Những quan điểm định hướng giải quyết quan hệ lợi ích kinh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay (Trang 100 - 108)

Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT QUAN HỆ LỢI ÍCH

3.1. Những quan điểm định hướng giải quyết quan hệ lợi ích kinh

Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã xác định mục tiêu tổng quát “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” [10, tr.185-186].

Đại hội lần thứ X của Đảng ta cũng đã nêu ra 8 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó nhiệm vụ: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế”

[10, tr.187] và “thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài” [10, tr.238], trong đó, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực và tạo những điều kiện thuận lợi hơn nữa…

được coi là những giải pháp quan trọng.

Thực tế trong những năm gần đây, để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta đã có những thay đổi về môi trường luật pháp và thể chế đối với đầu tư nước ngoài. Một số khuyến khích tài chính cũng được đưa ra, các khuyến khích này được các nhà doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh. Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất

nước, nhưng vẫn đồng thời thực hiện “Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường” [9, tr.125].

Quán triệt tinh thần Đại hội IX và X của Đảng, việc giải quyết mối quan hệ lợi ích khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần phải thống nhất một số quan điểm định hướng dưới đây:

3.1.1. Đảm bảo hài hoà lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp nước ngoài, của doanh nghiệp Việt Nam và của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến 4 loại lợi ích.

Một là, lợi ích của nước ta (nước chủ nhà).

Nước ta tiếp nhận đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đối với nước ta các mục tiêu đó được hình thành dài hạn như định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 - về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chiến lược trung hạn đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP so với năm 2000 và giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội khác. Các mục tiêu đó thể hiện lợi ích dân tộc trong một thế giới đang toàn cầu hoá kinh tế. Lợi ích dân tộc đòi hỏi nước ta phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Lợi ích dân tộc thể hiện trong đầu tư nước ngoài thông qua các chính sách và luật pháp vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa chú ý đến tình hình thực tế của đất nước. Các ưu đãi với FDI tạo thành lợi thế so sánh của đất nước trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt để thu hút vốn nước ngoài. Không thể nhấn mạnh một chiều lợi ích dân tộc, mà phải biết hài hoà các lợi ích thì mới tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài.

Lợi ích dân tộc là lợi ích cơ bản, là chuẩn mực cao nhất để đánh giá các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có FDI. Các lợi ích khác phải phục tùng và lấy lợi ích dân tộc làm định hướng.

Lợi ích dân tộc đòi hỏi lợi ích của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp phải phục tùng nó, không được đối lập và xâm hại. Một số ngành cố tình duy trì độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành đó bằng việc kéo dài tình trạng bảo hộ, bao cấp trong việc cấp vốn, định giá độc quyền, không ít địa phương vì lợi ích cục bộ của mình đã đề ra các qui định làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, như việc miễn giảm thuế, không thu tiền thuế đất đối với dự án đầu tư trên một phạm vi và một thời gian dài hơn pháp lụât đã qui định… cần phải chấm dứt.

Hai là, lợi ích của doanh nghiệp nước ngoài.

Hoạt động đầu tư nhìn chung là hoạt động sinh lợi. Các nhà đầu tư nước ngoài đến lập nghiệp ở Việt Nam trước hết nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Cạnh tranh để thu hút vốn ĐTNN được thể hiện tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận: nơi nào, lĩnh vực nào tạo ra được lợi nhuận cao hơn thì nơi đó, lĩnh vực đó sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn.

Các nhà đầu tư có quyền lựa chọn nước để thực hiện dự án đầu tư của mình, trên cơ sở so sánh giữa chi phí và kết quả. Nước chủ nhà có quyền ban hành luật pháp riêng, còn luật đó có hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không tuỳ thuộc vào lợi nhuận mà họ sẽ thu được trong kinh doanh.

Song, cần nhấn mạnh rằng: khi lợi ích nước chủ nhà phù hợp với lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài thì dự án đầu tư được thực hiện.

Trên thực tế, mâu thuẫn giữa hai lợi ích đó diến ra thường xuyên, đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi phía.

