- Bốn là, một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đầu tư trực tiếp nước ngoà
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong thu hút FDI vào Đông Nam Bộ
Để có thể thu hút FDI vào Đông Nam Bộ, thì trước hết, về mặt pháp lý, cần gọn nhẹ các thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Cụ thể, mặc dù khung pháp lý của nước ta đề ra rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhưng trên thực tế các thủ tục lại phức tạp, chồng chéo, các cán bộ Nhà nước thực thi pháp luật còn lúng túng, chưa linh hoạt nên chính vì vậy gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, điều này làm giảm sức hút đầu tư của cả nước nói chung, trong đó có Đông Nam Bộ. Vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thực tiễn cho thấy, Đông Nam Bộ có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, chính vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển người lao động của các doanh nghiệp nước ngoài. Do chủ yếu các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp là chính, đây là lĩnh vực yêu cầu trình độ lao động của người lao động cao, có khả năng nắm bắt được quy trình sản xuất và điều khiển được máy móc, thiết bị, chính vì vậy, cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục mâu thuẫn giữa việc số lượng nhiều mà chất lượng thì kém.
Ba là, thu hút FDI có chất lượng
Việc thu hút FDI vào Đông Nam Bộ mặc dù có nhiều tích cực cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng để lại những hậu quả khôn lường về môi trường cho Đông Nam Bộ. Rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài không xử lý hê thống chất thải công nghiệp gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và hệ lụy đến việc phát triển du lịch tại Đông Nam Bộ, do môi trường ô nhiễm ảnh hưởng môi trường biển. Bên cạnh đó, nhiều dự án FDI sau một thời gian hoạt động bỏ về nước ngoài, không thanh toán lương cho người lao động và không thực hiện nghĩa vụ thuế, gây nên nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Chính vì vậy, cần có sự sàng lọc các dự án FDI có chất lượng
để hạn chế những mặt tiêu cực của FDI tác động đến kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
Nhìn chung, công tác xúc tiến còn yếu và thiếu, trong khi sự cạnh tranh giữa các nước là gay gắt. Với xu hướng hội nhập hiện nay, các nước đang phát triển đều có chính sách ưu đãi để thu hút FDI về nước mình, trong khi đó công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng còn chưa đạt hiệu quả cao, chính vì vây vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để nâng cao thu hút FDI trong thời gian tới
Năm là, nâng cao cơ sở hạ tầng
Thực trạng cho thấy, cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Bộ chưa đồng bộ, hệ thống giao thông quá tải. Chính vì vậy, cần có sự quy hoạch hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ khi có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà đầu tư, các nhà đầu tư mới sẵn sàng bỏ vốn để thực hiện các dự án tại Đông Nam Bộ.
Sáu là, đầu tư phát triển ngành công nghiệp
Nước ta là nước đang phát triển, với xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, qua quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đất nước đang có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên tỷ trọng công nghiệp vẫn còn thấp so với các nước khác, chính vì vậy, nước ta nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng cần đẩy mạnh tập trung phát triển công nghiệp hơn nữa, bởi đây là một công cụ thu hút FDI hữu hiệu, đặc biệt là cần tập trung cho các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.
*
* *
Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, tác giả đã đi phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Bộ thời gian qua.
Trong những năm qua, Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt được điều này là do Đông Nam Bộ đã có những nỗ lực và ưu thế nhất định, như tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư…Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những vấn đề đặt ra cần giải quyết và vẫn còn những hạn chế trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ.
Kết quả phân tích thực trạng chương 2 là cơ sở để tác giả đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đông Nam Bộ thời gian tới.
Chương 3