Kinh nghiệm giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động tại Việt Nam và một số nước

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 48)

1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động tại Việt Nam

- Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong cả nước về tỷ lệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến hết năm 2005 toàn thành phố đã có 1.708 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 12 tỷ USD. Trên thực tế những năm qua quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra theo hai xu hướng. Tại những doanh nghiệp có quan hệ lao động tốt thì lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng được giải quyết ổn thoả, người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp và không xảy ra tranh chấp lao động hoặc đình công. Hầu hết đây là những doanh nghiệp thuộc những tập đoàn tư bản lớn, có uy tín trên thế giới,

là những nước đầu tư đến từ các nước có văn minh công nghiệp phát triển như Thuỵ điển, Anh, Hà Lan, Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật bản... Kinh nghiệm để giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp này là thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ về lợi ích đối với người lao động theo qui định của pháp luật. Xây dựng và chấp hành tốt Thoả ước lao động tập thể đã ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và điều mấu chốt là người sử dụng lao động không chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình mà họ còn rất quan tâm đến đời sống của người lao động. Một điểm rất quan trọng khiến cho quan hệ lợi ích tại các doanh nghiệp này luôn ổn định hài hoà, kể cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn, đó là người sử dụng lao động thường xuyên thông tin tới người lao động tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công khai những khoản người lao động được hưởng khi sản xuất kinh doanh phát đạt, vì vậy người lao động cũng sẵn sàng chấp nhận mức thù lao tạm thời thấp hơn khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đối với những doanh nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động, lãnh đạo thành phố chỉ đạo các ngành liên quan như sở kế hoạch và đầu tư, sở lao động thương binh xã hội, LĐLĐ thành phố, các ban quản lý KCN thường xuyên tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp vi phạm lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Khi có bất đồng về quan hệ lợi ích xảy ra, việc đầu tiên là tổ chức đối thoại trực tiếp giữa đại diện cơ quan chức năng về lao động, công đoàn, chủ doanh nghiệp với công nhân để đưa ra các giải pháp sớm ổn định tình hình, trực tiếp trao đổi với chủ doanh nghiệp để cùng xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được quan tâm, để tổ chức công đoàn thực sự là đại diện cho quyền lợi của người lao động.Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn cơ sở về nghiệp vụ công đoàn, đặc biệt là kỹ năng thương lượng tập thể, kiến thức pháp luật để công đoàn cơ sở có thể đóng vai trò hoà giải, là trọng tài về lợi ích kinh tế ở doanh nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp chăm lo tốt đến quyền và lợi ích của người lao động, tạo mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

- Tỉnh Bình Dương

Là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tính đến hết năm 2005 toàn tỉnh có 984 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư trên 4,5 tỷ USD. Từ năm 2001 tại tỉnh Bình dương đã xảy ra một số vụ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động và con số vụ việc này ngày càng tăng vào những dịp cuối năm 2003, 2004, 2005.

Để giải quyết quan hệ này tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một mặt UBND tỉnh cùng sở LĐ&TBXH, tổ chức Công đoàn của tỉnh đã tổ chức các cuộc họp mặt và biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động, đảm bảo lợi ích của người lao động, sản xuất phát triển. Đối với những doanh nghiệp của các nước thường xảy ra tranh chấp lợi ích như các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, lãnh đạo tỉnh, sở lao động TBXH và LĐLĐ tỉnh đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp thuộc chi hội thương gia Đài Loan, Hiệp hội đầu tư Hàn Quốc tại Bình Dương để trao đổi những thuận lợi và khó khăn trong việc chấp hành lao động, quản lý lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng bàn bạc biện pháp tháo gỡ để vừa đảm bảo lợi ích của người lao động cũng như chủ sử dụng lao động. Vào dịp cuối năm tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn cùng các ban ngành liên quan nắm tình hình giải

quyết chế độ tiền lương, thưởng cho CNLĐ. Khuyến khích, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh cam kết về lợi ích đã hứa với công nhân.

Tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để họ có thể nắm bắt được những lợi ích chính đáng mà họ được hưởng theo qui định của pháp luật. Phát động các phong trào thi đua về chấp hành nội qui lao động, xây dựng tác phong công nghiệp, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm để kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển, tạo ra mối quan hệ tốt giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Tỉnh Đồng Nai

Đứng thứ ba trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng Đồng Nai là một trong số các tỉnh xảy ra nhiều tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Liên đoàn lao động tỉnh, từ năm 1995 đến hết 2005 toàn tỉnh đã xảy ra 170 vụ tranh chấp tập thể thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 147 vụ, chiếm 86%. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tranh chấp này là do về phía người sử dụng lao động tự đề ra các qui định trái pháp luật như phạt lương, sa thải người lao động trái luật, ép người lao động thêm giờ nhưng không thanh toán đầy đủ tiền làm thêm giờ…Về phía người lao động do trình độ văn hoá tay nghề thấp, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp còn hạn chế nên có những thắc mắc đòi hỏi không đúng nơi đúng chỗ, dễ bị kích động dẫn đến những hành động quá khích, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nguyên nhân không kém phần quan trọng là do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động và người sử dụng lao động không hiểu biết lẫn nhau, khó khăn trong việc hoà giải mâu thuẫn.

Để giải quyết tình hình trên tỉnh đã thành lập đoàn công tác liên ngành gồm: Sở lao động thương binh xã hội, LĐLĐ tỉnh, Công an tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với UBND các huyện, thành phố cùng giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Trước hết đoàn công tác nghe người sử dụng lao động trình bày hướng giải quyết mâu thuẫn của họ. Sau đó tiếp xúc với người lao động có tranh chấp để nghe ý kiến phản ánh của cá nhân và tập thể người lao động. Tiếp theo Đoàn họp thống nhất các ngành chức năng đánh giá, đi sâu làm rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, đối chiếu với các qui định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành để đưa ra kết luận. Nếu vi phạm thuộc lỗi về người sử dụng lao động, Đòan yêu cầu Ban giám đốc doanh nghiệp phải giải quyết ngay. Nếu những ý kiến đòi hỏi lợi ích

của ngưòi lao động chưa thoả đáng thì đoàn yêu cầu Ban giám đốc giải thích cho người lao động hiểu. Một số trường hợp cần thiết Đoàn trực tiếp thương lượng với chủ doanh nghiệp rồi giải thích cho ngưòi lao động biết.

Để có thể giải quyết quan hệ lợi ích giữa người lao đọng và người sử dụng lao động, các đoàn công tác của tỉnh tăng cường tuyên truyền hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Hướng dẫn, doanh nghiệp định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm giải quyết những thắc mắc, tháo gỡ những bất đồng, xung đột để ổn định sản xuất.

- Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Quảng Ninh

Đây là những địa phương có số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tương đối lớn ở miền Bắc. So với các tỉnh phía Nam có kinh tế công nghiệp tập trung, đông công nhân lao động như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và ngưòi sử dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh, thành trên tương đối ổn định. Trước năm 2001, các xung đột xảy ra chủ yếu là do sự khác biệt về văn hoá, do người quản lý đánh đập, xúc phạm người lao động . Tuy nhiên từ đó đến nay con số các cuộc tranh chấp có nguyên nhân xuất phát từ lý do kinh tế đã tăng lên. Bài học để giải quyết tốt mối quan hệ này chủ yếu là do phần lớn người sử dụng lao động chấp hành nghiêm pháp luật lao động của Việt Nam, thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp như đã thoả thuận trong hợp đồng lao động đối với người lao động. Mặt khác chính quyền và các cơ quan lao động, công đoàn trên địa bàn các tỉnh, thành thường xuyên quan tâm đến giải quyết và tạo quan hệ lao động tốt đẹp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động dẫn đến tranh chấp tập thể, các cơ quan hữu quan đã nhanh chóng vào cuộc, cùng với công

đoàn cơ sở tìm hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tiến hành thương lượng với cả hai phía chủ sử dụng lao động và người lao động để đưa ra cách giải quyết hợp lý, chọn lọc ra các yêu cầu chính đáng của người lao động để đề nghị người sử dụng lao động chấp nhận, và những yêu sách không chính đáng thì không thể buộc người sử dụng lao động thực hiện mà phải làm người lao động phải thấy rõ người nước ngoài không thể đáp ứng những yêu cầu vô lý và Nhà nước cũng không thể ủng hộ họ chống lại người nước ngoài khi người lao động sai trái.

Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có vốn ĐTNN có tổ chức công đoàn cơ sở mạnh, ký kết được với chủ doanh nghiệp thoả ước tập thể chất lượng tốt thì hầu như không xảy xung đột lợi ích. Vì vậy phát triển và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng là một trong những kinh nghiệm trong giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế tại Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương và Quảng Ninh thời gian qua.

