Nguyên tắc Dublin coi nước có giá trị kinh tế trong tất cả những cách thức sử dụng cạnh tranh nhau, vì thế nó cần phải được phân bổ có tính đến những nguyên tắc kinh tế về tính hiệu quả, công bằng. Các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý nguồn nước để phân phối công bằng hợp lý nguồn nước, đảm bảo phục vụ phát triển và bảo tồn trữ lượng nước, bảo vệ
chất lượng nước, làm giảm thiểu các tác động bất lợi tới nguồn nước.
Các công cụ kinh tế đa mục tiêu theo định hướng thị trường trong quản lý nguồn nước gồm: Cấp giấy phép, thu phí và tiền phạt, định giá nước và thu tiền dùng nước. Cấp giấy phép, là công cụđơn giản, ít tốn chi phí quản lý, nhưng thường gặp khó khăn trong việc giám sát thực thi, không có tác động hiệu quả đối với việc khuyến khích một hành vi cụ thể và không mang lại nguồn thu. Phí và tiền phạt, là công cụ đơn giản, có thể dễ định hướng để
khuyến khích những thay đổi hành vi cụ thể, nhưng tốn nhiều chi phí hơn, khó giám sát thực thi và không mang lại nhiều nguồn thu.
Định giá nước
Định giá nước là một công cụ dễđịnh hướng để khuyến khích thay đổi hành vi, mang lại nguồn thu lớn, nhưng phức tạp và có thể gây mâu thuẫn xã hội. Trong định giá nước, bên cạnh những chi phí/giá trị xã hội và cá nhân đối với nước và các chi phí tài chính thường tính
đối với các cá nhân dùng nước (nhưđầu tư, vận hành và quản lý...), còn phải tính đến các chi phí trên bình diện rộng lớn hơn đối với nền kinh tế, ví dụ như chi phí cơ hội và ảnh hưởng hướng ngoại. Việc định giá phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là:
Đảm bảo nguồn thu đủđể vận hành, duy trì và mở rộng hệ thống.
Phân bổ nguồn nước theo những tín hiệu xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội nhận được sẽ
vượt xa chi phí.
Đưa ra mức giá đúng, trong đó công nhận các biện pháp khuyến khích phát sinh từ cơ chế
giá và đảm bảo là chúng phù hợp với mục tiêu xã hội.
Giá trị nguồn nước được tính bằng tổng các giá trị đối với người sử dụng, các tác động hướng ngoại ròng và các giá trị bị bỏ qua không sử dụng.
Chi phí nguồn nước được tính bằng tổng chi phí vốn, chi phí O&M, các chi phí cơ hội,
ảnh hưởng ngoại sinh, các chi phí cơ hội do không sử dụng và ảnh hưởng ngoại sinh.
Hộp 5.6.
Các khía cạnh kinh tế của việc sử dụng nguồn nước. Claudia Sadoff
Nguyên tắc Dublin coi nước là một hàng hoá kinh tế, là nguồn lực khan hiếm và yếu tố sản xuất, vì thế
cần được phân bổ có tính đến những nguyên tắc kinh tế về tính hiệu quả và tính công bằng. Những trục trặc của thị trường, sự phân kỳ giữa những vấn đề xã hội và môi trường có thể biện minh cho việc đặt cho nước một mức giá tập trung vào những mối quan tâm về tính bình đẳng (như là một vấn đề chính sách) đối lập với những quan tâm về tính hiệu quả. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng đối với các nhà hoạch
định chính sách là hiểu được các chi phí kinh tế và ý nghĩa của các quyết định mà họđưa ra.
Chi phí cơ hội là những lợi ích bị hy sinh mà lẽ ra đã có thểđược tạo ra nếu như nguồn lực được phân bổ cho mục đích sử dụng tốt nhất. Khi nguồn nước không đủđểđáp ứng tất cả mọi nhu cầu thì việc sử
dụng của một người này lại loại trừ sự sử dụng nước của người khác. Nếu nước không được phân bổ cho mục đích sử dụng có giá trị cao nhất, thì chi phí cơ hội có thể sẽ lớn hơn giá trị mà nó tạo ra khi được tiêu thụ, làm cho nền kinh tế bị thiệt hại. Dưới góc độ kinh tế, đây là một cách thức phân bổ nguồn lực không hiệu quả, dù rằng điều đó có thể biện minh bằng những lập luận khác.
