Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, trượt lởđất, xâm nhập mặn…
Các hình thế thời tiết gây mưa lũở Việt Nam rất đa dạng và thường cùng đồng thời xuất hiện: Mưa lũ trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình do các hình thế thời tiết cơ bản sau gây nên: xoáy thấp Bắc Bộ, bão, xoáy thấp lạnh, dải áp thấp Nam Trung Quốc, rãnh thấp nóng phía Tây, dải hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận kết hợp với không khí lạnh hay các hình thế thời tiết khác. Miền Trung chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết gây mưa như bão, không khí lạnh, thấp, dải hội tụ nhiệt đới, hoặc các hình thế thời tiết khác kết hợp phức tạp với nhau. Mưa lớn trên lưu vực sông Mê Công có nguyên nhân từ dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam, bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
Bão là một loại hình thế thời tiết đặc biệt gây gió từ 120 km/giờ (cấp 1) - 250 km/giờ (cấp 5), sóng lớn tròn đầu cao 10 - 12 m do áp thấp ở tâm bão hút nước lên và mưa lớn. Trận bão năm 1902 ở Việt Nam đã bẻ gẫy cầu Tràng Tiền (Huế). Hàng năm nước ta phải nhận hoặc
chịu ảnh hưởng trực tiếp của trung bình 4 - 6 trận bão, nhiều nhất là 11 - 12 trận, tập trung từ
tháng 5 - 12. Bão cung cấp 12% lượng mưa ởđồng bằng Bắc Bộ và Đông Trường Sơn, 6 - 12% lượng mưa cho khu Tây Bắc, 5 - 10% lượng mưa cho Tây Nguyên và gần 5% lượng mưa cho Nam Bộ. Trong nhiều năm bão đổ bộ vào Việt Nam tuân theo quy luật chung là chậm dần từ Bắc vào Nam và hầu như hiếm gặp ở cực Nam Việt Nam. Những năm gần đây đã xuất hiện bất thường trong thời gian xuất hiện, đường đi và điểm đổ bộ của bão, gia tăng mạnh mẽ thiệt hại do bão gây ra.
Theo thống kê sơ bộ, trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 800 người chết do các loại thiên tai khác nhau, trong đó tổn thất do lũ
lụt đồng bằng sông Cửu Long thường chiếm trên dưới một nửa. Đặc biệt cơn bão số 5 LINDA vào Cà Mau ngày 2/11/1997 đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, 3008 tàu thuyền bị đắm. Nước dâng do bão gây hư hại nghiêm trọng các tuyến đê biển và tổn thất tài nguyên, tài sản các loại.
Lũ lụt trên các sông Việt Nam
Dòng chảy sông ngòi Việt Nam phân hoá thành hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ từ 3 - 5 tháng. Từ Bắc vào Nam mùa lũ bắt đầu và kết thúc chậm dần. Mùa lũở Bắc Bộ từ tháng 6
đến tháng 9, 10. Nam Thanh Hoá - Nghệ An: tháng 7 - 11, Hà Tĩnh - Bắc đèo Hải Vân: tháng 9 - 12, Nam đèo Hải Vân – Ninh Thuận: tháng 10 - 12, Tây Nguyên: tháng 7, 8 - 11, 12, Nam Bộ: tháng 7 - 11. Phần còn lại trong năm là mùa kiệt. Dòng chảy phân bố cực đoan theo mùa: Mùa lũ chiếm 60 - 90% dòng chảy toàn năm, trong đó tháng lũ lớn nhất có dòng chảy lên tới 20 - 30 % tổng lượng toàn năm; Mùa kiệt chỉ có 10 - 40% tổng lượng dòng chảy. Ngoài lũ
chính vụ, sông ngòi các tỉnh ven biển miền Trung còn có mùa lũ tiểu mãn, thường xảy ra vào tháng 4 - 5. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng có vai trò cấp nước và phù sa đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Trên các sông có lũ tiểu mãn, tỷ phần dòng chảy do lũ
chính vụ cấp trong tổng dòng chảy năm thiên giảm, có thể gây nên những đánh giá sai lầm về
mức độ cực đoan của phân phối dòng chảy.