1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động tại một số nước

- Tại Trung Quốc

Từ khi thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của thị trường lao động, việc làm, tiền lương và bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp dần bước vào cơ chế cạnh tranh, quyền lợi thiết thân của người lao động có mâu thuẫn với tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích của chủ doanh nghiệp, nguy cơ quan hệ kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động phức tạp, mâu thuẫn, xung đột không ngừng gia tăng. Để giải quyết những bất đồng về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp, Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện chế độ bình đẳng thương lượng và thoả ước tập thể tại doanh nghiệp. Theo cơ chế này hai bên chủ - thợ tự do thương lượng trên cơ sở tự nguyện tự giác. Pháp nhân doanh nghiệp và

pháp nhân tổ chức công đoàn là chủ thể của bình đẳng thương lượng và thỏa ước tập thể. Thông cảm, nhượng bộ lẫn nhau là mấu chốt thành công của bình đẳng thương lượng. Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch do Hiệp hội công đoàn toàn Trung (Công đoàn Trung quốc) chủ trì được sự hậu thuẫn chính trị của Đảng cộng sản và Bộ Lao động và An sinh xã hội. Chế độ bình đẳng thương lượng và thoả ước tập thể là để xác định quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên người lao động và người sử dụng lao động. Điều đó có thể tránh được hành vi tuỳ tiện trong trong quan hệ lao động và quan hệ nghĩa vụ, quyền lợi mất công bằng. Chiến dịch này đã làm tăng đáng kể con số thoả ước tập thể và số người lao động được hưởng lợi từ thoả ước. Công đoàn Trung quốc cũng đã thực hiện nhiều mô hình thí điểm để tăng tối đa sự tham gia của người lao động vào thoả ước tập thể dưới nhiều hình thức. Chiến dịch tăng cường thoả ước tập thể được tiến hành lần đầu khi Luật lao động được thực thi năm 1995 đã có thêm một động lực khi Trung quốc thiết lập cơ chế tham khảo ba bên để phối hợp tốt hơn trong quan hệ lao động. Đảng cộng sản Trung Quốc đã ưu tiên đặc biệt tới việc khuyến khích thoả ước tập thể. Cuối năm 2001, thoả ước tập thể đã được ký ở hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhanh chóng mở ra các doanh nghiệp nhỏ. Việc xây dựng và ký kết thoả ước tập thể tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc là biện pháp hữu hiệu để giải quyết quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ở nước này.

- Tại Mỹ, Nhật, Đức

Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ở hầu hết các nước được điều chỉnh bằng thoả ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động và công đoàn đại diện cho ý chí và lợi ích của người lao động. Về bản chất, thoả ước tập thể trong nền kinh tế thị trường là một quá trình có hai bên tham gia trong đó người lao động thường

được đại diện bởi công đoàn sẽ đàm phán tập thể, theo định kỳ, mức giá lao động (tiền lương) với người sử dụng lao động về mức giá lao động mà họ muốn mua. Khi cả hai bên không đạt được thoả thuận về điều khoản và điều kiện việc làm mới thông qua thoả ước tập thể thì công đoàn tổ chức đình công.

Tuy nhiên để quá trình giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích phù hợp với lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động, ở các nước này đã thiết lập cơ chế hai bên ở nơi làm việc, thành lập ra Ban tham vấn giữa người lao động và người sử dụng lao động để tăng cường sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Các cơ chế này có nhiều cách gọi, chức năng, cơ cấu cũng như mối quan hệ khác nhau với quá trình thoả ước tập thể ở các nước. Tại Mỹ nó được gọi là Uỷ ban người lao động- người sử dụng lao động, ở Hàn Quốc, Nhật Bản gọi là Uỷ ban tham vấn người lao động - người sử dụng lao động, ở Đức, Pháp, Thuỵ điển gọi là Hội đồng lao động.

Uỷ ban tham vấn người lao động - người sử dụng lao động ở Nhật Bản về nguyên tắc là nơi trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến. Hội đồng lao động ở Đức, Thuỵ điển thì có quyền cùng quyết định về một số vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động nhưng hoàn toàn là thoả thuận tự nguyện giữa hai bên không hề có nền tảng pháp lý.

Mặc dù có nhiều loại hình đa dạng nhưng các cơ chế hai bên nói trên có nguyên tắc và mục tiêu chung, đó là thúc đẩy sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua đối thoại hai chiều một cách thường xuyên bằng việc trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến một cách thành tâm về các vấn đề mà hai phía cùng quan tâm.

Cơ chế này khác với thoả ước tập thể một số điểm: kết quả của tham vấn hai bên thường không phải là các thoả thuận ràng buộc pháp lý, còn mục tiêu của thoả ước tập thể là đưa ra một thoả thuận tập thể có ràng buộc pháp lý. Cơ chế tham vấn hướng vào việc giải quyết các vấn đề chung trong đó có

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)