Theo một số nghiên cứu, trọng lượng cơ thể hay BMI có liên quan nghịch với nguy cơ gãy xương do loãng xương [12], [104]. Nghiên cứu của Castro J. P. (2005) ở 3.206 phụ nữ mãn kinh cho thấy với phụ nữ da trắng chỉ số BMI tăng dẫn tới gia tăng MĐX, nhưng ngược lại với phụ nữ da đen gốc Phi thì MĐX lại có xu hướng giảm [105]. Điều này cho thấy có sự liên quan của chủng tộc đến mối quan hệ BMI-MĐX.
Greco E. A. (2010) cũng nhận định những người bệnh có 25 < BMI < 30 không liên quan hoặc tỷ lệ thuận với MĐX, nhưng những người BMI từ 30 trở lên thì tỷ lệ nghịch với MĐX CSTL [106].
Tương tự nghiên cứu của Bredella M. A. (2011) cho thấy có một mối tương quan nghịch giữa MĐX và mật độ mỡ nội tạng, độc lập với độ tuổi và chỉ số BMI (p = 0,003) [107].
Năm 2012, Holecki M. cho thấy phụ nữ sau mãn kinh béo phì đã được đặc trưng bởi MĐX thấp hơn ở đầu trên xương đùi và CSTL, nguy cơ gãy xương cao hơn, và mức OC huyết thanh cao hơn lúc ban đầu [108].
Năm 2013, Cohen A. nghiên cứu ở cấp độ mô, phụ nữ tiền mãn kinh với béo phì trung tâm sẽ có chất lượng xương, độ cứng và hình thành xương thấp hơn đáng kể [109]. Montazerifar F. (2013) nghiên cứu ở 80 trường hợp cũng rút ra kết luận phụ nữ tuổi càng cao, chỉ số BMI càng thấp thì dẫn đến MĐX càng thấp [99]. Greco E. A. (2013) nghiên cứu 340 phụ nữ béo phì cho thấy tổng lượng chất béo cơ thể (total and trunk fat mass-TF) tỷ lệ nghịch với mật độ MĐX ở vùng thắt lưng (p< 0,01) và vùng hông (p< 0,01) [110];
Trong khi đó nghiên cứu của Kalaiselvi V.S. (2013) nhận định, có mối tương quan nghịch giữa mức OC huyết thanh với MĐX, sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi và giới [111]. Năm 2014, Wannenes F. nghiên cứu cho thấy có sự
giảm mật độ khoáng trong máu ở người bệnh béo phì [112]. Nghiên cứu của Chan M.Y. (2014) tiến hành theo dõi 2.199 phụ nữ và 1.351 nam giới từ 60 tuổi trở lên. Trong phân tích đơn biến, BMI có liên quan với giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ [113]. Trong khi Wang J.W. (2014) nhận thấy OC huyết thanh thấp hơn đáng kể ở người béo phì mức độ nặng (44,46 ± 9,73 mg / ml) và vừa (48,72 ± 10,82 mg / mL) so với trẻ béo phì mức độ nhẹ (55,43 ± 12,4 mg / ml) hoặc thừa cân (54,36 ± 11,96 mg / mL) với p < 0,05 tương ứng [114].
Năm 2015, Lurati A. nghiên cứu mối liên quan giữa BMI và MĐX ở 1197 phụ nữ cho thấy, MĐX là cao nhất ở các đối tượng thừa cân (25 < BMI < 30), thấp nhất ở các đối tượng có BMI < 15 hoặc BMI ≥ 30 kg/m2 [115]. Nghiên cứu của Oldroyd A. (2015) cho thấy, chỉ số BMI tăng (cho đến 35 kg/m2) MĐX tăng, nếu BMI tăng trên 35 kg/m2 cũng không làm MĐX tăng thêm [98].
