Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 81 - 102)

Những dấu hiệu tích cực của HS trong quá trình DH thực nghiệm cho thấy: Trước khi thực nghiệm, HS chưa có thói quen tự nghiên cứu trong học tập, nếu có HS nghiên cứu thì cũng chỉ là đáp ứng yêu cầu của GV và tài liệu là SGK. Đa số HS chưa tỏ thái độ thích thú với môn học. trong và sau TN, do học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể qua PHT, nên HS đã có định hướng hơn trong thực hiện nhiệm vụ, vui vẻ, tích cực hơn với nhiệm vụ được giao. các em chủ động nghiên cứu và xử lí thông tin trong SGK, tài liệu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn.

HS nghiêm túc trao đổi với các thành viên trong nhóm hoặc với GV để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Khi tiến hành thảo luận, làm việc nhóm các em chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét. Nhiều HS đã thể hiện được sự nhạy bén trong tư duy và khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Học sinh cũng đã có trao đổi qua lại tích cực với giáo viên trong quá trình hoạt động, có ý thức đào sâu và mở rộng vấn đề, chủ động phát triển thêm các nội dung kiến thức và đặt ra những câu hỏi phản hồi lý thú cho giáo viên. Qua đó thấy rằng việc sử dung PHT trong DH không chỉ rèn luyện kỹ năng tự học cho HS mà còn rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiêp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy...

Tóm lại: việc thiết kế PHT, xây dựng quy trình sử dụng PHT trong DH chương Thành phần hóa hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bước đầu đem lại hiệu quả có thể khẳng định tính đúng đắn của đề tài.

Kết luận chương 3

Chương này đề cập đến nội dung tiến hành thực nghiệm sư phạm việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bằng việc sử dụng PHT trong chương Thành phần hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào.

1. Qua kết quả phân tích định lượng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bằng việc sử dụng PHT trong chương Thành phần hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào.

2. Qua chương trình rèn luyện đã bước đầu hình thành cho học sinh được các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tự học.

Qua kết quả phân tích định lượng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của biện pháp việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bằng việc sử dụng PHT trong chương thành phần hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào – Sinh học THPT, đây là một hướng nghiên cứu hoàn toán khả thi góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, phát triển năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh có khả năng tự học suốt đời.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đã được đề ra, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và quy trình sử dụng PHT trong để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong DH Sinh học 10 THPT. Cụ thể đề tài đã phân tích các khái niệm như: tự học, kỹ năng tự học, các hình thức, mức độ của kỹ năng tự học, vai trò của tự học đối với HS, dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS, khái niệm phiếu học tập, vai trò của PHT trong DH rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

1.2. Bước đầu đánh giá được thực trạng của việc DH môn Sinh học theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ở một số trường THPT trong khu vực quận Nam Từ Liêm, TP hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy cả GV và HS chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong quá trình DH. Trong thực tế, chưa có một GV nào trong khu vực trên thiết kế được các quy trình rèn luyện kỹ năng này cho HS. Nếu có sử dụng PHT thì cũng chỉ như một phương tiện DH bình thường. Tuy nhiên đa số GV và HS đều đánh giá được sự cần thiết của kỹ năng tự học đối với HS.

1.3. Căn cứ vào qui trình rèn luyện kĩ năng nói chung, chúng tôi đã đề xuất được các quy trình sau:

- Quy trình thiết kế PHT: gồm 4 bước: 1. Phân tích mục tiêu bài học; 2. Phân tích cấu trúc nội dung bài học để xác định những nội dung có thể thiết kế PHT; 3. Thiết kế PHT; 4. Thẩm định và chỉnh sửa PHT.

