Đặc điểm về tuổi và giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 105 - 108)

Tình trạng béo phì có xu hướng tăng nhanh ở nhiều nhóm dân cư trong vài năm gần đây do hậu quả của tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và môi trường bao gồm rối loạn chuyển hóa, ít vận động thể lực, ăn quá nhiều so với nhu cầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi từ 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất 44,9%; nhóm từ 50 – 59 tuổi chiếm tỷ lệ 40,8%; tuổi trung bình 58,77 ± 6,99; Không có sự khác biệt so với với nhóm chứng. Đa số trường hợp TC-BP gặp ở độ tuổi 50 trở lên. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.

Năm 2010, Đào Thị Dừa nghiên cứu 199 đối tượng TC-BP cho thấy tuổi trung bình 56,6 ±14,8 tuổi [142]. Nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2014) với 312 đối tượng TC-BP cho thấy có 48,7% trong độ tuổi 40-49, trong khi độ tuổi 50-59 chiếm đến 51,3% [143].

Báo cáo của Ng M. (năm 2014), ở các nước phát triển độ tuổi tăng cao TC-BP đối với nam là 55 tuổi với tỷ lệ cứ ba gười thì có hai người thừa cân, cứ bốn người thì có một người béo phì. Trong khi ở nữ tuổi cao điểm xuất hiện TC-BP là 60 tuổi tỷ lệ béo phì là 31,3% (28,9-33,8), tỷ lệ chung TC-BP là 64,5% (62,5-66,5). Ở các nước đang phát triển, tuổi TC-BP tương tự như ở các nước phát triển, nhưng mức độ thấp hơn nhiều, với mức độ béo phì cao nhất được thấy ở độ tuổi 55 tuổi đối với nữ và khoảng 45 tuổi đối với nam [25].

Các nghiên cứu đều cho thấy tuổi “phát phì” thường từ 45 - 50 tuổi trở lên. Những người ở lứa tuổi này giảm các hoạt động, có nhiều thay đổi trong chu kỳ sinh học, sức đề kháng của cơ thể yếu, có nhiều bệnh phát sinh, nhiều streess do hoàn cảnh sống. Ngoài ra, các hormone Oestrogen không còn tốt như khi còn trẻ, sự thiếu hụt các hormone ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình

chuyển hoá của cơ thể khiến mỡ bị tích lại nhiều hơn, nhanh chóng tăng cân. Thêm vào đó, đời sống đã có xu hướng ổn định. Nhất là phụ nữ sau tuổi 45 là thời kỳ tiền mãn kinh thường dễ lên cân. Do giảm nội tiết tố chức năng trao đổi chất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cán bộ nam (80,9%) cao hơn nhiều so với nữ. Kết quả này có tương tự như nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2010) với 199 đối tượng TC-BP cho thấy tỷ lệ nữ chiếm 14% [142]. Có khác so với kết quả của Trương Tuyết Mai (2014) nghiên cứu 312 đối tượng TC-BP với 53,2% nữ [143].

4.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt

Như ở trên đã đề cập, cơ thể sống tồn tại trong môi trường luôn biến đổi và rất năng động, năng lượng tích lũy, tiêu thụ phải được cân bằng theo thời gian cũng như với khối lượng cơ thể. Nếu năng lượng đưa và cao hơn năng lượng tiêu thụ dẫn tới hình thành một cân bằng dương tính và sẽ xuất hiện sự tích lũy ở dạng mỡ và tăng cân. Theo thời gian thì tăng cân diễn ra từ từ bởi có sự bù trừ để tạo cân bằng giả giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tích lũy. Ở người béo phì có sự cân bằng dương tính, tích lũy năng lượng tăng do năng lượng nạp vào quá nhiều trong khi đó năng lượng tiêu thụ giảm do nhiều yếu tố kết hợp ăn nhiều, ít vận động,…Béo phì xảy ra khi cung cấp năng lượng vượt trội so với tiêu thụ năng lượng và tiến triển nhiều giai đoạn. Thói quen trong sinh hoạt có ảnh hưởng đến tình trạng TC-BP.

Thói quen tập thể dục

Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giầu năng lượng cùng với giảm hoạt động thể lực đang làm gia tăng tình trạng TC-BP. Để giảm cân cần kết hợp đồng thời giữa việc giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng gia tăng tỷ lệ TC-BP. Thể hiện rõ giữa ba nhóm chính là nông dân, thợ thủ công và người làm việc văn phòng. Những người làm việc nặng như nông dân, công

nhân có tỷ lệ TC-BP thấp. Những người làm nghề thủ công có nguy cơ TC- BP cao hơn 30%. Những người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao nhất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi 53,1% số trường hợp không có thói quen tập thể dục hàng ngày. Như vậy, trong nghiên cứu này, kết quả về hoạt động thể lực cho thấy, đối tượng TC-BP có hoạt động tích cực là thấp, hầu hết các đối tượng có thời gian hoạt động tĩnh tại cao, đây là thói quen không tốt, là và yếu tố góp phần tăng tình trạng kháng insulin và HCCH. Đặc biệt ở trong nhóm TC-BP, thói quen tập thể dục, lạm dụng rượu và hút thuốc lá ở nam cao hơn nữ, trong khi thói quen uống sữa ở nữ cao hơn nam.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liệu pháp “hoạt động thể lực” hoặc “chế độ ăn” đơn thuần chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong điều trị béo phì. Muốn giảm cân từ 5 % trở lên thì phải kết hợp giữa hoạt động thể lực và kiểm soát chế độ ăn hàng ngày. Nghiên cứu của Kimm SY, những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/một ngày trong năm ngày một tuần có BMI thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với những người ít hoạt động thể lực [144].

Các bằng chứng khoa học cho thấy giảm hoạt động thể lực là yếu tố chủ yếu và có tính quyết định hơn so với tăng khẩu phần năng lượng đối với béo phì. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của lối sống tích cực và tăng cường hoạt động thể lực trong phòng chống béo phì. Hoạt động làm giảm đi mức tăng cân của lứa tuổi trung niên. Luyện tập có tác động ở mức giảm cân trung bình với người TC-BP, có tác dụng giảm cân bổ sung với người có chế độ ăn giảm năng lượng. Hoạt động thể lực giúp giảm một cách có hiệu quả mỡ bụng và mỡ nội tạng. Hoạt động luyện tập thường xuyên duy trì mức giảm cân trong một thời gian dài hơn mức giảm cân của người chỉ phụ thuộc vào việc kiểm soát khẩu phần ăn đơn thuần [144].

Thói quen hút thuốc lá

Một số quan điểm cho rằng hút thuốc lá có ảnh hưởng đến tình trạng tăng giảm cân. Hút thuốc lá sẽ giảm cân. Khi bỏ thuốc lá thì tăng cân. Khi cai thuốc lượng adrenalin hạ xuống, lượng isulin tăng lên, hệ thống tim mạch đỡ bị kích thích, oxy hoá glucose dễ dàng hơn. Nhờ đó, cơ thể lợi được khoảng 550 calo/ngày dẫn tới việc tăng cân. Trong thời gian cai thuốc trung bình cơ thể tăng 3,5 kg trọng lượng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 91,5% không hút thuốc. Theo quan điểm của chúng tôi, hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến cân nặng đối với người nghiện thuốc lá cai thuốc, còn sẽ không có nhiều ảnh hưởng đối với những người không hút thuốc lá. Bằng chứng là trong nhóm chứng BMI bình thường của chúng tôi cũng có đến 94,6% không hút thuốc lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)