Tiêu thụ nước trong sinh hoạt

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước (Trang 67 - 68)

Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/ngày. Trung bình nhu cầu nước sinh hoạt của một người trong một ngày là 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…

Trung bình mỗi cư dân nông thôn tiêu thụ 50 l/ngày, vùng nông thôn châu Phi, Á và Mỹ

Latinh tiêu thụ khoảng 20 - 30 l/ngày/người. Trong những năm 80 của thế kỷ XX chỉ có 4% dân số toàn cầu tiêu thụ nước ở mức lớn hơn 300 l/người/ngày cho các nhu cầu sinh hoạt và công cộng.

Nhu cầu nước cho sinh hoạt ít về lượng nhưng lại rất cao về chất. Đối tượng dùng nước phân hoá, phân bố rộng khó kiểm soát, yêu cầu về nước và khả năng đáp ứng yêu cầu của ngành nước rất khác nhau. Định mức cấp nước sinh hoạt theo đầu người ở mức thấp là 30

l/ngày, cao là 300 - 400l/ngày, phụ thuộc chủ yếu vào mức sống và khả năng cấp nước của hệ

thống. Chế độ cấp nước biến động theo thời gian tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên và nhu cầu dùng nước thực tế.

Trong lịch sử, các đô thị cổ từng đã xây dựng được những hệ thống cấp nước hoàn hảo tới khó tưởng tượng nổi. Ví dụ nhưở thành Roma vẫn còn dấu tích của một hệ thống ống dẫn nước cổ, dài >80km, được đặt ngầm dưới đất, xuyên qua núi theo một tuyến thẳng, đưa nước về một kênh dẫn lớn trên cao, từđó phân phối cho toàn thành phố (dân số 1 triệu người) với mức bình quân 1.000m3/người/ngày. Toàn bộ các đài phun nước của thành phố cũng hoạt

động nhờ nguồn nước tự chảy này.

Những thành phố lớn trên thế giới tiêu thụ nước tương đương dòng chảy của một con sông. Ví dụ như Luân Đôn, 8 triệu dân dùng nước với mức bình quân 400 l/người/ngày, cần lượng nước cấp là 37 m3/s, tương đương dòng chảy sông Thêm tự nhiên trước đây và 2 lần

dòng chảy bịđiều tiết hiện nay. Năm 1950 có dưới 30% dân số sống ởđô thị, hiện nay là 46% và tới năm 2025 ước tính sẽđạt 60%. Nhu cầu ngày càng nhiều về loại nước này sẽ gây quá tải cấp nước chất lượng cao. Mặt khác nước thải từ nguồn này chứa nhiều chất hữu cơ sẽ tăng mạnh, do 70 - 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt và công cộng trở thành nước thải.

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt được các quốc gia và tổ chức liên quan quy định tuỳ thuộc yêu cầu về vệ sinh dịch tễ, nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của tài chính, khoa học, công nghệ tại chỗ.

Nước thải sinh hoạt, bao gồm cả nước thải từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh, nên chứa rất nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại hoá chất khác nhau, đặc biệt là các chất tẩy rửa. Nước thải thường ứđọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối. Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý đối với các thuỷ vực tiếp nhận. Trong đó nguy hiểm hơn cả là sự ô nhiễm gây ra cho các tầng nước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được từ nguồn ô nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn do thấm qua tầng đất đá ô nhiễm.

Hộp 5.1.

Một vài khả năng giảm tiêu thụ nước lãng phí

Tại Anh, 1/3 nước dùng gia đình là để xả hố xí tự hoại. Việc chuyển từ bình xả 13,5 lít sang bình 4,5 lít giúp giảm 2/3 lượng nước xả. Đồng hồ nước giúp giảm 20 - 40% lượng nước tiêu thụ. Ví dụ: việc trang bịđồng hồ

nước hết 30 - 40 triệu đô la cho dân vùng Kent Trung đã giúp vùng vượt qua được cơn hạn hán năm 93 - 94 với mức rẻ và hợp lý hơn là đầu tư 70 triệu đô la cho xây dựng kho nước Broad Oak, một công trình phản môi trường.

Một phương thức tiết kiệm nữa là gom riêng nước thải để làm nước tưới, như hiện nay một số thành phốở

Trung Quốc đang làm. Quay vòng nước quy mô thành phố hiện mới chỉ được thực hiện ở một số nơi như

Namibia, Windhoek. Khó khăn của vấn đề hiện nay chủ yếu liên quan tới kinh tế chứ không phải công nghệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài nguyên nước (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)