Việt Nam có nguồn nước mưa dồi dào hơn so với các vùng cùng vĩđộđịa lý. Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960 mm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa, cung cấp 640 tỷ m3/năm, từđó tạo ra một lượng dòng chảy khoảng 320 tỷ m3, hệ số dòng chảy là 0,5.
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian do bịđặc điểm địa lý,
địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối. Chênh lệch lượng mưa giữa các vùng lên tới 10 lần. Những vùng có lượng mưa lớn đều nằm trên các sườn và đỉnh núi đón gió, địa hình dạng phễu hội tụ như Bắc Quang, Móng Cái - Tiên Yên (>5.000mm), Hoàng Liên Sơn, Pusilung, Ngàn Sâu, đèo Ngang, đèo Hải Vân, bắc đèo Cả, Trà Mi - Ba Tơ, trung lưu s.Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm). Tâm mưa nhỏ nằm trong những vùng khuất gió như thung lũng Mường Xén, Phan Rang (500 - 600mm), thung lũng Yên Châu, Lục Bình, sông Ba (<1.200mm). Mưa phân bố không đều theo thời gian, 20 - 30 % tổng mưa rơi trong một tháng cao điểm, 70 - 90 % mưa rơi trong mùa mưa, còn lượng mưa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 - 8% tổng mưa và lượng mưa tháng ít mưa nhất chỉ có 1- 2%.
Hình 6.1.
Sơđồ cấu trúc cân bằng nước Việt Nam
Lượng bốc hơi lớn, > 900 mm/năm. Bốc hơi nhỏ nhất 400 - 500 mm/năm quan sát thấy ở
vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trường nhiệt và ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn chế bởi trường ẩm. Tây Nam Bộ có lượng bốc hơi lớn nhất, > 1.300 mm/năm do cả hai trường nhiệt ẩm đều phong phú. Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 - 1.200 mm, phần còn lại của lãnh thổ 800 - 1.000 mm.