- Bốn là, một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đầu tư trực tiếp nước ngoà
2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
Một là, Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hấp dẫn đầu tư.
Đông Nam Bộ có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút FDI. Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long - vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ. Bằng đường bộ còn có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn (đường không và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài.
Ngoài ra, Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên dồi dào. Vùng Đông Nam Bộ sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, đây là lợi thế quan trọng của Đông Nam Bộ. Các vùng đất bazan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất bazan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất bazan, nhưng thoát nước tốt. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá,…) trên quy mô lớn.
Vùng Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và như trường Minh Hải - Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ.
Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho TP. HCM và đồng bằng sông Cửu Long và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ở đây còn có khu vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng, nơi còn bảo tồn được nhiều loài thú quý.
Tài nguyên khoáng sản của vùng nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra là đất sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ. Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn. về khoáng sản, Đông Nam Bộ có trên 200 mở khai thác với quy mô khác nhau. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn bôxít ở trong vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu
làm vật liệu xây dựng như sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh...Các nguồn tài nguyên này rất hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn để khai thác
Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ có nhiều cơ sở cung cấp năng lượng. Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất, hoá dược, thực phẩm,… Việc phát triển các ngành công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ:
- Xây dựng các công trình thuỷ điện trong vùng. Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400.000 kw đã đi vào hoạt động từ năm 1988. Công trình thuỷ điện Thác Mơ ( 150.000 kw) trên sông Bé đã đi vào hoạt động. Các công trình thuỷ điện khác trên sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang trong kế hoạch xây dựng.
- Đường dây cao áp 500 kw chuyển điện từ Hoà Bình vào Phía Nam. - Phát triển điện tuabin khí, gồm các nhà máy điện tua bin khí Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức,… trong đó lớn nhất là nhà máy điện tua bin khí Phú Mĩ, tổng công suất thiết kế hơn 3 triệu kw.
Phát triển một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, phục vụ cho các khu chế xuất…
Hai là, Đông Nam Bộ có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư
Ngoài ra, vấn đề khoa học công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, các nhà đầu tư luôn muốn đầu tư vào những vùng có công nghệ cao chứ không muốn đầu tư vào những vùng miền công nghệ lạc hậu. Đông Nam Bộ đã đưa ra chính sách ưu đã tối đa cho các doanh nghiệp FDI đổi mới công nghệ. Tại hội thảo về khoa học và công nghệ đầu năm 2015, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ và lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và TP. HCM đã họp để đưa ra ưu đãi cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, khó có điều kiện để thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Để thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ, phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, để các chính sách ưu đãi phát triển khoa học và công nghệ thực sự đi vào thực tế, đại diện các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ đều có chung nhận định: “Ưu đãi đầu tư phải đến từng doanh nghiệp. Chính quyền địa phương phải hiểu rõ thực trạng, nhận thấy nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình đổi mới công nghệ”.
Tỉnh Đồng Nai đang thực hiện thành công mô hình hỗ trợ đề tài, dự án khoa học có tính khả thi cao trong giáo dục, y tế trực tiếp bằng ngân sách của Sở Khoa học và Công nghệ (70%) và ngân sách huyện (30%); các đề tài, dự án thuộc ngành khác, Sở Khoa học và Công nghệ (50%) và ngân sách huyện (50%). Cơ chế này có tác động khuyến khích địa phương chủ động soát xét tính khả thi của đề tài, dự án góp phần phát triển trực tiếp cho doanh nghiệp.
Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM cho biết thêm, thí điểm cơ chế hợp đồng đặt hàng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang được Sở này triển khai thành công. Bên cạnh đó, Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và chương trình kích cầu đầu tư đã trở thành dấu ấn của TP. HCM trong nỗ lực đổi mới công nghệ, đưa doanh nghiệp tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới.
Đánh giá sự đầu tư về chính sách tài chính cho đổi mới doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị phải tăng cường hiệu quả của Quỹ Đầu
tư khoa học và công nghệ, xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ, ưu tiên cho các doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ để tạo điều kiện hiện thực hóa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực Đông Nam Bộ, nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút FDI.
Tại Đông Nam Bộ các tỉnh đã trú trọng thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư, đến nay tỉnh nào cũng có trung tâm xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, toàn phía Nam đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS) là cơ quan của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có trụ sở tại TP. HCM và địa bàn hoạt động trên 21 tỉnh thành phía Nam, từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
IPCS trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, được thành lập theo Quyết định số 1223/QĐ - BKH ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam, tiền thân là Cơ quan đại diện phía Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
IPCS thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên khu vực phía Nam. Kế thừa kinh nghiệm nhiều năm hoạt động từ Cơ quan đại diện phía Nam - Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), IPCS đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn, xúc tiến và thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn và các Trung tâm Xúc tiến đầu tư các tỉnh phía Nam, IPCS tổ chức có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực; xây dựng và nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách về đầu tư nước ngoài; năng lực cạnh tranh của nhà đầu tư, doanh nghiệp và Hiệp hội Doanh nghiệp.
Trong hoạt động hợp tác quốc tế, IPCS là đầu mối phía Nam của Cơ quan Xúc tiến đầu tư quốc gia - Cục Đầu tư nước ngoài - thực hiện các
chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế để xúc tiến đầu tư vào khu vực. Trong suốt quá trình hình thành và hoạt động, IPCS luôn nỗ lực hỗ trợ các địa phương, các Trung tâm xúc tiến đầu tư của các tỉnh phía Nam mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường cơ hội thu hút đầu tư; là địa chỉ tin cậy cho các tổ chức nước ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong hoạt động đầu tư kinh doanh; tham gia tích cực vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phía Nam, trong đó có Đông Nam Bộ.
Phát triển công nghiệp là một trong những công cụ quan trọng để thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế sản xuất tập trung. Đa số nguồn FDI đầu tư chủ yếu vào công nghiệp thường đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp chứ không đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Do vậy, thời gian qua, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ở vùng Đông Nam Bộ được quan tâm phát triển đồng bộ và mở rộng nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thậm chí, để tăng hiệu quả phát triển công nghiệp, vùng Đông Nam Bộ còn thành lập Cụm Thi đua ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế miền Đông Nam Bộ.
Các đơn vị thành viên trong Cụm đã tích cực đôn đốc chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã đầu tư hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải và đưa vào vận hành. Các đơn vị thành viên trong Cụm đã triển khai thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; quản lý theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế theo đúng quy hoạch được duyệt, tuân thủ nội dung giấy phép xây dựng đã cấp nhằm thu hút FDI.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2008. Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, công tác kiểm tra, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường, thực hiện thường xuyên; tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục để triển khai dự án đầu tư được nhanh chóng, thuận lợi.
Mặc dù gặp khó khăn chung của nền kinh tế nhưng trong năm 2014 việc triển khai các dự án và đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế miền Đông Nam Bộ có nhiều kết quả khả quan, nhiều dự án thu hút đầu tư mới được đưa vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại các địa phương, đóng góp không nhỏ vào tỷ trọng tăng trưởng GDP, nguồn thu thuế, kim ngạch xuất nhập khẩu của các địa phương.
Ba là, Đông Nam Bộ có thế mạnh về nguồn nhân lực so với các địa bàn khác trên cả nước.
Ngoài ra, Đông Nam Bộ cũng cải thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa. Ngày nay, trong thực tế TP. HCM đang trở thành vùng đại đô thị, trung tâm phát triển kinh tế - dịch vụ toàn vùng. Vào năm 1996, theo phương án nghiên cứu hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ Úc đã được thực hiện mang tên "Qui hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1996-2010". Sự phân bổ các hoạt động kinh tế vùng miền Đông Nam Bộ được xác lập như sau:
Thương mại - dịch vụ, giáo dục bậc cao tập trung ở TP. HCM.
Hoạt động giao thương, đầu mối giao thông quốc tế xuyên Á qua các cảng Sài Gòn, Thị Vải và Vũng Tàu.
Công nghệ cao, công nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu ở ngoại thành TP. HCM, công nghiệp nặng ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, chế biến nông sản ở Bình Dương và Đồng Nai.
Vùng đô thị TP. HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Dương - Bình Phước - Tây Ninh - Tiền Giang - Long An, với hơn 10 triệu dân được đặt trong mối quan hệ của lý thuyết đô thị cực lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Đông Nam Bộ đã xây dựng nguồn nhân lượng chất lượng cao. Vùng Đông Nam bộ mà trọng tâm là TP. HCM, là một trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo, khoa học, kỹ thuật với 32 trường đại học, 20 trường cao đẳng và 29 trường trung học chuyên nghiệp, hơn 60 viện và trung tâm nghiên cứu; 230 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 3.000 tiến sĩ, 5.000 thạc sĩ. Bên cạnh đó, hệ thống trường dạy nghề ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác trong khu vực cũng khá phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn lao động. Riêng Bình Dương, sau 6 năm thực hiện quy hoạch mạng lưới dạy nghề, đã phấn đấu xây dựng được tống cộng 28 cơ sở dạy nghề (15 công lập, 13 tư thục) đào tạo được 48.807 lao động (8.617 hệ dài hạn, 79.190 hệ ngắn hạn). Tỉ lệ học sinh học nghề ra trường có việc làm khoảng 80%, trong số đó 90% vào làm tại các khu công nghiệp [31, tr.21]. Sự phát triển của hệ thống đào tạo, dạy nghề đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề của vùng tăng cao.
Vùng Đông Nam Bộ có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đứng thứ hai trong cả nước, tuy vậy còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (tỷ lệ cán bộ đại học trên 1 vạn dân của Việt Nam là 18, vùng Đông Nam Bộ là 22, trong khi đó Hàn Quốc là 52, Nhật Bản 170).
Với quy mô và trình độ hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, các nhà khoa học thực hiện chức năng nghiên cứu và đào tạo lao động của TP. HCM có ưu thế rất lớn về số lượng và chất lượng của đội ngũ các nhà khoa học, số nhà