Năm 2015, Sogaard A. J. nghiên cứu tổng cộng 19.918 phụ nữ và 23.061 nam giới độ tuổi 60 - 79 tuổi được theo dõi trong thời gian trung bình 8,1 năm. Kết quả cho thấy nguy cơ GCXĐ giảm khi chỉ số khối cơ thể tăng, hoặc ở nam giới béo phì. Tuy nhiên, vòng bụng cao hơn và WHR cao hơn có liên quan với tăng nguy cơ GCXĐ sau khi điều chỉnh BMI và yếu tố gây nhiễu tiềm năng khác. BMI thấp hơn kết hợp với béo phì vùng bụng làm tăng nguy cơ GCXĐ đáng kể, đặc biệt là ở nam giới [116].
Năm 2015, Kang D.H. nghiên cứu 502 nam giới, trưởng thành, khỏe mạnh, tuổi 20-89 cho thấy khối lượng nạc (Lean mass - LM), chỉ số khối lượng nạc cơ thể, khối lượng chất béo, tỷ lệ % chất béo của cơ thể và chỉ số khối lượng chất béo tương quan tích cực với MĐX (p <0,01) ở nhóm cân nặng bình thường. LM và LBMI tỷ lệ nghịch với MĐX (p <0,05). Trong hai nhóm béo phì, PBF tỷ lệ nghịch với MĐX (p <0,05) [117]. Một nghiên cứu khác của Albadah M.S. (2015) thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ OC huyết thanh với TG (r = -0,64; p <0,01), chưa có sự tương quan với mức
độ béo phì (r = -0,12; p =0,41) [118]. Năm 216, Kumar A. nghiên cứu 255 phụ nữ, chia làm hai nhóm mãn kinh và không mãn kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, MĐX tăng song hành cùng với BMI ở cả hai nhóm [119].
Neglia C. (2016) nhận thấy nguy cơ loãng xương tăng lên theo mức độ béo phì [120]. Trong khi Ripka, W. L. (2016) nghiên cứu 318 nam giới từ 12- 17 tuổi cho thấy có tương quan nghịch đã được tìm thấy giữa PBF với MĐX trong tất cả các phân đoạn đánh giá. Ghi nhận giảm MĐX lên đến 12,92% ở vùng thắt lưng giữa nhóm bình thường và nhóm béo phì (p < 0,01) [121].
Năm 2017, Mazocco L. nghiên cứu 393 phụ nữ sau mãn kinh với tuổi trung bình là 59,6 ± 8,2 cho thấy phụ nữ béo phì có tỷ lệ giảm MĐX và loãng xương thấp hơn so so với phụ nữ cân nặng bình thường [122]. Tuy nhiên nghiên cứu của Yuan-Yuei C. năm 2018 ở 6160 người trưởng thành cho thấy có sự liên quan nghịch đáng kể giữa PBF với BMD [123].
Năm 2018, nghiên cứu của Ilesanmi-Oyelere B. L. ở 127 phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh từ 54 đến 81 tuổi. Tác giả khảo sát mối quan hệ giữa khối lượng chất béo (FM), khối lượng nạc (LM) và BMD. Cả FM và LM đều có liên quan đáng kể với BMD ở tất cả các điểm. Tuy nhiên, LM, không phải FM, là yếu tố dự đoán mạnh nhất về BMD cổ xương đùi (FN) (β = 0,497, p <0,001), BMD hông (β = 0,495, p <0,001), BMD cột sống (β = 0,449, p <0,001 ), và BMD toàn thân (β = 0,406, p <0,001) [124].
Nghiên cứu của Cherukuri L. (2021) đánh giá 15.758 người (5675 nữ và 10.083 nam) trong độ tuổi từ 20-90, kết quả cho thấy ở nhóm > 60 tuổi (nam) hoặc ≥ 55 tuổi (nữ), có một mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể với BMD ở cả hai giới tính (p <0,05). Không có sự khác biệt về BMD ở nhóm 40-60 tuổi (nam) và <55 tuổi (nữ) giữa những người có cân nặng bình thường hoặc thấp so với nhóm thừa cân hoặc béo phì [125]. Nghiên cứu của Kim J. (2021) ở 2114 phụ nữ ≥ 40 tuổi lại cho thấy béo phì và thiếu cân làm tăng nguy cơ gãy xương sau mãn kinh [126].