- Quy trình tự học thông qua PHT gồm 5 bước: 1. HS nhận nhiệm vụ nhận thức từ các PHT; 2. HS tìm kiếm thông tin liên quan nhiệm vụ; 3. HS giải quyết nhiệm vụ; 4. Thảo luận trong nhóm hoặc các nhóm để rút ra kết luận; 5. Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

- Quy trình rèn luyện kĩ năng tự học gồm 4 bước: 1. Giới thiệu khái quát kĩ năng tự học; 2. GV phát PHT để HS trải nghiệm việc tự học và rút ra quy trình tự học; 3. Thảo luận cả lớp về PHT và quy trình tự học; 4. HS tiếp tục rèn kĩ năng tự học thông qua PHT

1.4. Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng tự học trong chương trình rèn luyện, gồm 4 tiếu chí sau: Thái độ tự học; Tìm kiếm thông tin để giải quyết nhiệm vụ; Giải quyết nhiệm vụ; Tự đánh giá.

1.5. Thiết kế được 3 giáo án dạy học theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học cho HS bằng việc sử dụng PHT. Các giáo án dạy vừa là mẫu thực nghiệm sư phạm, vừa là tư liệu cho GV tham khảo và vận dụng.

1.6. Bước đầu thực nghiệm sư phạm với các giáo án dạy học có sử dụng PHT để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 THPT, qua đó cho thấy khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đưa ra trong đề tài này.

2. Khuyến nghị

2.1. Do hạn chế về thời gian nên đề tài chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu cơ sở và quy trình thiết kế, quy trình sử dụng PHT để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS trong DH chương I và chương II - Sinh học 10. Quy trình do chúng tôi đề xuất chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết hạn chế, xin đề nghị những nghiên cứu tiếp theo quan tâm, bổ sung hoàn thiện để có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

2.2. Cần đưa các quy trình sử dụng PHT để rèn luyện HS kĩ năng tự học vào các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GV và phổ biến việc sử dụng PHT trong giảng dạy ở các trường phổ thông để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

2.3. Cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và triển khai TN các biện pháp sử dụng PHT để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS trên nhiều đối tượng ở phạm vi rộng hơn để tiếp tục đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lý luận dạy họcSinh học (phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2001.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội,

năm 2012

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh học 10, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông mônSinh học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội,

năm 2009.

5. Mai Liên Chi (2004), Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương các QLDT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học lớp 11, Luận văn

Thạc sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học Sinh học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

7. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt hiệu quả, NXB Đại học Sư

phạm Hà Nội.

8. Cudơmin V.P (1986), Nguyên lý tính hệ thống trong lí luận và phương pháp luận của Các Mác, NXB Sự thật, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ, Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2000.

10. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục, Hà Nội,

năm 1996.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa IX, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004 - 2007) môn Sinh học.

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006.

13. Phạm Văn Đồng, Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (12), tr.1- 2, năm

1994.

14. Trịnh Nguyên Giao – Nguyễn Đức Thành (2009), Dạy họcSinh học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

15. Đinh Thị Hà (2011), Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Tiến hóa sinh học 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ,

16. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu,Tế bào học. NXB Đại học quốc gia Hà

Nội, năm 1998.

17. Nguyễn Thị Hòa (2008), “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trong dạy học Sinh học”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học giáo dục. 18. Trần Bá Hoành, Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, năm 2000.

19. Trần bá Hoành – Trịnh Nguyên Giao, Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong môn Sinh học ( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000

cho giáo viên trung học cơ sở), NXB Giáo dục, năm 2000.

20. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB đại học sư phạm Hà Nội, năm 2006.

21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Hoàng Thị Kim Huyền, Xây dựng nội dung thực hành phần lí luận dạy HS học theo hướng hình thành kỹ năng nghề và bồi dưỡng năng lực cho sinh viên Khoa Sinh - ĐHSP. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, năm 2006.

23. Ngô Văn Hưng (2006), Bài tập chọn lọc sinh học 10 cơ bản và nâng cao. Nhà

xuất bản giáo dục.

24. Ngô Văn Hưng, Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống hóa trong dạy học Sinh học 9, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2010.

25. Nguyễn Thế Hưng, Tài liệu tập huấn cho giáo viên Sinh học trung học phổ thông NXB Đại họcc quốc gia Hà Nội, năm 2009.

