Chỉ tiêu ổn định lòng sông theo chiều dọc của Makavêep
ϕh = d/(hI) (2.6)
trong đó: d- đường kính hạt lơ lửng (mm); h- độ sâu (m); I - độ dốc mặt nước (mm/m). Khi hệ số ổn định lớn, độ ổn định lớn. Khi hệ số ổn định nhỏ (< 0,2), độ ổn định lòng sông sẽ kém.
Hệ sốổn định lòng sông theo chiều rộng của Antunin:
ϕB = B.I1/5. Q-1/2 (2.7)
trong đó: I - độ dốc mặt nước; B - độ rộng sông ứng với lưu lượng tạo lòng (m); Q- lưu lượng tạo lòng (m3/s)
Hệ số ϕB thay đổi trong khoảng từ 0,5 - 1,7. Hệ số càng nhỏ thì độổn định của bờ sông càng lớn.
Lưu lượng tạo lòng là lưu lượng có tác dụng rất lớn đến quá trình tạo lòng sông cũng như
diễn biến lòng sông. Theo Makavêep, diễn biến lòng sông có quan hệ chặt chẽ với chuyển
động của bùn cát. Mức chuyển cát càng lớn thì diễn biến lòng sông càng mạnh. Lưu lượng tương ứng với mức chuyển cát lớn nhất là lưu lượng tạo lòng. Theo Makavêep, lưu lượng
ứng với giá trị (Qm.P.I) lớn nhất sẽ là lưu lượng tạo lòng, trong đó: Q - lưu lượng nước, P - tần số xuất hiện của lưu lượng Q trong năm điển hình (năm có lượng ngậm cát bình quân năm bằng trung bình nhiều năm), I - độ dốc mặt nước ứng với mức lưu lượng Q.
Đa số các sông chưa chỉnh trịở châu Âu có hai trị số cực đại của tích (Qm.P.I): Trị sốđầu
ứng với mực nước lớn có tần suất 5 – 10% và tạo thành lưu lượng tạo lòng mùa lũ, trị số cực
đại thứ 2 tương ứng mực nước có tần suất 25 – 50% tạo thành lưu lượng tạo lòng mùa kiệt. Tính toán thử nghiệm cho sông Hồng, đoạn Sơn Tây - cửa sông Đuống cho thấy Q tạo lòng thứ nhất bằng 11.200m3/s, Q tạo lòng thứ hai bằng 8.000m3/s.