Mưa rơi trên lưu vực tổn thất vào ba quá trình cơ bản là thấm, làm ướt thực vật và điền trũng. Các quá trình tổn thất diễn ra không phải là lần lượt có quy luật mà tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng lưu vực. Lượng tổn thất trên mỗi lưu vực cũng không phải là đại lượng ổn
định mà biến đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, đặc biệt là quá trình cấp và tiêu ẩm kỳ trước.
Khi cường độ mưa vượt quá cường độ tổn thất thì sẽ sinh lớp nước chảy tràn trên bề mặt sườn dốc, tập trung vào lưới sông rồi theo lòng sông chảy về cửa sông. Thông thường sườn dốc có độ dốc rất lớn nên tốc độ dòng chảy tràn trên sườn dốc khi không có vật cản sẽ rất lớn và tăng theo sự tăng độ sâu dòng chảy, độ dốc, độ dài sườn dốc, tạo ra động năng lớn công phá gây xói mòn và chuyển tải lượng vật chất xói mòn đi xa. Mức độ tập trung nước càng cao nguy cơ sinh lũ ác liệt càng lớn. Do vậy, những vùng có mưa trận lớn, địa hình cắt xẻ mạnh,
độ dốc lớn có nguy cơ sinh lũ quét rất cao.
Các địa hình trũng thường chỉ chứa nước tạm thời, chúng bao gồm các vùng địa hình âm, các vùng đất bãi ven thuỷ vực, vùng lầy, đất ngập nước… Lưu vực có dung tích điền trũng càng cao sẽ càng làm giảm nguy cơ sinh lũ ác liệt và phân hoá dòng chảy cực đoan. Đó là do khi mưa lớn, một phần lượng nước có khả năng sinh lũ sẽ bịđiền trũng, phần nước này sau đó
sẽ cấp từ từ trở lại cho hệ thống sông, hoặc ngấm, bốc hơi… cải thiện điều kiện khí hậu khu vực.
Sơđồ quá trình hình thành dòng chảy do mưa trên lưu vực như sau:
HÌNH 2.1.
SƠĐồ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DÒNG CHảY DO MƯA TRÊN LƯU VựC