Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 32 - 34)

địa phương Việt Nam và bài học rút ra cho vùng Đông Nam Bộ

1.3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một sốđịa phương địa phương

Thứ nhất, kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở thành phố Đà Nẵng:

Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao của Việt Nam. Trong những năm gần đây, đến Đà Nẵng thực sự đã chuyển mình, trở thành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung và là thành phố thu hút FDI nhiều nhất khu vực này với 113 dự án, đứng thứ 16 cả nước về tổng vốn đầu tư thu hút được vào năm 2013 [06, tr.30]. Trong hơn 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đà Nẵng đã có những tổng kết kinh nghiệm quý báu về làm thế nào để FDI thực sự đem lại sự phát triển đối với

nền kinh tế địa phương. Sau giai đoạn đầu vấp phải nhiều dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm,... đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng các năm gần đây đã chuyển biến đáng kể.

Đạt được kết quả như vậy là do Đà Nẵng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêu cực mà FDI mang lại để FDI thực sự hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển.

- Một là, ý thức được vai trò quan trọng của FDI, Đà Nẵng đã tạo thuận lợi trong thu hút vốn FDI không chỉ ở một khâu mà ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đầu tư, từ tìm kiếm xúc tiến đầu tư đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy chứng nhận và sau đó là triển khai hoạt động dự án. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, tài nguyên môi trường, công nghiệp, xây dựng, du lịch,... Tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếp nhận dự án.

- Hai là, Đà Nẵng thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Vốn ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làm rất có hiệu quả. Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà thành phố được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn, thành phố luôn cân nhắc để quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Ba là, chính sách khuyến khích đầu tư ở Đà Nẵng được thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Hạn chế việc mất cân đối giữa các ngành nghề và khu vực, cũng như sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn vốn FDI bổ sung một phần quan trọng cho công cuộc phát triển kinh

tế. Vì vậy, Đà Nẵng đã liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI ở VÙNG ĐÔNG NAM bộ HIỆN NAY (Trang 32 - 34)