Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

ngoài ở vùng Đông Nam Bộ

Thứ nhất, Các yếu tố kinh tế

- Một là, nhân tố thị trường: quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt - đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư, thị trường tiềm năng của họ;

- Hai là, nhân tố lợi nhuận: lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện rất hữu hiệu của các TNCs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc;

- Ba là, nhân tố về chi phí: nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các TNCs đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu. Trong một cuộc điều tra các TNCs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng khác nhau trong một quốc gia. Trong khi đó, những nhân tố quan trọng nhất giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân công thấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có về tài nguyên thiên nhiên. Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Vùng có thể mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ, đường biển,

đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.

Hệ thống thông tin viễn thông, dịch vụ ngân hàng, cảng biển, cảng hàng không, cảng nội địa, hải quan đầy đủ, thuận tiện, hiện đại.

Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động có trình độ chuyên môn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh, được đào tạo và nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các khu công nghiệp.

Thứ hai, các yếu tố tự nhiên - Một là, vị trí địa lý:

Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.

- Hai là, tài nguyên thiên nhiên:

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng cho phép phát triển kinh tế tại địa phương đó theo hướng đa ngành và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc gia và quốc tế. Địa phương có tài nguyên thiên nhiên phong phú, gần nguồn nguyên liệu sẽ làm cho chi phí sản xuất trở nên rẻ hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: TP. HCM, tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Bắc - Tây bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây - Tây nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông - Đông nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Theo số liệu tổng điều tra dân số tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009, Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14

triệu người, chiếm 16,3% dân số cả nước, trong đó TP. HCM chiếm 51%. Mật độ dân số của Vùng là 594 người/km2, gấp gần 2,3 lần mật độ dân số chung của cả nước. Vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước (3,2%/năm), do thu hút nhiều dân nhập cư từ vùng khác đến sinh sống.

Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam. Bên cạnh đó, vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,…

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w