Tiêu chí đánh giá tự học Các mức độ đạt được Số HS được kiểm tra Kết quả
Bài 5 Bài 8,9 Bài 11
SL HS Tỉ lệ% SL HS Tỉ lệ% SL HS Tỉ lệ% Thái độ tự học Mức 1: Không hào hứng, khó chịu 40 15 37.5 10 25 7 17.5 Mức 2: Đáp ứng yêu cầu 18 45 14 35 8 20 Mức 3: Vui vẻ, tự nguyện 7 17.5 16 40 25 62.5 Tìm kiếm thông tin để giải quyết nhiệm vụ Mức 1: Từ kinh nghiệm 15 37.5 12 30 10 25 Mức 2: SGK 17 42.5 14 35 12 30 Mức 3: Tìm từ các nguồn khác nhau: SGK, tài liệu,
mạng internet. 8 20 14 35 28 70
Giải quyết nhiệm vụ
Mức 1: Chưa hoàn thành
nhiệm vụ 15 37.5 9 22.5 4 10
Mức 2: Giải quyết nhiệm
vụ theo yêu cầu 16 40 13 32.5 10 25
Mức 3: Giải quyết nhiệm
vụ tốt, sáng tạo 9 22.5 18 45 26 65
giá giá. Mức 2: Thỉnh thoảng tự đánh giá. 12 30 12 30 11 27.5 Mức 3: Thường xuyên tự đánh giá và đánh giá đúng. 8 20 15 37.5 19 47.5
* Phân tích kết quả số liệu:
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả rèn luyện thái độ 3 bài dạy thực nghiệm
Thái độ làm việc là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến các bước tiếp theo của một tiến trình công việc. Trong quá trình DH, chúng tôi thường xuyên quan sát các biểu hiện của học sinh trong khi thực hiện các yêu cầu của PHT để đánh giá thái độ của HS. Qua biểu đồ hình 3.1 cho thấy thái độ trong học tập của HS có sự thay đổi qua 3 bài dạy thực nghiệm.
Kết quả đánh giá cho thấy tỉ lệ HS có thái độ không hào hứng với bài 5 là 37.5%, nhưng đến bài 8,9 chỉ còn 25% và ở bài 11, tỉ lệ này là 17.5%, giảm 20% so với bài 5. Trong tiết dạy đầu tiên của quá trình thực nghiệm, tỉ lệ HS vui vẻ tiếp nhận phương pháp học mới chỉ đạt 17.5%, đây là mức cao nhất của thái độ tự học nhưng qua 3 tiết dạy thực nghiệm tỉ lệ HS đạt mức này lên tới 62.5% ở bài 11. Nhìn vào cột của bài 11, tôi thấy được đa số HS trong lớp có tinh thần tự nguyện, vui vẻ với nhiệm vụ được giao. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu chúng ta rèn luyện sử dụng phương tiện là PHT, bước đầu có thể kích thích được tính tích cực, hào hứng của HS, góp phần nâng cao hiệu quả trong DH môn Sinh học.
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin để giải quyết nhiệm vụ qua 3 bài dạy thực nghiệm
Việc tìm kiếm, thu thập thông tin là một khâu quan trọng trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, các thông tin thu thập được phụ thuộc nhiều vào nguồn tài liệu mà HS nghiên cứu. Ngày nay, với lượng kiến thức ngày càng bùng nổ thì nguồn tài liệu không thể chỉ bó hẹp trong SGK, sách bài tập mà Bộ giáo dục phát hành, mà HS phải tìm kiếm từ nhiều nguồn khác như: sách tham khảo, internet… Chính vì vậy việc rèn luyện để HS có kỹ năng tìm kiếm thông tin là thực sự cần thiết. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong DH hiện đại. Để đánh giá kỹ năng này của HS, chúng tôi phải thao dõi quá trình làm việc của HS tại lớp và căn cứ vào phiếu điều tra.