Trung bình hàng năm sông suối có 3 trận lũ, biên độ lũ sông nhỏ 3 - 5 m, sông vừa và lớn từ 5 - 10 m đến 15 - 20 m, cường suất lũ lên nhanh nhất ở các sông miền núi, trung bình từ vài cm đến 1 m/giờ, cực đại 3 m/giờ (Bình Liêu, sông Tiên Yên). Riêng sông Cửu Long cường suất lũ lên không lớn, cao nhất là 20 - 25 cm/ngày. Tốc độ lũ lớn nhất trên 6 - 7 m/s tại các sông miền núi: 7,6 m/s tại Bản Điệp, sông Ngòi Thia, 7,4 m/s tại Tài Chi - sông Hà Cối, 6,42 m/s tại Bản Củng - sông Nậm Mu.
Lũ trên hệ thống sông Hồng và Thái Bình có tác động chi phối nhau do được nối thông với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc. Vùng cửa sông chịu ảnh hưởng đáng kể của triều cản trở thoát lũ. Trong gần 600 năm qua, trung bình 5 năm có một trận lũ lớn để lại dấu ấn trong lịch sử. Nếu xét mức báo động cấp 3 tại Hà Nội (11,5m) thì từ năm 1902 đến 1998 đã có 26 trận lũ vượt qua, trung bình mỗi năm là 0,27 trận, tức khoảng 4 năm một lần. Lũ lịch sử
trên sông Hồng xảy ra năm 1971 với mức nước đỉnh lũ tại Hà Nội là 14,67 m (mức hoàn nguyên) và lưu lượng tại Sơn Tây đạt 37.800m3/s. Trong thế kỷ XIX đã có 188 trận lụt làm vỡđê sông Hồng. Ngoài lũ lớn trong sông, mưa lớn gây úng nội đồng cũng là một dạng thiên tai gây thiệt hại đáng kể. Đê là công trình phòng lũ chính trên hệ thống sông Hồng, việc tiêu nước mưa nội đồng chủ yếu dựa vào các trạm bơm tiêu.
Các sông miền Trung ngắn và dốc, đồng bằng thấp, hẹp, cửa tiêu thoát hẹp, mưa tập trung theo từng đợt trên diện rộng, cường độ lớn, sinh lũ lớn tập trung nhanh, cường suất lũ
lên rất lớn, nước rút chậm, các tuyến đường sắt bộ chạy dọc đất nước gây ra sự cản trở thoát nước mặt, gây ngập úng sâu vùng đồng bằng hẹp và các khu dân cư. Ví dụ tháng 9/1993,
lượng mưa ngày lớn nhất tại Tuy Hoà (Phú Yên) là 600mm, kết hợp với lũ lớn ở thượng nguồn sông Đà Rằng và triều cường ven biển đã làm cho thị xã ngập úng trầm trọng, có nơi sâu 2 m, mọi hoạt động kinh tế và giao thông tê liệt, thiệt ước tính hàng trăm tỷđồng. Lũ lớn liên tiếp tháng 11 và 12 năm 1999 ở miền Trung làm chết trên 700 người, nhiều người khác bị
thương hoặc bệnh, 10.000 người phải sơ tán, nhiều gia đình mất hết nhà cửa, tài sản và kế
sinh nhai, thiệt hại ước tính trên 340 triệu USD.
Lũ đồng bằng sông Cửu Long có ba mức: Mức lớn khi mực nước >4,5 m (40,6% số
năm); mức vừa khi mực nước 4 - 4,5 m (46,2%); mức nhỏ khi mực nước <4 m (13,2%). Trong 40 năm gần đây có 6 năm lũ lớn, với số ngày duy trì mực nước cao >4,5 m tại Tân Châu là 52 ngày (1961), 40 (1966), 60 (1978), 32 (1984), 22 (1991 và 1996). 86% đỉnh lũ đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Đỉnh lũ lớn nhất là 5,28 m, quan sát thấy năm 1961, 5,27 m (1966) và 4,94 m (1978). Các vùng bị ngập chính là: 1-
Đồng Tháp Mười, có độ cao từ 0,5 - 2 m, xung quanh bị bao bọc bởi bờ sông Tiền, bờ biển Gò Công và thềm đất cũĐông Nam Bộ; 2- Tứ Giác Long Xuyên, đất thấp và dốc nghiêng từ
bờ sông Hậu sang Vịnh Kiên; 3- Vùng đất thấp chua mặn U Minh - Cà Mau nằm sát biển, không bị ngập bởi nước sông nhưng bị ngập mặn do ảnh hưởng triều.