Tác động hướng ngoại xảy ra khi hành động của người dùng nước này ảnh hưởng đến người khác. Tác
động hướng ngoại có thể tích cực (thí dụ như quản lý đầu nguồn) hoặc tiêu cực (thí dụ ô nhiễm). Tác động hướng ngoại tiêu cực nhất là việc sử dụng ởđầu nguồn làm cạn kiệt nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước ở hạ
lưu. Nhu cầu dùng nước ở hạ nguồn cũng có thể dẫn đến buộc vùng thượng nguồn giảm tiêu thụ nước.
Sự tách biệt giữa chi phí cơ hội và tác động hướng ngoại là một điều thiết yếu. Cá nhân một người sử
dụng nước coi tác động của việc anh ta sử dụng nước đối với hàng xóm của mình là một tác động hướng ngoại. Nhà quản lý lưu vực coi đó là chi phí cơ hội của một phương thức sử dụng nước được lựa chọn tại lưu vực sông. Quản lý tổng hợp nguồn nước một cách hiệu quả sẽ nội hoá tất cả các tác động hướng ngoại trong một khu vực, đòi hỏi người quản lý phải đánh giá được các tác động ở vùng hạ lưu như những chi phí cơ hội. Đây là trung tâm của công tác quản lý lưu vực sông.
Giá trịđối với người sử dụng là giá trị thu được từ việc dùng nước cho một mục đích cụ thể duy nhất. Giá trị hệ thống là tổng giá trị tạo ra được bởi một đơn vị nước khi nó chảy qua hệ thống sông. Giá trị hệ
thống là tổng hợp tất cả những giá trịđối với người sử dụng theo một cách thức sử dụng nước cụ thể, cộng chi phí cơ hội và các tác động hướng ngoại. Xem xét những thay đổi giá trị hệ thống trong những phương án quản lý khác nhau có thể giúp cho các nhà quản lý đánh giá tính hiệu quả tương đối của chúng, trong khi đó các giá trịđối với người sử dụng cho chúng ta thông tin về việc phân bổ chi phí và lợi ích nhằm đánh giá mức độ công bằng trong mỗi phương án.
Phân bổ nguồn nước và mô hình tăng trưởng, phát triển:
Việc phân bổ nguồn nước là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã được chấp nhận rộng rãi, nhưng tác động của sự phân bổ nguồn nước giữa các ngành với nhau trong cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và mô hình phát triển còn ít được cân nhắc đến. Các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thường có những nhu cầu dùng nước có tính cạnh tranh. Việc phân bổ nước thế nào cho các lĩnh vực đó sẽ, hoặc là tạo điều kiện thuận lợi, hoặc hạn chế sự tăng trưởng tương đối của chúng, dẫn đến những nền kinh tế rất khác nhau trong tầm trung hạn, với những phúc lợi khác nhau. Cũng tương tự, những khuyến khích cho việc sử dụng nước trong nội ngành ở từng lĩnh vực sẽ có tác động đến phúc lợi, tăng trưởng và bình đẳng. Thí dụ trong nông nghiệp, sự cân bằng giữa một nền nông nghiệp tự cung tự cấp truyền thống (thường nhằm vào những đối tượng rất nghèo và tạo thêm cho họ nhiều cơ hội việc làm) và sản xuất công nghệ cao (tạo ra những giá trị gia tăng lớn cho một nhóm nhỏ hơn) sẽảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của sản xuất nông nghiệp và việc phân bổ những lợi ích đó.
nước. Các biện pháp khuyến khích về pháp lý, thể chế và kinh tế liên quan tới phân bổ nước sẽ tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt khi nước khan hiếm. Các chính sách vềđịnh giá, cấp phép và cho phép
đều có thểđược thiết kế nhằm: Khuyến khích hoặc hạn chế việc bảo tồn nguồn nước; Mở rộng hoặc hạn chế việc sử dụng nước cho những mục đích cụ thể; Thúc đẩy hay hạn chế sự chấp thuận việc tiết kiệm nước và/hoặc các phương thức sản xuất công nghệ cao cho những mục đích sử dụng cụ thể hoặc cho nhóm người sử dụng cụ thể. Vì thế, điều quan trọng là các mục tiêu phát triển công tác quản lý nguồn nước phải rõ ràng và việc quản lý nguồn nước phải được thiết kếđểđạt được những mục tiêu đó một cách càng hiệu quả và hiệu suất càng cao càng tốt.
Chương 6
Tài nguyên nước Việt Nam