1.4.2. Ở Việt Nam
Năm 2009, Nguyễn Thị Bích Đào nghiên cứu 239 nữ viên chức tuổi từ 45 trở lên cho thấy tình trạng mãn kinh, cân nặng, chiều cao, BMI và tuổi là các yếu tố có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với loãng xương [127]. Theo nghiên cứu của Bùi Đức Văn (2010), tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng tăng (p < 0,05). Trong phân tích hồi quy đa biến, tuổi cao và nhẹ cân cả hai có liên quan đến MĐX (r=0,63, p< 0,05) [128].
Năm 2014, nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng cho thấy OC huyết thanh trung bình 19,92 ± 5,32 ng/ml, tăng 17,2% ở nhóm loãng xương so với nhóm có MĐX bình thường, giảm dần theo nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [73].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015) [129] nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên 424 nam giới từ 60 tuổi và 988 nữ giới từ 50 tuổi trở lên sống từ tháng 12/2011 – 10/2014. Kết quả cho thấy các yếu tố nguy cơ loãng xương của nữ giới ≥ 50 tuổi là tuổi ≥ 70 (OR = 2,2), cân nặng thấp (< 42kg) (OR = 3,5); mãn kinh trên 12 tháng không liên quan thai kỳ (OR = 11,83); số lần sinh con ≥ 5 lần (OR = 1,7); chiều cao thấp < 147cm (OR = 1,77). Các yếu tố nguy cơ loãng xương của nam giới ≥ 60 tuổi là chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5 (OR = 2,82); tiền sử uống rượu (OR = 2,03); cân nặng thấp < 60 kg (OR = 2,36).
Năm 2018, Vũ Thị Thanh Hoa nghiên cứu 139 trường hợp ≥ 60 tuổi, trong đó 109 trường hợp có GCXĐ và 30 không GCXĐ. Kết quả cho thấy tỷ lệ GCXĐ có nồng độ OC và BC huyết thanh ở phân mức cao tương ứng là 32,1% và 91,7% [130]. Nghiên cứu của Lưu Ngọc Giang (2019) ở 207 phụ nữ trên 45 tuổi cho thấy MĐX CXĐ ở nhóm TC-BP cao hơn so với cân nặng bình thường (0,64 ± 0,11 so với 0,60 ± 0,12). Tỷ lệ loãng xương và thiếu xương tại CXĐ của TC-BP tương ứng là 27,9% và 50,3%, nhóm cân nặng bình thường tương ứng là 45,0% và 43,3% với p < 0,05. Tác giả cũng rút ra
kết luận tương tự với vị trí CSTL tỷ lệ loãng xương ở nhóm TC-BP thấp hơn so với nhóm cân nặng bình thường với p < 0,05 [131]. Các nghiên cứu trên đều đề cập đến mối liên quan của TC-BP với MĐX với các thang bệnh lý khác nhau, một chỉ tiêu trong nghiên cứu, chưa nghiên cứu cụ thể về loãng xương, MĐX ở đối tượng TC-BP.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 470 trường hợp được chia thành hai nhóm. - Nhóm nghiên cứu: gồm 341 trường hợp thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tỉnh Hòa Bình, được xác định TC-BP theo tiêu chuẩn của WHO qua khám sức khỏe định kỳ tại Phòng khám và quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Hòa Bình.
