Quy định cách đánh giá OC và BC huyết thanh theo tuổi, giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 72 - 76)

Giới Độ tuổi Bình thường Tăng BC (ng/ml) OC (ng/ml) BC (ng/ml) OC (ng/ml) Nam 51 - 70 tuổi < 0,3 < 26,3 ≥ 0,3 ≥ 26,3 Nữ Tiền mãn kinh < 0,3 < 31,2 ≥ 0,3 ≥ 31,2 Sau mãn kinh < 0,6 < 41,3 ≥ 0,6 ≥ 41,3

*Nguồn: theo Roche Diagnostics (2009)

2.3.7. Đo mật độ xương và tỷ lệ mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA

- Tiến hành trên máy DEXXUM T của hãng Osteosys.

- Nguyên lý: Nguồn tia X phát ra hai chùm tia có mức năng lượng khác nhau quét lên vùng định đo, dựa vào mức độ hấp thụ tia X của xương và mô mềm để đánh giá MĐX của vùng định khảo sát. Sử dụng hai nguồn năng lượng tia X. Năng lượng thấp (30-50 KeV) có sự hấp thụ giống với mô mềm, năng lượng cao (trên70 KeV) có sự hấp thụ khác với mô mềm. Phép đo được thực hiện được ở nhiều vị trí khác nhau như xương cột sống, đầu trên xương đùi, xương cẳng tay và toàn bộ xương của cơ thể.

- Kết quả đo được biểu diễn bằng lượng chất khoáng trên một diện tích vuông được quét (g/m2). Liều tia thấp 2 - 4mrem, khả năng tái lập kỹ thuật tốt. Khoảng cách giữa các vùng quét là 1mm. Thời gian quét từ 5 phút đến 7 phút. Mức độ sai số (CV) 1%.

- Nguồn điện sử dụng: 110VAC–5A -60H. Nhiệt độ bảo quản máy là ở nhiệt độ từ 180C đến 270C.

- Quy trình đo MĐX:

+ Người thực hiện đo MĐX: Một bác sĩ và một kỹ thuật viên thực hiện trong các lần đo, đây là những người đã được đào tạo chuẩn về qui trình sử dụng máy và qui trình đo MĐX (cách định vị bệnh nhân, phân tích kết quả).

+ Chuẩn bị trước khi đo: Máy đo chuẩn hàng ngày theo đúng qui trình khuyến cáo kỹ thuật của hãng.

+ Chuẩn bị: Nhập các thông số như tên, năm sinh, chiều cao, cân nặng... được giải thích cách đo, mục đích đo MĐX để yên tâm và hợp tác. Hướng dẫn nằm lên bàn đo.

+ Kỹ thuật đo: Người bệnh nằm trên bàn, máy tự động dịch chuyển đến vị trí cần đo và tự động chọn các thông số đo như tốc độ, liều lượng đo. Kỹ thuật viên điều khiển để máy hoạt động theo đúng qui trình. Phải đo 2 chỉ số: khối lượng xương (BMC) và MĐX.

+ Vị trí đo: xương đùi và CSTL. Đây là hai vị trí được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán loãng xương. Một số ý kiến chuyên gia cho rằng MĐX tại cổ xương đùi tiên lượng gãy xương vùng chậu tốt hơn các vị trí khác vì vị trí đo tại CSTL có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thoái hóa cột sống. Ở nam giới, đặc biệt là người cao tuổi đo cả hai vị trí là CXĐ và CSTL chứ không riêng ở cột sống thắt lưng [140].

* Tại vị trí xương đùi

Đo chân không thuận của người bệnh: Yêu cầu người bệnh đứng trụ trên chân thuận. Đo chân thuận khi người bệnh thay chỏm xương đùi chân không thuận hoặc có vật liệu ghép kim loại tại chân không thuận. Ghi nhận mật độ xương ở hai vị trí là cổ xương đùi và toàn bộ xương đùi. Những vùng khác như vùng tam giác Ward hoặc vùng liên mấu chuyển không được sử dụng để chẩn đoán [141].

Hình 2.7. Đo mật độ xương tại cổ xương đùi trên máy DEXXUM T

* Nguồn: Bạch Chí Đ - Số liệu nghiên cứu 1700006625

+ Tại vị trí CSTL

Đo tư thế trước sau từ đốt sống L1 đến L4. Phần mềm của máy tự tính giá trị trung bình của 4 đốt sống. Có thể loại bỏ các đốt sống bị ảnh hưởng do thay đổi cấu trúc hoặc do yếu tố khác, trong trường hợp này có thể sử dụng chỉ số trung bình của ba đốt sống nếu một đốt bị loại bỏ hoặc sử dung trung bình của hai đốt sống nếu hai đốt sống bị loại, không sử dụng mật độ xương ở cột sống thắt lưng để chẩn đoán nếu chỉ đo được duy nhất một đốt. Chỉ lựa chọn những người đo được cả bốn đốt từ L1 đến L4 vào nghiên cứu, đảm bảo kết quả thống nhất [141].

Hình 2.8. Đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng trên máy DEXXUM T

* Nguồn: Bạch Chí Đ - Số liệu nghiên cứu 1700006625

+ Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn của WHO (1994) dựa vào chỉ số T-score. T-score là độ lệch giữa MĐX của đối tượng được đo so với MĐX trung bình của nhóm người trưởng thành trẻ tuổi và cùng giới. Chỉ số này được sử dụng để chẩn đoán loãng xương và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

+ iBMD: mật độ xương của đối tượng được đo i

+ pBMD: mật độ xương trung bình của quần thể trong độ tuổi 20-30, còn được gọi là mật độ xương đỉnh (peak Bone Mineral Density).

+ SD: độ lệch chuẩn của mật độ xương đỉnh.

Được gọi là loãng xương khi trị số T-score tại vị trí cổ xương đùi hoặc toàn bộ xương đùi hoặc cột sống thắt lưng ≤ -2,5

T-score =

iBMD - pBMD SD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)