Qua quá trình rèn luyện, tôi thấy kỹ năng tìm kiếm thông tin của HS được cải thiện đáng kể. Cụ thể, đối với mức thấp nhất (mức 1) tỉ lệ HS ở tiết dạy TN đầu tiên ( bài 5) là 37.5% và giảm dần xuống 30% ở bài 8,9 và chỉ còn 25% ở bài 11. Trong lúc đó ở bài 5, đa số HS tìm kiếm thông tin từ SGK, vì đây là nguồn tài liệu phổ biến và quen thuộc nhất cho HS phổ thông. Tuy nhiên, cũng đã những HS biết tìm hiểu các tài liệu khác như sách bài tập, internet… ở bài 5, tỉ lệ này là 20%, tăng dần
qua quá trình rèn luyện và đạt tới 70% ở bài 11. Như vậy việc rèn luyện cho HS kỹ năng tìm kiếm thông tin dã bước đầu có hiệu quả.
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả rèn luyện kỹ năng giải quyết nhiệm vụ qua 3 bài dạy thực nghiệm
Giải quyết nhiệm vụ là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự học của HS, giải quyết nhiệm vụ thể hiện hiệu quả của quá trình rèn luyện kỹ năng cho HS. Căn cứ vào kết quả trên PHT thu được, chúng tôi có thể thống kế số liệu và lập được biểu đồ hình 3.3. Dựa vào biểu đồ trên, cho thấy tỉ lệ HS giải quyết nhiệm vụ tốt, sáng tạo ở bài dạy TN đầu tiên( bài 5) chỉ đạt 22.5%, còn 40% HS chỉ giải quyết nhiệm vụ theo yếu cầu, đáng chú ý là có tới 37.5% chưa hoàn thành nhiệm vụ mà PHT yêu cầu. Nhưng tỉ lệ HS làm tốt nhiệm vụ đã tăng dần lên 45% ở bài 8,9 và đạt 65% ở bài 11. Bên cạnh đó, tỉ lệ HS chưa hoàn thành nhiệm vụ giảm dần, 22.5% ở bài 8,9 và bài 11 tỉ lệ này chỉ còn 10%. Như vậy qua các bài dạy TN cho thấy tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng dần, tỉ lệ HS ở mức 1 giảm dần, chứng tỏ GV đã sử dụng PP, phương tiện hoàn toàn phù hợp.
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả rèn luyện kỹ năng tự đánh giá qua 3 bài dạy thực nghiệm
Tự đánh giá là một tiêu chí khó đối với HS, vì theo DH truyền thống thì việc đánh giá là của GV, để rèn luyện kỹ năng này cho HS đòi hỏi GV phải có những phương pháp hợp lí. GV có thể hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách khoanh tròn các mức ở mỗi câu hỏi trong phiếu điều tra ( phụ lục 1) sau mỗi tiết học. GV phải đối chiếu với phiếu theo dõi HS trong tiết học và kết quả trên PHT của HS để thống kê tiêu chí này một cách tương đối chính xác.
Qua biểu đồ hình 3.4 cho thấy tỉ lệ HS tự đánh giá kết quả chỉ đạt 20% trong tiết học TN đầu tiên, điều đó chứng tỏ đa số HS chưa quen với việc tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đến các bài sau tỉ lệ này có sự thay đổi rõ rệt, tỉ lệ HS thường xuyên tự đánh gía đúng ở bài 8,9 là 37.5%, bài 11 là 47,5%. Ngược lại tỉ lệ HS không tự đánh giá được giảm dần qua 3 bài: từ 50% đến 32.5% và chỉ còn 25% ở bài 11.
Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bằng PHT có thể làm tăng cường khả năng tự đánh giá của HS.
Kết luận: Nhìn chung qua quá trình dạy TN thì tỉ lệ HS đạt các tiêu chí của kỹ
năng tự học tăng dần theo hướng tích cực, qua đó chứng tỏ nếu trong quá trình DH GV áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học theo một quy trình khoa học được thiết kế thì thu được kết quả khả quan.