Mức biến động chếđộ nước dưới đất phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1- Điều kiện khí hậu miền cấp và miền phân bố; 2- Mức độ và khả năng lưu thông với nước mặt; 3- Khả năng thấm nước, chứa nước, giữ nước, cấp nước, biến đổi chất lượng nước của tầng đất đá.
Yếu tố nguồn cấp bao gồm cường độ cấp nước, thời gian cấp nước và chất lượng nước cấp. Đối với nước cấp là mưa, yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, thảm phủ
thực vật, kích thước miền cấp và tác động của con người. Đối với nguồn cấp là nước của thuỷ
vực khác, yếu tố nguồn cấp bao gồm đặc điểm chất lượng nước nguồn và mối quan hệ thuỷ
lực giữa hai thuỷ vực, kích thước miền quan hệ. Nhìn chung các tầng nước nằm càng sâu càng khó có khả năng trao đổi nước tích cực, nên lượng nước biến đổi chậm và khả năng tái tạo hạn chế. Càng xuống sâu nhiệt độ đất càng cao, do đó nước dưới đất có thể có nhiệt độ cao. Mức nhiệt độ phụ thuộc vào độ sâu, miền chuyển qua và thời gian chuyển dịch.
Những dao động mực nước do mưa, gây biến động trữ lượng, diễn ra rộng khắp và có tính quy luật nhất định, phản ánh tính biến động có chu kì theo mùa và nhiều năm của tài nguyên, nhưng diễn biến chậm, lệch pha về thời gian và nhỏ hơn về biên độ so với chế độ
nước mặt.
Những dao động mực nước gắn với biến động cung cầu bất thường thường diễn ra trong phạm vi hẹp hơn và mang tính địa phương. Ví dụ như: Trong vùng nước ngầm bị khai thác nhân tạo bằng giếng, gương nước ngầm có thể bị hạ thấp trên một diện rộng và có dạng hình phễu. Trong các tầng nước ngầm lưu thông trực tiếp với nước sông, khi mực nước sông lên cao hơn mực nước ngầm, sẽ xảy ra quá trình điều tiết bờ, trong đó nước sông xâm nhập mạnh vào tầng ngầm, làm thay đổi độ dốc mặt nước, hướng chảy, làm tăng trữ lượng nước ngầm,
đồng thời làm giảm cường suất lũ lên và cao trình đỉnh lũ trong sông. Khi mực nước sông giảm, lượng nước điều tiết được cấp trả lại sông, làm tăng dòng chảy sông. Những vùng bờđã bị bê tông hoá sẽ mất khả năng điều tiết dòng chảy theo cơ chế này.
Nhiệt độ nước dưới đất chịu tác động của điều kiện khí hậu miền cung cấp và phân bố. Nhưđã biết, dao động nhiệt độ ngày đêm của đất đá không truyền quá độ sâu 1-2m, theo mùa không truyền quá độ sâu 8 - 10m và theo năm không truyền quá độ sâu 15 - 30m. Dưới đó là
đới nhiệt độ tăng dần theo độ sâu. Do đó nước dưới đất có chếđộ nhiệt phân hoá rõ nét, có thể được dùng làm cơ sở cho nghiên cứu nguồn gốc của nó. Theo nhiệt độ nước dưới đất được chia thành sáu loại: lạnh < 30oC; ấm 30 – 35oC; nóng 35 – 50oC; rất nóng 50 – 70oC; quá nóng 70 - 100oC; nước sôi > 100oC.
Chế độ khoáng của nước dưới đất biến đổi không có quy luật rõ rệt. Độ khoáng hoá của nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn cấp, môi trường chứa và đặc điểm quá trình tiêu hao. Thông thường nước dưới đất có độ khoáng hoá cao hơn nước mưa và nước mặt. Do vậy vùng mặt đất thuận lợi cho bốc hơi nước dưới đất tự nhiên sẽ có nguy cơ bị mặn hoá cao. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nước trong các lớp trầm tích mặn dần theo độ sâu, gần tầng mặt nước nhiều sulfat, lớp trung gian nhiều muối bicacbonat, ở lớp sâu nhất nước có nồng độ
clo cao hơn.
Theo độ khoáng hóa nước khoáng được chia thành năm loại: rất thấp <1g/l; thấp 1 - 5g/l; trung bình: 5 - 10g/l; cao 10 - 35g/l; rất cao >35g/l.
Chương 5
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG