Kinh nghiệm rút ra cho vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 36 - 39)

- Bốn là, một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đầu tư trực tiếp nước ngoà

1.3.2. Kinh nghiệm rút ra cho vùng Đông Nam Bộ

Thứ nhất, về xúc tiến kêu gọi đầu tư. Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư như hội chợ thương mại, triển lãm,... để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế. Tìm kiếm nhà đầu tư tốt, đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham những dự án phi thực tế, những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính. Ngoài ra, cần chủ động trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức có đủ kiến thức, năng lực ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước và nên kết hợp với các cơ quan chức năng của nước đó để có được những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở lĩnh vực mà địa phương cần thu hút. Không thu hút đầu tư các dự án nước ngoài bằng mọi giá. Đối với những dự án có thể gây tác hại đối với môi trường, cần xem xét kỹ khi cấp phép và

nếu nhận thấy dự án có nguy cơ gây tác động tiêu cực, địa phương nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Thứ hai, bài học về cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư của địa phương tốt sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài những nhiệm vụ và chức năng thuộc thẩm quyền của trung ương như tạo lập môi trường pháp lí, xây dựng cơ chế, chính sách, các tỉnh cần quan tâm đến những vấn đề thuộc phạm vi quyết định của mình như quy hoạch tổng thể, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện nhanh chủ trương cải cách hành chính để cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn.

Thứ ba, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực yếu, đặc biệt là nguồn nhân lực trong những ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài có trình độ và công nghệ cao, nếu không đủ trình độ và hiểu biết sẽ trở thành điểm yếu của địa phương trong xúc tiến kêu gọi đầu tư cũng như đánh giá và phân tích tính khả thi và hiệu quả của dự án. Bởi vẫn có không ít các nhà đầu tư lợi dụng sự quản lí yếu kém của cơ quan chức năng để tranh thủ đầu tư bằng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, phát triển kinh tế vùng. Song song với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đến phát triển kinh tế của địa phương bằng nội lực và những nguồn vốn khác. Cần thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làm rất có hiệu quả, cần quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra. Kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng số lượng việc làm và thu nhập cho người lao động. Hạn chế việc mất cân đối giữa các ngành nghề và khu vực, cũng như sự phân hóa giàu nghèo.

*

* *

Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương. Nội dung chương 1 đã đưa ra khái niệm, bản chất của đầu tư trực tiếp ngoài, nội dung của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hải Dương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Đông Nam Bộ.

Dựa trên cơ sở lý luận tác giả đã đưa ra ở chương 1, để tác giả phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ thời gian qua ở Chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w