Nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 90 - 97)

- Bốn là, một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Đầu tư trực tiếp nước ngoà

3.2.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Nâng cao cơ sở hạ tầng là giải pháp cần thiết để hấp dẫn các nhà đầu tư. Đông Nam Bộ cần trú trọng hơn nữa trong việc đầu tư, thực hiện việc tổ chức vùng lãnh thổ hợp lý, thông thoáng trong một không gian phát triển sôi động, hài hòa để phát huy ngày càng mạnh chức năng của Vùng, là trung tâm kinh tế - tài chính và giao lưu quốc tế của Vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Phát triển mạng lưới đô thị hợp lý trong tổng thể hệ thống đô thị cả nước, nhất là trong quan hệ giữa Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hạn chế tối đa việc tập trung quá mức vào các đô thị lớn, ưu tiên phát triển nhanh các đô thị vừa và nhỏ,tổ chức hợp lý mối quan hệ giữa khu vực thành thị và

nông thôn. Ngoài ra, cần xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống đô thị theo quy hoạch, hình thành các hành lang phát triển nối kết các đô thị lớn và kéo dãn sự đông đặc của các đô thị trong Vùng, sớm khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các tỉnh, thành phố trọng điểm như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.. cần khẩn trương xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và tương đối hiện đại để đáp ứng và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Vùng, đồng thời tạo thuận lợi cho thu hút FDI, phát triển, hiện đại hóa hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay trong Vùng Đông Nam Bộ theo quy hoạch nhằm thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa trong Vùng và mở rộng ra ngoài Vùng. Các cấp, chính quyền cần chỉ đạo,nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp nước ở các đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Hiện đại hóa thông tin liên lạc, xây dựng đồng bộ với mạng lưới thông tin quốc gia, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; đáp ứng nhu cầu thông tin cho sản xuất và đời sống.

Song song đó, trong quá trình thu hút FDI, phát triển công nghiệp và kinh tế của Vùng, cần chú trọng gắn phát triển với chuyển giao công nghệ, từng bước xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn toàn Vùng, góp phần thiết thực và tích cực vào việc phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ của cả nước.

Thứ hai, đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Trong xu hướng phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật ngày nay, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách. Tính khách quan và cấp bách của phát triển ngành công nghiệp phụ trợ xuất phát từ đặc trưng và vai trò của nó đối với thu hút FDI cũng như phát triển bản thân nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Công nghiệp

phụ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành công nghiệp, chuyên làm chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là ngành chế tạo các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nguyên liệu để sơn, nhuộm và những sản phẩm dùng làm bao bì, đóng gói….

Công nghiệp phụ trợ theo nghĩa rộng còn bao hàm cả việc sản xuất ra các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất chính như sơ chế các nguyên liệu thô hoặc chế tạo một phần những sản phẩm chính tương tự theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép của chính hãng.

Đặc trưng của ngành công nghiệp phụ trợ là sản xuất quy mô nhỏ được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tác nghiệp của nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hãng lớn và có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật với các hãng lớn. Khi các mối liên hệ trở nên thường xuyên và ổn định thì chúng trở thành vệ tinh của các hãng lớn. Đây cũng là một trong các con đường chủ yếu để các nhà đầu tư cắm nhánh và khai thác thị trường thế giới thông qua việc hút các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt động của mình để hình thành các chi nhánh cấp 2 và cấp 3… với các mối liên kết chặt và lỏng khác nhau.

Mặt khác, thông qua những mối liên kết này, các doanh nghiệp của nước nhận đầu tư cũng dễ dàng thâm nhập vào hệ thống phân công lao động của các công ty xuyên quốc gia, nhờ đó trình độ kỹ thuật và công nghệ của chúng cũng được nâng cao nhanh chóng. Bởi lẽ, chỉ có phù hợp với yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế mà các công ty mẹ đại diện, thì doanh nghiệp phụ trợ mới có thể tồn tại như một vệ tinh của công ty xuyên quốc gia. Theo đà phát triển về năng lực sản xuất và trình độ công nghệ, các doanh nghiệp phụ trợ này không chỉ cung cấp sản phẩm cho các xí nghiệp sản xuất ở trên địa bàn quốc gia, mà còn cung cấp cho mạng lưới các xí nghiệp chi nhánh của công ty xuyên quốc gia cắm ở hàng trăm quốc gia trên thế giới. Do đó, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ tạo ra sự

hấp dẫn của môi trường đầu tư, mà còn là con đường ngắn nhất để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mạng lưới hoạt động của công ty xuyên quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI, bởi bản thân các tập đoàn, công ty lớn về lắp ráp giờ đây cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty, nhà máy.

Về cơ bản, Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp phụ trợ như nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, về trình độ nhân công cho những sản phẩm tinh xảo và đặc biệt là đang có hàng trăm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí - chế tạo máy, đó là chưa kể đến lực lượng hùng hậu các xưởng, cơ sở kim khí... Chính vì vậy, Đông Nam Bộ cần đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh thu hút FDI.

Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ cần coi trọng hơn thị trường trong nước, cụ thể, phát triển mạnh hệ thống phân phối của các doanh nghiệp FDI trong vùng trên thị trường nội địa để có thể làm chủ thị trường này; tạo cơ sở vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do với Việt Nam. Ngoài phát triển công nghiệp, thì cần phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa rộng như: dịch vụ du lịch, phân phối, vận tải, logistics và các dịch vụ cảng biển, nhằm tận dụng vị thế địa kinh tế của Vùng Đông Nam Bộ.

*

* *

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Bộ, cùng với những hạn chế còn tồn tại trong công tác này mà tác giả đã nêu ra tại Chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp để

nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ. Theo đó, các giải pháp chủ yếu bao gồm:

- Giải pháp thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hút FDI. - Giải pháp thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Giải pháp thứ ba, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở chú trọng tới chất lượng của dòng vốn.

- Giải pháp thứ bốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để thực hiện được giải pháp, cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, các ban ngành khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố như: TP. HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu,…và sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, ý thức người lao động và sự hợp tác của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Sau gần ba mươi năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư), FDI được nhìn nhận như là một trong những trụ cột góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Vai trò của FDI được thể hiện thông qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế như: Bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực.

Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Bộ mạnh mẽ hơn nữa, thì vai trò của vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Do đó, cần nâng cao hiệu quả công tác thu hút FDI tại Đông Nam Bộ. Từ những hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề đặt ra trong công tác này, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Nhận thức được tính cấp thiết của đề tài, luận văn: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ hiện nay” đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ, trong đó đặc biệt đã làm rõ quan niệm và nội dung cùng các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ. Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương khác trong cả nước nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Đông Nam Bộ.

Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014. Trong đó cụ thể luận văn đã làm rõ những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế này cũng như các vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích rõ quan điểm chỉ đạo thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài ở vùng Đông Nam Bộ thời gian tới, luận văn đã đề xuất bốn nhóm giải pháp chủ yếu trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 90 - 97)