Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở chú trọng tới chất lượng của dòng vốn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 86 - 90)

- Bốn là, một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đầu tư trực tiếp nước ngoà

3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở chú trọng tới chất lượng của dòng vốn

chất lượng của dòng vốn

Xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc nắm bắt các thông tin qua hoạt động xúc tiến đầu tư giúp họ nắm chắc được về yêu cầu, môi trường đầu tư tại nước chủ nhà, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp. Như vậy có thể nói rằng xúc tiến đầu tư là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia để thu hút được những dòng vốn FDI vào Đông Nam Bộ. Hiện nay công tác này tại Đông Nam Bộ mặc dù đã triển khai rộng khắp trên địa bàn nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả và đang còn gặp rất nhiều bất cập như: Rất nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư còn rất sơ sài. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư... rất chung chung. Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có, ví dụ như đặc điểm địa hình, ưu thế, lợi thế của Đông Nam Bộ, các tiềm năng phát triển của Đông Nam Bộ, những thành tựu kinh tế của các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ đã đạt được...

Đồng thời, kinh phí tổ chức các hoạt động XTĐT hiện còn rất hạn chế. Các Trung tâm XTĐT của các tỉnh, thành phố tại Đông Nam Bộ lại chưa được thống nhất từ cách thức tổ chức, tên gọi cho đến cơ chế hoạt động. Do tổ chức mỗi nơi một khác khiến cho hoạt động của các Trung tâm XTĐT chưa được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp và hậu quả là sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động XTĐT. Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư hiện nay bộ kế hoạch đầu tư cần phải soạn thảo các quy chế chung phối hợp giữa các trung tâm XTĐT đảm bảo tính đồng bộ trong công tác vận động đầu tư, khắc phục tình trạng khép kín trong phạm vi tỉnh - thành phố

bằng việc xác lập các cơ chế trao đổi, phối hợp giữa cơ quan XTĐT ở trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan XTĐT giữa các tỉnh thành tại Đông Nam Bộ như TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai…với nhau và với các cơ quan XTĐT trong và ngoài nước, đưa công tác xúc tiến đi vào chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, cần đưa ra các hướng dẫn giúp các địa phương hoàn chỉnh danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển địa phương, đề nghị các địa phương nên chọn các dự án có tính khả thi cao nhất, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư.

Đặc biệt, ngoài xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghệ cao, chế biến, sản xuất, thì tiềm năng của Đông Nam Bộ cần khai thác là du lịch. Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm, giữ vị trí quan trọng hàng đầu, là cửa ngõ đón khách quốc tế lớn nhất của cả nước. Năm 2013, toàn vùng đón tiếp và phục vụ trên 4,2 triệu lượt khách quốc tế và 18 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch toàn vùng năm 2013 đạt trên 31.500 tỷ đồng, chiếm 28% tổng thu du lịch cả nước [34, tr.2]. Tuy nhiên, những thành tựu này hầu như tập trung chủ yếu ở TP. HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh còn phát triển tự phát, bị động về thị trường, sản phẩm du lịch chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp…

Trong vùng Đông Nam bộ, Tây Ninh là cửa ngõ thuận lợi về du lịch đường bộ kết nối với nước láng giềng Campuchia và các nước ASEAN, nhưng cho đến nay hoạt động du lịch của Tây Ninh vẫn còn đơn sơ, chưa bứt phá, vươn lên xứng tầm. Nhằm đưa du lịch Đông Nam bộ phát triển xứng tầm một vùng du lịch trọng điểm, với tâm điểm là TP. HCM, các tỉnh Đông Nam bộ cần liên kết, hợp sức và có giải pháp cấp bách trong quy hoạch phát triển du lịch bảo đảm thực thi với tầm nhìn dài hạn, hiệu quả và bền vững. Trong

thời gian tới, Đông Nam bộ nói chung, Tây Ninh nói riêng cần tập trung đẩy mạnh đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt với sự hỗ trợ của Nhà nước, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia như núi Bà Đen; Trung ương Cục miền Nam; Căn cứ Tà Thiết; Cần Giờ; Cát Tiên, Côn Đảo,… phải đặc biệt được tập trung đầu tư phát triển.

