Năng lượng của dòng nước trong các sông đổ ra biển được tính bằng công thức sau: N = g . H.Q (2.1)
trong đó: g - gia tốc trọng trường, Q- lưu lượng; H- cao độ tuyệt đối nguồn sông; h -
độ sâu trung bình mặt cắt ngang; B - chiều rộng mặt cắt ngang; i- độ dốc; R- bán kính thuỷ lực; C- hệ số Sêzi
Năng lượng dòng nước của một đoạn sông bất kỳđược tính bằng công thức N = g . Q . ÄH (2.2)
trong đó: ÄH- chênh lệch cao độđầu và cuối đoạn sông
Năng lượng dòng nước là sản phẩm của quá trình tuần hoàn nước dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời. Năng lượng dòng nước lớn khi lưu lượng lớn (đặc biệt là khi vận tốc dòng chảy và độ sâu nước chảy lớn), độ dốc dòng chảy lớn, độ cao cột nước dịch chuyển lớn. Năng lượng dòng nước lớn nhất tập trung ở vùng thượng lưu sông, nơi nước chảy xiết, sông nhiều ghềnh thác.
Năng lượng nước tiêu hao vào ba quá trình cơ bản sau:
Thắng sức cản chuyển động do ma sát ngoài và ma sát trong của dòng nước. Chuyển tải phù sa.
Tương tác bờđáy gây xói lở.
Độ sâu, độ rộng của mặt cắt ngang và vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo thời gian dưới tác động của nhiều nhân tố, dẫn tới động năng của dòng nước không bất biến mà luôn thay đổi. Dòng nước phải điều chỉnh cân bằng giữa động năng và tiêu hao động năng theo ba phương thức khác nhau: Khi động năng của dòng nước tăng thì tương tác dòng nước lòng sông tăng, trên các sông miền núi khó xói, quá trình này mài mòn vật chất có sẵn trong lòng sông, làm chúng tròn nhẵn hơn, còn trên các sông đồng bằng quá trình này gây xói lở bờ và tạo thêm phù sa. Khi động năng của dòng nước giảm, nếu lượng phù sa trong nước lớn hơn sức tải cát thì sẽ xảy ra quá trình lắng đọng phù sa tới lúc đạt được cân bằng.