- Nhóm chứng: 129 trường hợp thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tỉnh Hòa Bình, được xác định có trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường theo tiêu chuẩn của WHO qua khám sức khỏe định kỳ tại Phòng khám và quản lý sức khỏe cán bộ.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Các đối tượng được được đưa vào nghiên cứu khi đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Tuổi ≥ 40
- BMI: ≥ 23 (Nhóm nghiên cứu); trong khoảng từ 18,5-22,9 (Nhóm chứng)
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Gồm 470 trường hợp chia làm 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: 341 trường hợp TC-BP có BMI ≥ 23. - Nhóm chứng: 129 trường hợp không TC-BP (BMI < 23).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các đối tượng đang điều trị các thuốc làm ảnh hưởng đến MĐX. - Các trường hợp đang được điều trị hormone thay thế.
- Tiền sử và hiện tại dùng corticoid kéo dài
- Các trường hợp có kèm các bệnh lý nội khoa cấp tính.
- Các trường hợp mắc các bệnh gây loãng xương thứ phát: ĐTĐ, cường cận giáp, bệnh Cushing, suy thận mạn, cường giáp, bệnh gan mạn tính, hội chứng kém hấp thu, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hoá khớp.
- Các trường hợp có chống chỉ định đo MĐX bằng phương pháp DEXA: mới vừa chụp Xquang đường tiêu hóa có sử dụng thuốc cản quang hoặc mới vừa thực hiện các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng y học hạt nhân [132].
- Trường hợp không đo được MĐX vùng CXĐ do thay chỏm xương đùi hoặc GCXĐ hai bên hoặc một bên đã thay chỏm bên còn lại bị gãy.
- Các trường hợp không đo được MĐX tại 4 đốt sống L1 - L4. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh đối chứng.
- Tất cả trường hợp đều được hỏi bệnh và thăm khám kỹ lưỡng, làm đầy đủ các xét nghiệm, ghi biên bản theo mẫu bệnh án thống nhất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (có phụ lục kèm theo).
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu tính tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: Zα/22 x p (1-p)
n =
d2
Trong đó: Zα/2 = 1,96 (với độ tin cậy 95%) d: sai số mong muốn. Lựa chọn d = 0,05 p: ước đoán tỷ lệ loãng xương
Sử dụng tỷ lệ ước đoán theo nghiên cứu của Lê Thị Huệ (2013) [133]. Theo nghiên cứu này tỷ lệ giảm MĐX, loãng xương ở đối tượng TC-BP là 66,7%.
Lựa chọn p = 0,67. Thay số vào công thức, tính được n (tối thiểu) là 340 trường hợp. Qua đợt khám sức khỏe định kỳ từ năm 2015 -2017, đã lựa chọn được 341 trường hợp thỏa điều kiện. Cũng trong khoảng thời gian này đã lựa chọn được 129 trường hợp thỏa mãn điều kiện đưa vào nhóm chứng.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Máy phân tích sinh hóa tự động AU480 của hãng Beckman Coulter – CHLB Đức.
- Máy phân tích huyết học lâm sàng 18 thông số XP 100 của hãng Sysmex.
- Máy xét nghiệm phân tích miễn dịch Cobas e411 -2012 - Roche của hãng Hitachi
- Máy đo loãng xương Model DEXXUM T của hãng Osteosys – Hàn Quốc.
- N-MID Osteocalcin của hãng Roche-CHLB Đức, mã sản phẩm 121 49133 122, 1 hộp dùng cho 100 xét nghiệm.
- β-crosslaps/serum của hãng Roche-CHLBĐức, mã sản phẩm: 119 72308 122, 1 hộp dùng cho 100 xét nghiệm.
- Cân khám sức khỏe của hãng Laica đã được chuẩn hoá. - Thước dây không co giãn.