Ngập úng ở một sốđô thị lớn đồng bằng
Hà Nội nằm ở cốt cao độ từ 4 - 11m, thấp hơn mực nước lũ trên sông Hồng. Đường thoát nước chính của Hà Nội theo trục các sông nội đô, qua cống Thanh Liệt vào sông Nhuệ. Khi mực nước Thanh Liệt 5,5m sông Tô Lịch không còn khả năng tự chảy, gây úng ngập diện rộng. Ngoài ra, do địa hình không bằng phẳng, những vùng trũng kín cứ mưa xuống là úng ngập cục bộ do không tiêu thoát được nước tại chỗ và phải nhận thêm nước từ các hố ga đùn lên. Nhu cầu thoát nước Hà Nội cho trận mưa có chu kỳ lặp 10 năm, là 170 m3/s, trong khi đó sông Tô Lịch chỉ có khả năng thoát 30-35 m3/s. Do vậy Hà Nội hàng năm thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa, chỉ với lượng mưa 50mm trong 2 - 3 giờđã có thể làm ngập trên 40 điểm trong nội đô. Ngày 9/11/1984 trận mưa 614mm đã làm 45% diện tích thành phố bị ngập từ 30 - 50 cm, có nơi ngập trên 1m, thời gian ngập nhiều nơi đến 7 - 8 ngày, tác động sâu sắc đến các hoạt động đời sống, sản xuất, cấp điện, giao thông… Khu vực Nam và Đông Nam Tp. Hồ
Chí Minh thấp, cao độ 1 - 2m, trong khi cao độđáy cống thành phố ra sông Sài Gòn là 1 - 1,8 m, úng ngập lớn trên diện rộng trong thời gian dài xảy ra do tổ hợp tác động của mưa, triều và xả nước hai hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An
Bảng 6.7.
Thiệt hại do lũ lụt ở Việt Nam từ 1971 - 2002
Năm Thi(USD) ệt hại (ngChườết i) Năm Thi(USD) ệt hại (ngChườết i)
1971 1973 1978 1980 1983 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 78 57 20 10 19 - 110 28 35 74 17 44 62 82 260 255 610 79 107 776 638 545 332 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 62 82 260 255 610 79 107 776 638 545 332 352 387 507 756 3.621 237 245 5.122 4.310 2.481 1.915
Hậu quả do mưa lũ, úng ngập lụt thường rất to lớn. Chúng gây thiệt hại nặng nề về người, phá huỷ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổn thất tài nguyên gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, làm
gián đoạn các hoạt động kinh tế, dân sinh trực tiếp và lâu dài, gây xáo trộn xã hội, gián đoạn phát triển kinh tế tại chỗ và các vùng liên đới quy mô lớn hơn.
Theo UNDP, thiệt hại do lũ lụt hàng năm ở đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung lên đến 130 triệu USD.
Hạn chế liên quan đến chất lượng nước
Những vấn đềđáng lưu tâm hơn cả trong chất lượng nước sông ngòi Việt Nam hiện nay là phù sa và nhiễm mặn. Lượng cát bùn trong sông nói chung là lớn và tập trung nhiều vào mùa lũ (hơn 90% tổng lượng cát bùn năm). Tổng lượng phù sa lơ lửng do hệ thống sông tải ra biển tới 300 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng cung cấp khoảng 120 triệu tấn (qua Sơn Tây), Cửu Long gần 100 triệu tấn (qua Phnom Pênh). Hàm lượng phù sa cao tạo ra tính phức tạp của biến hình lòng sông, tăng khả năng hình thành bồi tụ trong đồng bằng châu thổ và cửa sông ven biển, giảm hiệu quả sử dụng hệ thống thuỷ lợi và hồ chứa. Phù sa cung cấp nguồn dinh dưỡng có giá trị cho các hệ sinh thái nông nghiệp vùng được bồi tụ và hệ thuỷ sinh trong các thuỷ vực. Tuy nhiên, phù sa lớn là yếu tố bất lợi cho nhiều đối tượng dùng nước yêu cầu cao, làm tăng giá thành xử lý nước.
Xâm nhập mặn phụ thuộc độ dốc mặt nước sông và tương quan giữa hai khối nước mặn, ngọt. Các sông miền Trung có độ dốc lớn nên có mức độảnh hưởng mặn ít hơn cả. Tại đồng bằng sông Cửu Long diện tích vùng bị nhiễm mặn (mức 4 g/l) chiếm tới trên 1 triệu km2, bao trùm toàn bộ bán đảo Cà Mau, vùng Hà Tiên, Cửu Long, Bến Tre, Mỹ Tho. Xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong mùa kiệt và là tác nhân đáng lưu ý trong khai thác sử dụng nước ngầm.
