Quan điểm phát triển của ngành và chiến lược phát triển ngành dệt

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của tổng công ty may 10 (Trang 64)

TỔNG CÔNG TY MAY 10

3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành và chiến lược phát triển ngành dệt may ngành dệt may

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp dệt may đã có sự phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đã đạt được một số thành tựu đáng kể, thu hút lực lượng lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Ngày10 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung cụ thể:

* V Quan đim phát trin

- Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

- Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

* V mc tiêu

- Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

- Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2020

- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12 - 14% - Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%

Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu ĐVT hiThực ện 2006

Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020

1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn triệu m2 triệu SP 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000 * Vđịnh hướng phát trin - Sản phẩm

Để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.

Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.

Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.

- Đầu tư và phát triển sản xuất

Đối với các doanh nghiệp may:

Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:

Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.

Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ.

- Bảo vệ môi trường

Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường.

Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.

Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.

Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường.

Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển ngành, từ năm 2009 đến nay, dệt may đã có những bước tiến vượt bậc để trở thành ngành đi đầu về xuất khẩu của cả nước với kim ngạch xuất khẩu lên tới 12 tỷ USD mỗi năm. Tỷ trọng đóng góp của ngành dệt may đối với GDP cả nước là trên 8%.Việt Nam có điểm mạnh là lực lượng lao động tương đối dồi dào, giá rẻ, dễ đào tạo, kỹ năng và tay nghề may tốt. Công nghệ và thiết bị may đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%, sản phẩm may chất lượng phân khúc trung bình khá có tính cạnh tranh cao. Trong tương quan chung với các ngành kinh tế, dệt may vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn.Trong tương quan chung của các ngành kinh tế, dệt may Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh như hiện nay, ngành dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, mà còn đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Theo được biết, Chính phủ Việt Nam đã sớm đặt mục tiêu cho ngành dệt may, từ năm 2017-2020, dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đứng thứ hai, thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Đồng thời, khẳng định đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới.Để thực hiện các mục tiêu trên, đội ngũ các nhà quản trị dệt may Việt Nam đã có tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Cụ thể, đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm thông qua cải tiến công nghệ, mẫu mã, chuyển từ gia công thuần túy trước đây sang FOB, từ một nước nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, hầu như là 100% thì hiện đã giảm xuống còn 60-65% và là bước để các doanh nghiệp dệt và sợi thế giới tạo một

niềm tin và mở rộng hợp tác với Việt Nam. Đồng thời, kêu gọi các nhà sản xuất sợi dệt nhuộm thế giới, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược này của Việt Nam và các sản phẩm cao cấp. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường áp dụng các công nghệ quản lý cao cấp nhằm tăng năng suất lao động, phấn đấu đạt được mục tiêu đứng thứ hai, thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới.

3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần may 10

Là yếu tố cấu thành của ngành Dệt May Việt Nam, xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần may 10 cũng được xác định theo định hướng phát triển của ngành. Với vai trò là doanh nghiệp nhà nước sự phát riển bền vững không chỉ có ý nghĩa đối với từng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiến lược phát triển của Tổng Công ty may 10 tập trung vào hướng: - Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

- Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam.

- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang.

- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, trú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000

- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.

- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.

- Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

3.2.1. Các giải pháp chung

Các giải pháp chung bao gồm 3 giải pháp:

* Xác định định hướng và mc tiêu chiến lược kinh doanh ca công ty

Công ty GARCO 10 cần phải xác định rõ định hướng phát triển của mình theo hướng thị trường trong điều kiện hội nhập, trong đó xác định cụ thể lĩnh vực hoạt động, khách hàng của mình theo đúng tinh thần doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với điều lệ công ty. Việc xây dựng mục tiêu cũng phải được đổi mới. Mục tiêu phải thể hiện mà công ty sẽ vươn tới. Phải phân biệt được mục tiêu chiến lược với mục tiêu thực hiện chiến lược. Mục tiêu chiến lược phải thiên về định tính thể hiện sự thay đổi về chất bên trong công ty. Hơn nữa, phải chỉ ra mục tiêu mang tính đột phá. Sự đổi mới này là mục tiêu vừa mang tính tĩnh tại vừa mang tính năng động.

* Nâng cao trình độ năng lc cán b qun lý

Một trong những nguyên nhân của hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như của GARCO 10 nói riêng về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà quản trị doanh nghiệp là một nguyên nhân cơ bản làm cho việc xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Do đó, giải pháp có ý nghĩa hỗ trợ nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh của công ty là nâng cao trình độ, năng lực của nhà quan rtrị doanh nghiệp. Công ty cần tiến hành những biện pháp cụ thể như:

- Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ

- Kết hợp với đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước là cho cán bộ đi tham quan, học tập, khảo sát thực tế nhằm cọ xát thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức mới ở các nước có các thương hiệu mạnh ngành Dệt May.

- Có chiến lược phát triển cán bộ, từ đó xây dựng chính sách phát hiện và bồi dưỡng cán bộ kế cận, tạo lực lượng dự trữ đủ mạnh để đảm nhận những vị trí cao của công ty GARCO 10 trong tương lai.

- Đề ra chính sách luân chuyển cán bộ hợp lý, đặc biệt là những cán bộ nằm trong quy hoạch phát triển nhằm bổ sung kiến thức, va chạm thực tế một cách toàn diện để tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

- Xây dựng chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần hợp lý hơn nữa đối với đội ngũ quản trị công ty nói chung và những nhà quản trị chiến lược nói riêng để họ toàn tâm toàn ý với công việc.

* Tăng cường hot động Marketing

Hoạt động Marketing của Công ty GARCO 10 trong quá trình hoạt động kinh doanh chưa thực sự tạo được tiếng vang trên thương trường, nhất là quốc tế. Hiện nay, hoạt động marketing của Công ty GARCO 10 chưa thực sự xác định đúng đắn vị trí, vai trò tầm quan trọng của nó đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Và cái giá phải trả là thị trường trong nhiều năm qua mở rộng không đáng kể, công ty tiếp cận rất ít khách hàng lớn mới, những khách hàng mang lại doanh thu chủ yếu hiện nay là những khách hàng truyền thống. Câu hỏi đặt ra là nếu vì lý do nào đó một khách hàng truyền thống không liên kết với công ty nữa thì chất lượng kinh doanh có thực hiện được hay không? và điều này luôn rình rập trong môi trường kinh doanh ngày nay. Nguyên nhân một phần là trình độ cán bộ làm công tác marketing còn hạn chế, tư tưởng bao cấp trông chờ vào giao việc còn nặng nề; phần khác là do Công ty GARCO 10 chưa xác

định được cho mình một phương pháp khoa học trong hoạt động marketing. Cụ thể là sự chậm trễ trong việc nắm bắt các thông tin về các đối thủ tham gia đấu thầu hợp đồng do chưa tiến hành quá trình nghiên cứu dự báo và phân tích về môi trường bên ngoài cũng như chính các đối thủ cạnh tranh của mình, thiếu linh hoạt trong xử lý tình huống... Kết quả là công ty nhiều khi phải chấp nhận với giá quá eo hẹp hoặc nôn nóng tìm kiếm việc làm nên đã hạ giá, hoặc chủ yếu vẫn là các đơn hàng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sự chưa hiệu quả trong hoạt

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của tổng công ty may 10 (Trang 64)