Không một nhà đầu tư nào lại không muốn được hưởng những ưu đãi cao nhất, đồng thời đòi hỏi Nhà nước bảo hộ các sản phẩm của họ. Các Chính phủ không thể không tôn trọng lợi ích của nhà đầu tư, nhưng cũng cần phải chủ

động trong việc đề ra chính sách và pháp luật để bảo vệ lợi ích dân tộc của nước nhận đầu tư. Lệch về bất cứ phía nào (hoặc thiên về lợi ích của nước nhận đầu tư, hoặc thiên về lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài), đều không đem lại kết quả mong muốn trong hoạt động đầu tư nước ngoài.

Ba là, lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam

Trong các liên doanh và hợp tác kinh doanh có lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là một bên tham gia liên doanh hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nhìn chung trong các liên doanh, các donah nghiệp Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất, một số nhà xưởng hiện có, nên thường ở vào vị thế thua kém nhà đầu tư nước ngoài cả về tiềm lực, kinh tế, kỹ thuật và năng lực kinh doanh. Các đại diện của Việt Nam trong liên doanh, mặc dù đã được pháp luật qui định quyền bình đẳng với đại diện bên nước ngoài, nhưng trên thực tế khó thực hiện được quyền và nghĩa vụ của họ.

Vấn đề lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh, nhất là đại diện doanh nghiệp nhà nước trong liên doanh đang đòi hỏi phải có chủ trương và giải pháp để các cán bộ tham gia Hội đồng quản trị và Ban giám đốc các doanh nghiệp liên doanh có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và phương thức hoạt động đảm bảo được lợi ích hợp lý của bên Việt Nam.

Lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam khi được hài hoà với lợi ích của doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác và kinh doanh diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp ngược lại, thì không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi bên. Do đó, trong trường hợp xung đột lợi ích đã được thể hiện trong Luật đầu tư nước ngoài thì trước hết là hoà giải giữa hai bên: đây là phương thức thích hợp nhất có thể được thực hiện trên tinh thần nhân nhượng lẫn nhau vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của mỗi bên.

Bốn là, lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như đã phân tích ở trên, trong Luật Lao động của nước ta đã qui định đầy đủ phương thức hợp đồng lao động giữa đại diện doanh nghiệp và người lao động, cách tính tiền lương và trả lương, bảo hiểm xã hội, quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp, kể cả quyền đình công, bãi công.

Vấn đề quan trọng là người lao động cần nhận thức đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp, đồng thời chủ doanh nghiệp nước ngoài phải tôn trọng, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.

3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong thu hút đầu tư nước ngoài

Chính sách xã hội không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế xã hội, không thể không gắn với công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, với tăng truởng kinh tế. Trong lý luận cũng như trên thực tế mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội là mối quan hệ bản chất, vốn có dưới chế độ ta và tác động qua lại lẫn nhau.

Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện, tiền đề vật chất để thực hiện công bằng xã hội tạo ra nền tảng ổn định để phát triển kinh tế. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta lựa chọn mô hình phát triển của đất nước, trong đó tư tưởng cơ bản là kết hợp ngay từ đầu chính sách kinh tế và chính sách xã hội ngay trong từng bước phát triển. Sự phát triển đó dựa trên nguyên tắc cơ bản đó là: Một chính sách kinh tế phải tìm được động lực trong xã hội và đảm bảo ổn định xã hội, không chạy theo kinh tế thị trường tự do đơn thuần, làm kinh tế với bất cứ giá nào, không tính đến hậu quả về mặt xã hội. Ngược lại, một chính sách xã hội phải hướng vào thúc đẩy phát triển kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép. Nội dung chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam được thống nhất từ yêu cầu cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài trong việc khôi phục và phát triển kinh tế , Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng chính sách hợp tác và đầu tư với nước ngoài và coi đó như là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế, với chính sách kinh tế mở và phương châm đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ kinh tế, hợp tác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi

Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu:

Trong chính sách kinh tế: Đổi mới các chính sách kinh kế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng đựơc yêu cầu về tự chủ kinh tế của các đơn vị đầu tư, tạo điều kiện họ trong việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Có cơ chế điều tiết các hệ thống quyền và thực hiện ưu đãi một cách hợp lý. Khuyến khích, ủng hộ cho các đơn vị kinh tế có đóng góp nhiều nhất cho xã hội.