Các loại tai biến môi trường khác
Ở Việt Nam đất trượt thường xảy ra ở nhiều miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ và dọc các con sông lớn. Vùng đồi núi, dọc các tuyến giao thông, đất thường sạt lở sau những trận mưa to.
Núi lở thường xảy ra ở sườn dốc có độ dốc từ 30o đến 45o trở lên. Tác nhân gây núi lở là
đặc điểm sườn núi (độ dốc, cây cối, tính chất đất đá…) và điều kiện khí hậu. Núi lở cũng thường xảy ra ở các vùng mỏ. Những núi đất đá thải trong quá trình khai thác quặng có thểđổ ụp xuống mỗi khi có mưa to hay động đất. Ngày 4/6/1987 núi Mông Dương lở, lũ bùn cùng nước biển tràn vào làm ngập toàn bộ hầm lò mỏ than Mông Dương, Quảng Ninh ở độ sâu 97m, may không có ai bị tử vong.
Bảng 6.8.
Mức độ ác liệt của thiên tai ở Việt Nam [ 9 ]
Vùng Bão Lũ Lquét ũ Hhán ạn Hoang mhóa ạc mNhiặn ễm Ngúng ập Lđấởt
Đ - B +++ +++ +++ - - - ++ T - B +++ ++ +++ +++ - - - ++ ĐB sông Hồng ++++ ++++ - + - + +++ ++ Bắc Tr. Bộ ++++ ++++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ Duyên hải NTr. Bộ ++++ ++++ +++ ++++ ++ ++ ++ ++ Tây Nguyên ++ ++ +++ +++ + - - + Đ Nam Bộ +++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ ++ ĐB sông Cửu Long ++ ++++ + ++ + +++ +++ ++
Ở Việt Nam xu hướng tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan thể hiện rõ. Đó là tăng các trận mưa có cường độ lớn, tăng số trận bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ, tăng các trận mưa do bão kết hợp không khí lạnh gây mưa rất lớn. Bão phát sinh từ Thái Bình Dương và biển Đông
có thể tăng 1 - 2 trận/năm, cấp bão tăng 1 - 2 cấp, thời kỳ tái diễn cùng một cấp bão giảm 20 - 50%.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, ở Việt Nam EnNino gây hệ quả như sau: 1- Tần số bão và áp thấp nhiệt đới giảm, từ 5,9 xuống 5,3 cơn/ năm; 2- Mùa nóng dài hơn, nhiệt độ không khí tăng (rõ rệt nhất là ở phía Nam); 3- Mùa mưa ngắn, bắt đầu chậm, kết thúc sớm, lượng mưa các tháng đa phần giảm, đặc biệt là vào mùa hè ở Bắc Trung Bộ. Hạn nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ EnNino, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam, gây hệ quả xấu cho các hệ sinh thái tự nhiên và tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Trong kỳ EnNino 1997 - 1998, hạn hán gây thiệt hại cho nền kinh tế 5.000 tỷđồng.
LaNina gây hệ quả như sau: 1- Tần số bão và áp thấp nhiệt đới tăng mạnh, từ 5,9 lên 8,3 cơn/năm; 2- Nhiệt độ miền Bắc lạnh hơn, miền Nam nóng hơn ; 3- Mùa nóng ngắn hơn, mùa
đông dài hơn 5 - 16 ngày; Lũ lụt thường nghiêm trọng.
Vào năm 2070, ước tính nhiệt độ không khí sẽ tăng 1,5 - 2,5oC, lượng dòng chảy trung bình năm có thể giảm 5%, gây nguy cơ thiếu nước cấp. Trong khi đó, lượng mưa ở tâm bão tăng 20%, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tăng 5 - 10% ở Bắc Bộ, 10 - 15% ở Bắc Trung Bộ, 15 - 20% ở Nam Trung Bộ. Do đó khả năng xảy ra lũ lớn và lũ quét cũng tăng.
Ước tính lưu lượng đỉnh lũở các lưu vực vừa và nhỏ sẽ tăng như sau: 3 - 7% ở Bắc Bộ, 7 - 12% ở Bắc Trung Bộ, 12 - 15% ở Nam Trung Bộ.