Mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 44 - 45)

Béo phì và loãng xương là hai bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp với nguyên nhân gây bệnh đa yếu tố trong đó có yếu tố di truyền, môi trường và khả năng tương tác giữa béo phì và loãng xương. Trước đây, người ta cho rằng bệnh béo phì và loãng xương là hai bệnh không liên quan đến nhau, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cả hai bệnh này chia sẻ một số yếu tố di truyền và môi trường chung [13], [14]. Lượng chất béo trong cơ thể, là một trong những chỉ số quan trọng nhất của bệnh béo phì, và có nhiều bằng chứng cho thấy khối lượng chất béo có thể có tác dụng có lợi trên xương. Ở chiều ngược lại, một số nghiên cứu thấy khối lượng chất béo tăng quá mức không thể bảo vệ chống lại bệnh loãng xương hay gãy xương do loãng xương [15], [16]. Sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu, cấu trúc mẫu, và ngay cả việc lựa chọn các biến số có thể dẫn tới kết quả không phù hợp hoặc mâu thuẫn. Mặc dù thiếu một sự đồng thuận rõ ràng về tác động của của chất béo trên xương, một số giải thích đã được đề xuất để hỗ trợ mối quan hệ giữa chất béo và xương. TC-BP và loãng xương có liên quan đến nhau [93], [94]. Béo phì và loãng xương là hai bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp nhưng có nhiều điểm chung. Những điểm tương đồng giữa béo phì và loãng xương đã được xác định bao gồm [14]:

- Cả hai bệnh đều ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, môi trường, hoặc sự tương tác giữa chúng, có một số chồng chéo giữa các yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến cả hai bệnh.

- Quá trình lão hóa bình thường được gắn liền với một tỷ lệ cao của bệnh loãng xương và béo phì.

- Quá trình tu sửa xương và béo phì đều chịu sự quy định thông qua vùng dưới đồi và hệ thống thần kinh giao cảm.

- Tế bào mỡ (các tế bào để lưu trữ năng lượng) và nguyên bào (các tế bào tạo xương) có nguồn gốc từ một tổ tiên tế bào gốc trung mô [14], [95].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)