Đông Nam Bộ cần tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam trong thời gian tới, để mang Tây Ninh đến với mọi người, giúp mọi người hiểu về Tây Ninh, cũng như vị trí và mối quan hệ mật thiết giữa Tây Ninh và tỉnh thành bạn trong khu vực Đông Nam bộ, theo đó cần giới thiệu quy hoạch phát triển du lịch Tây Ninh và các tỉnh thành Đông Nam bộ; khảo sát thực tế những địa điểm đầu tư nổi bật như: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam; núi Bà Đen; cửa khẩu Mộc Bài; hồ Dầu Tiếng và Khu tái hiện Di tích lịch sử cách mạng miền Nam tại Bời Lời-Trảng Bàng, ngoài ra cần khuyến khích các tham luận về quy hoạch và định hướng đầu tư, phát triển du lịch vào Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam bộ; các chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch; đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam bộ; tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Tây Ninh.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch vào Tây Ninh là điểm nhấn trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ trong thời gian tới, để thực hiện được cần phải có sự liên kết giữa Tây Ninh với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ, phải nâng cấp du lịch Tây Ninh lên chuyên nghiệp hơn. Tổng cục Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cần sớm điều chỉnh quy hoạch du lịch Tây Ninh trước tình hình mới. Tây Ninh có 3 sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hoá lễ hội tâm linh; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch mua sắm cửa khẩu. Cần chú ý phát triển các sản phẩm du lịch này trên tinh thần liên kết với các tỉnh thành

trong khu vực. Tỉnh cũng cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương mình. Tỉnh nên có chủ trương khuyến khích ưu tiên cho các nhà đầu tư xây dựng khách sạn. Chính phủ cũng cần sớm ban hành quyết định công nhận Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt; đề nghị tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch,…

Cán bộ làm XTĐT thi phải có thông tin đầy đủ, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực của mình để cung cấp cho các nhà đầu tư khi cần thiết, cho nên cần đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ làm XTĐT cũng như coi trọng việc phối hợp với các công ty tư vấn, kiểm toán, các tổ chức pháp lý trong công tác XTĐT để tận dụng thông tin, quan hệ của các tổ chức chuyên nghiệp này nhất là khi khả năng của các cơ quan XTĐT còn hạn chế. Công tác vận động xúc tiến đầu tư cũng cần được đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền về đầu tư, đổi mới các phương pháp trình bày tại các hội thảo, các phương tiện nghe nhìn nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Để làm được điều này, Đông Nam Bộ cần quan tâm nhiều hơn tới khoản kinh phí cấp hàng năm cho hoạt động XTĐT.

Ngoài ra, Đông Nam Bộ cần hướng dẫn, thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn mục tiêu và lĩnh vực đầu tư; tìm nguồn vốn, môi giới giữa quỹ phát triển vùng với các dự án đầu tư, giúp quỹ lựa chọn các dự án khả thi để tài trợ. Thực hiện các chức năng về nghiên cứu và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, pháp chế, đào tạo và huấn luyện cán bộ, các hoạt động môi giới khác.

FDI có nhiều tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật cho các nước, các địa phương nhận đầu tư, tuy nhiên, cũng có nhiều tác động tiêu cực, như vấn đề ô nhiễm môi trường, đào thảo công nghệ lạc hậu vào nước đầu tư, các doanh nghiệp FDI trốn thuế, bỏ về nước, trốn lương công

nhân….Điều này cho thấy, trong công tác thu hút FDI, ngoài vấn đề số lượng thì Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng cần trú trọng đến chất lượng. Giải pháp cần thiết là Đông Nam Bộ cần điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư FDI, khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch. Các tỉnh, thành kinh tế trọng điểm tại Đông Nam Bộ cần hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng; không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. Để thực hiện các nội dung tái cấu trúc trên đây, Đông Nam Bộ phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp, sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại. Các nhân tố này liên quan chặt chẽ với nhau và tích hợp tác động, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 86 - 90)