Trong chính sách xã hội: Công bằng xã hội phải được thể hiện trong lĩnh vực các quan hệ phân phối. Nguyên tắc phân phối theo lao động phải được thực hiện. Nhà nước phải bằng các qui định của pháp luật, để tạo lập điều kiện thực hiện sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân người lao động với lợi ích chung của doanh nghiệp. Buộc người quản lý doanh nghiệp phải biết gắn liền phát triển kinh tế của doanh nghiệp với thực hiện các chính sách xã hội của nhà nứơc đối với người lao động như chính sách về việc làm, đào tạo, thu nhập, tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội... để mục tiêu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp không thể tách rời mục tiêu nâng cao đời sống cho người lao động.

3.1.3. Giải quyết mâu thuẫn hoặc xung đột về lợi ích trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên tinh thần hoà giải, nhân nhượng lẫn nhau thông qua thương lượng

Như đã nói, trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, quan hệ lao động trước hết là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ này được thực hiện thông qua hợp đồng lao động giữa mỗi công nhân và người chủ, cũng như hợp đồng lao động tập thể giữa đại diện chủ sở hữu và đại diện người lao động.

Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt là trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường muốn trả công cho người lao động thấp hơn mức mà họ đáng được hưởng, ngược lại người lao động muốn làm việc ít giờ hơn nhưng được trả công cao hơn.

Vấn đề “bóc lột và bị bóc lột” trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp FDI được đặt ra như là một vấn đề xã hội cần giải quyết. Thực tế cho thấy rằng, trừ một số trường hợp cá biệt, một số chủ doanh nghiệp áp dụng các phương thức thiếu văn minh như tận dụng tối đa thời gian lao động, không đảm bảo an toàn lao động và điều kiện lao động tối thiểu, trả lương thấp hơn mức bình quân, kéo dài thời gian học nghề của công nhân để doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn, nhưng không phải là trường hợp phổ biến của hoạt động FDI ở nước ta. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài đã đối xử có văn hoá đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI, chú trọng việc nâng cao thu nhập của người lao động, cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của công nhân trong doanh nghiệp, đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, làm từ thiện, cũng như các nhu cầu có tính xã hội.

Do đó, theo chúng tôi, tất cả các vấn đề thuộc quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cần được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật và thông qua thương lượng trên tinh thần hoà giải, nhân nhượng lẫn nhau, tạo ra sự hiểu biết giữa các nền văn hoá, tập quán sinh hoạt của các dân tộc, hướng đến tạo ra doanh lợi cao hơn cho doanh nghiệp, đồng thời nâng dần thu nhập của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của họ.

3.1.4. Nâng cao vai trò Nhà nước trong việc điều tiết các quan hệ lợi ích khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trong đó có cả đối với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách ở nước ta hiện nay.

Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vừa được đặt trong bối cảnh chung của quản lý nhà nước về kinh tế, vừa có đặc thù gắn với hoạt động đầu tư nước ngoài: ở đó các hoạt động đầu tư gắn với việc xử lý các xung đột về lợi ích của nhà đầu tư mà mục tiêu của họ là lợi nhuận, với lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư, hướng vào việc thực hiện các mục tiêu trong từng chiến lược phát triển và lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Đối với quan hệ lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Nhà nước bằng sự điều tiết của mình sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động, bằng cách xoá bỏ những rào cản để doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút nguồn lực lao động và người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong ký kết hợp đồng lao động.

Sự điều chỉnh của Nhà nước bằng luật pháp cũng sẽ hạn chế, ngăn cấm quan hệ ứng xử một chiều từ người sử dụng lao động đến người lao động. Tất cả phải căn cứ vào Luật Lao động đã ban hành để bảo vệ quyền, nghĩa vụ của đôi bên. Xác định rõ các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt sự vi phạm này bằng sự chuẩn hoá thông tin về quyền của người lao động và người sử dụng lao động.

Muốn vậy Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện khung thể chế pháp lý thì các cơ quan quản lý của nhà nước mới có thể điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với người lao động, mà cái đích là bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động. Sự điều chỉnh và can thiệp của nhà

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)