26. Luật giáo dục, Khoản 2 Điều 5, ban hành ngày 14/06/2005.

27. Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2001.

28. Nguyễn Bá Minh, Kỹ năng dạy học môn toán ở tiểu học. Tạp trí giáo dục, số

192, kì 2-6/2008, Tr.20, năm 2008.

29. Nguyễn Đức Thành (2006),Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Đại học sư phạm Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Thành(Chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông. NXB Giáo dục, năm 2002.

31. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1999. 32. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng (2004), Học và dạy cách học, NXB Trường đại học Sư phạm, Hà Nội.

34. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao, Tuyển tập sinh học – 100 câu hỏi và bài tập, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2002.

35. Lê Đình Trung, Câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học, chuyên đề đào tạo

thạc sỹ.

36. Tsunesaburo Makiguchi, Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, nhóm tác giả dịch,

trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh và NXB Trẻ, năm 1994.

37. Hồ Thị Hồng Vân, Rèn luyện học sinhkĩ năng lập bảng hệ thống trong dạy học Sinh học 10 - THPT, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, Trường Đại học sư

phạm Hà Nội, năm 2007.

38. X. Vưgốtxki, Tuyển tập tâm lí học, Người dịch: Nguyễn Đức Hưởng, Dương

Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997.

39. Yu Dan, Khổng tử tinh hoa, dịch giả Hoàng Phú Phương - Mai Sơn, NXB Trẻ, năm 2010.

40. Boehrer, J., & Linsky, M. “Teaching with Cases: Learning to Question." In M. D. Svinicki (ed.), The Changing Face of College Teaching. New Directions for Teaching ADN Learning, no. 42. San Francisco: Jossey-Bass, 1990.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Phiếu điều tra ý kiến của học sinh và giáo viên về vai trò cử tự học và dạy học theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học ở trường THPT

Bảng 1.1. Phiếu điều tra HS về kĩ năng tự học

Câu 1: Em đánh giá như thế nào về vai trò của kĩ năng tự học đối với HS

Các mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Ý kiến HS Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Câu 2: Em đã áp dụng hình thức học tập nào sau đây để học môn Sinh học?

Các mức độ

Hình thức học tập

Ý kiến HS

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không áp dụng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Trực tiếp qua các giờ học trên lớp Tự nghiên cứu SGK Tự nghiên cứu SGK và sách tham khảo Tự nghiên cứu các tài liệu khác như internet

Câu 3: Thầy cô giáo đã sử dụng phương tiện nào sau đây để hướng dẫn HS tự học qua các bài học thuộc môn Sinh học?

Các mức độ

Loại phương tiện

Ý kiến HS

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không áp dụng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Sách giáo khoa Sách bài tập Phiếu học tập Không hướng dẫn

Bảng 1.2. Phiếu điều tra ý kiến của GV về dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng tự học

Câu 1: Thầy cô đánh giá như thế nào về vai trò của kĩ năng tự học đối với HS THPT hiện nay?

Các mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Ý kiến GV Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Câu 2: Thầy cô đã sử dụng hình thức nào sau đây để dạy học các bài học môn Sinh học?

Các mức độ

Hình thức dạy học

Ý kiến GV

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không áp dụng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Hướng dẫn HS trực

tiếp qua các giờ học trên lớp Hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK Hướng dẫn HS Tự nghiên cứu SGK và sách tham khảo Hướng dẫn HS tự nghiên cứu các tài liệu khác như internet

Câu 3: Thầy cô sẽ chọn phương tiện nào sau đây để hướng dẫn HS tự học môn Sinh học?

Các mức độ

Loại phương tiện

Ý kiến GV

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không áp dụng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Sách giáo khoa Sách bài tập Bài tập PHT do GV thiết kế Không sử dụng tài liệu

Bảng 3.2. Phiếu điều tra về kỹ năng tự đánh giá của học sinh Câu 1: Em có cảm nhận như thế nào khi học bài học này

0. Không có ý kiến

1. Không thích thú 2. Theo yêu cầu 3. Thích thú

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)