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học được thể hiện ở chỗ đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh cộng hưởng và đây chính là yếu tố trội của doanh nghiệp so với sản xuất cá thể, tuy nhiên sự đoàn kết thực sự chỉ có được khi tiến hành khéo, nghĩa là có nghệ thuật; đoàn kết là điều kiện cần, còn lãnh đạo là điều kiện đủ: lãnh đạo khéo, "tài nhỏ có thể hóa thành tài to", và ngược lại. Sự đặc sắc còn thể hiện bằng việc phát hiện và coi trọng hai đặc tính nổi trội của người Việt Nam nói chung, đó là tinh thần yêu nước nồng nàn và năng lực sáng tạo dồi dào. Hai đặc tính này đã được thử nghiệm qua bề dày lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước là hạt nhân của văn hóa Việt Nam và năng lực sáng tạo là truyền thống văn hóa lâu đời và gần đây đã thể hiện rõ nét trong hoạt động kinh doanh. Hai đặc tính này được coi là mẫu số chung, là đòn bẩy để đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng thể của cộng đồng người lao động trong doanh nghiệp: "mọi việc đều dựa vào". Bên cạnh đó, phương pháp dân chủ - một nguyên tắc hàng đầu của khoa học quản lý hiện đại để phát huy sức mạnh tập thể cũng đã được chỉ ra.
Chuẩn mực thứ tư: "phải thật sự săn sóc đến đời sống tinh thần và vật chất của công nhân" thể hiện triết lý đãi ngộ nhân sự mang đậm nét văn hóa Phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Theo chuẩn mực này, nhà quản trị phải chăm lo cho đời sống của nhân viên cả về tinh thần lẫn vật chất, trong đó tinh thần đi trước, vật chất đi sau. Nó thể hiện tính nhân văn sâu sắc của quan hệ quản lý, và do vậy, đảm bảo tính bền vững của sức mạnh đoàn kết và thể hiện được mục tiêu (xét đến cùng) của quản trị doanh nghiệp là phục vụ con người, đem lại hạnh phúc cho con người mà trước hết, cho chính cộng đồng người lao động trong doanh nghiệp.
Cuối cùng, môi trường quản trị là không ngừng biến động, vì vậy, để đảm bảo có thể hoàn thành được bốn chuẩn mực đã nêu một cách thường xuyên, liên tục, cần phải có sự nỗ lực vươn lên không ngừng của bản thân nhà quản trị trong việc tiếp thu các tri thức mới, chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức sẵn có. Yêu cầu đó thể hiện ở chuẩn mực thứ năm: "phải