Hình 2.1. Máy xét nghiệm sinh hóa AU480 Beckman Coulter
Hình 2.3. Máy xét nghiệm phân tích miễn dịch Cobas e411-2012 Roche
2.3. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về tuổi và giới
- Tuổi: được tính bằng cách lấy thời gian là năm tiến hành khảo sát, trừ đi năm sinh của người được khảo sát. Chia thành các nhóm tuổi, mỗi nhóm cách nhau 10 năm bao gồm:
+ Nhóm 1: từ 40 – 49 tuổi + Nhóm 2: từ 50 – 59 tuổi + Nhóm 3: từ 60 – 69 tuổi + Nhóm 4: ≥ 70 tuổi
- Giới tính: gồm hai nhóm nam và nữ
2.3.2. Khám các chỉ số nhân trắc
Khi tiến hành thu thập các thông số, đối tượng được hướng dẫn đứng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, đuôi mắt và bờ trên lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo hai lần lấy trung bình.
- Đo chiều cao
+ Đo bằng thước gỗ, có độ chia độ tới milimét.
+ Đối tượng nghiên cứu đi chân đất, không đội mũ, khăn, hai chân chụm lại hình chữ V, đảm bảo 4 điểm chạm vào thước đo là: vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân.
+ Người đo kéo eke gắn sẵn trên thước đo lên cho quá đầu, hạ dần xuống đến chạm đỉnh đầu.
+ Kết quả tính bằng đơn vị cm và sai số không quá 0,5cm. - Đo cân nặng
+ Đối tượng nghiên cứu mặc quần áo mỏng không mang vác bất cứ vật gì trên người, đứng giữa bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả.
+ Đo trọng lượng cơ thể bằng cân bàn Laica của Trung Quốc được chuẩn hóa trước khi sử dụng. Tư thế đo giống như khi đo chiều cao.
+ Đơn vị tính bằng kg và sai số không quá 100gr. Cân chính xác đến 0,5kg.
- Xác định chỉ số khối cơ thể (BMI)
+ Đơn vị biểu thị: cân nặng (P) = kg, chiều cao (H) = m + Chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa vào công thức sau:
+ Chỉ số BMI: xác định theo tiêu chuẩn của WHO, dành cho người châu Á trưởng thành, năm 2000.
Bảng 2.1. Các mức độ BMI người châu Á trưởng thành
Loại BMI (kg/m2) Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 + Thừa cân + Béo phì độ 1 + Béo phì độ 2 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30
* Nguồn: theo WHO (2000) [54]
- Xác định vòng bụng, vòng mông
+ Dụng cụ đo: sử dụng thước dây thợ may không giãn, được đối chiếu với thước kim loại, thước dây có chia vạch 1cm, dài = 150cm.
+ Cách đo: bệnh nhân đứng thẳng, hai tay thả tự nhiên, hai chân dang rộng bằng vai, thở đều và nhẹ để tránh co cơ.
* Vòng bụng: được đo ngang qua mốc rốn và điểm cong nhất của xương sống thắt lưng, ở cuối kỳ thở ra, sai số đo không quá 0,5cm. Đơn vị biểu thị là centimét (cm).
P(Cân nặng) (kg) H2 [chiều cao (m)]2 BMI =
Hình 2.5. Cách đo vòng bụng
* Vòng mông: được đo vòng ngang qua mông và qua chỗ nhô của các mấu chuyển lớn. Kết quả tính bằng centimét (cm).
+ Chỉ số vòng bụng: tính theo cm, xác định chính xác đến 1 chữ số thập phân. Tiêu chuẩn xác định béo bụng khi số đo vòng bụng: ≥ 90cm (với nam) và ≥80cm (với nữ) [23].
+ Chỉ số vòng mông: tính theo cm, xác định chính xác đến 1 chữ số thập phân.
+ Tỷ số WHR = vòng bụng (cm) / vòng mông (cm), lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân. Gọi là tăng WHR khi chỉ số này ≥ 1,0 ở nam giới và ≥ 0,85 ở nữ giới.
2.3.3. Chỉ tiêu về các thói quen, hành vi - Hút thuốc lá