Quy trình thiết kế phiếu học tập

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 40 - 52)

2.2.1.1. Quy trình

Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung trọng tâm, nội dung cần liên hệ thực tiễn, nội dung cần bổ sung, phương pháp, phương tiện mỗi bài để GV thiết kế các PHT phù hợp theo quy trình với nguyên tắc:

- Nội dung đáp ứng mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học

- Dễ sử dụng trong quá trình dạy học để rèn luyện kỹ năng cho HS, đặc biệt là kỹ năng tự học.

- Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng HS, có định hướng phân hóa theo năng lực HS.

- Trình bày: khoa học, ngắn gọn, đầy đủ thông tin: Họ và tên HS, nhóm, lớp. PHT được đánh số theo số của bài học.

Ví dụ: các PHT được thiết kế cho bài 3, được đánh số như sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.1; PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.2…

Hình 2.1. Quy trình thiết kế phiếu học tập

2.2.1.2.Giải thích quy trình thiết kế PHT: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Trước khi thiết kế PHT cho mỗi bài học, GV cần xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng [3].

Đây là bước rất quan trọng, vì mục tiêu chính là cái đích cần đạt tới, xác định mục tiêu bài học có nghĩa là xác định được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ người học cần có, để từ đó GV xác định phương pháp dạy học, các phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Đối với mục tiêu bài học là kiến thức, GV cần xác định theo 3 mức độ cơ bản: mức nhận biết; mức thông hiểu và mức vận dụng (vận dụng và vận dụng sáng tạo).

Đối với mục tiêu kĩ năng cần lưu ý các nhóm kĩ năng như:

- Các kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Các kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, thuyết trình…

- Các kĩ năng khoa học/Sinh học: quan sát, làm thí nghiệm, thu thập mẫu vật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học để xác định những

nội dung có thể thiết kế PHT Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Bước 3: Thiết kế PHT: Xác định dạng PHT; thời gian thực hiện; hình thức hoàn thành: tại lớp, về nhà, độc lập, thảo luận nhóm…

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học để xác định những nội dung có thể thiết kế PHT

Trong mỗi bài học, có nhiều nội dung, nhưng không phải nội dung nào cũng có thể thiết kế PHT, vì thế GV phải phân tích nội dung của từng phần, từng mục để lựa chọn những nội dung phù hợp cho việc thiết kế PHT, đặc biệt PHT mà có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

Bước 3: Thiết kế PHT: Xác định dạng PHT; thời gian thực hiện; hình thức hoàn thành: tại lớp, về nhà, độc lập, thảo luận nhóm…

Khi đã lựa chọn được nội dung có thể thiết kế PHT, GV cần xác định dạng PHT. PHT có thể có dạng câu hỏi; bài tập: hoàn thành bảng, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị; dạng tranh, hình; bài tập tình huống.

Ở mỗi PHT, GV cần phải phân tích về lượng kiến thức, độ khó của kiến thức, mục tiêu kỹ năng, từ đó xác định thời gian hợp lí để thực hiện PHT đó.

GV cũng cần xác định hình thức sử dụng PHT là cá nhân hay nhóm, thực hiện ở lớp hay ở nhà.

Bước 4: Thẩm định và chỉnh sửa PHT

PHT được thiết kế xong, nhưng chưa thể hoàn thiện ngay được, vì chỉ là sản phẩm của cá nhân GV, vì thế trước khi đưa vào sử dụng trong dạy học, GV nên thông qua ý kiến của các GV trong tổ/ nhóm, hoặc hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục để PHT hoàn thiện hơn. Cũng có khi PHT được thẩm định qua việc cử một số HS thử thực hiện ngoài giờ học.

Sau khi PHT được thẩm định, GV cần phân tích, tổng hợp ý kiến để điều chỉnh PHT về nội dung, thời gian thực hiện, hình thức hoàn thành, sao cho việc sử dụng PHT đạt được mục tiêu dạy học.

2.2.1.3.Ví dụ vận dụng quy trình thiết kế PHT:

Bước 1: Phân tích mục tiêu bài học Mức độ Mục tiêu Nhớ Hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Kiến thức -Trình bày

được sơ lược cấu trúc phân tử protein - Liệt kê được các chức năng của protein. -Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2,3,4 của phân tử protein. -Giải thích được tính đa dạng, tính đặc thù của prôtêin. - Giải thích được các chức năng của protein

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của prôtêin.

- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố đến chức năng của prôtêin -Lấy được ví dụ minh họa về sự đa dạng, đặc thù của prôtêin. - Nhận biết được các dạng prôtêin trong đời sống. -Lấy được ví dụ và phân tích được chức năng của loại protein đó. - Biết cách bảo quản và sử dụng các sản phẩm là prôtêin -Ứng dụng các kiến thức về prôtêin trong việc chế biến, bảo quản thức ăn, chăm sóc sức khỏe…

Kỹ năng

- Tư duy logic, giải quyết vấn đề

- Kĩ năng học tập: tự học, hợp tác nhóm

- Kĩ năng khoa học: quan sát, làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Thái độ

- Biết lắng nghe

- Thích khám phá, tìm tòi.

- Quan tâm đến cơ sở khoa học của các hiện tượng trong đời sống.

- Sử dụng kiến thức về prôtêin để cải tạo những khó khăn trong đời sống.

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học để xác định những nội dung có thể thiết kế PHT

Phân tích cấu trúc nội dung bài 5 “Prôtêin”:

- Mục I: Cấu trúc của prôtêin

Theo chương trình giảm tải của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm 2011 [Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, Môn Sinh học, cấp THPT không yêu cầu HS đi sâu tìm hiểu về cấu trúc phân tử prôtêin, nên mục tiêu về kiến thức của phần nội dung này là nêu được cấu trúc sơ lược phân

tử prôtêin, phân biệt được cấu trúc bậc 1,2,3,4 của phân tử prôtêin, giải thích được tính đa dạng, tính đặc thù của prôtêin.

- Mục II: chức năng của protein

Đây là nội dung trong tâm của bài, HS phải nêu được đồng thời phải phân tích được các chức năng của prôtêin. Nội dung kiến thức của phần này có liên quan chặt chẽ đến kiến thức các bài sau trong chương trình Sinh học 10, 11 như: cấu trúc tế bào, trao đổi chất, enzim, kháng thể, hoocmôn… Prôtêin là đại phân tử có chức năng đa dạng nhất, có liên quan đến toàn bộ các đặc tính về hình thái, sinh lí, sinh hóa của tế bào và cơ thể.

Qua kết quả phân tích trên, tôi lựa chọn nội dung “Chức năng của prôtêin” để thiết kế PHT.

Bước 3: Thiết kế PHT: Xác định dạng PHT; thời gian thực hiện; hình thức hoàn thành: tại lớp, về nhà, độc lập, thảo luận nhóm…

- Xác định dạng PHT: Đối với nội dung phần “Chức năng của prôtêin” chúng

tôi lựa chọn PHT dạng Câu hỏi TNKQ dạng ghép đôi kết hợp câu hỏi tự luận.

Vì phân tử prôtêin có nhiều chức năng khác nhau và đều quan trong đối với tế bào và cơ thể, do vậy để HS phân tích được chức năng của từng loại prôtêin, thì GV phải hướng dẫn HS tìm hiểu đồng thời chức năng của nhiều loại prôtêin. Mặt khác HS có thể vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn thông qua việc trả lời các câu hỏi tự luận.

- Thời gian thực hiện: 15 phút

- Hình thức hoàn thành: HS hoàn thành tại lớp thông qua hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm. - Thiết kế PHT Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: …………. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Em hãy nghiên cứu SGK Sinh học 10 - bài 5 – mục II, trang 25, tham khảo tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

Thời gian: 15 phút

Câu 1: Hãy ghép nối các kiến thức ở 2 cột cho phù hợp.

1. Prôtêin cấu trúc 2. Prôtêin vận chuyển 3. Prôtêin xúc tác 4. Prôtêin điều hòa 5. Prôtêin bảo vệ 6. Prôtêin dự trữ 7. Prôtêin vận động 8. Prôtêin thụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào b. Tham gia vào chức năng vận động của tế bào như

prôtêin trong cơ, prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng. c. Dung môi hòa tan và vận chuyển các chất qua màng

sinh chất.

d. Dự trữ năng lượng, dự trữ axit amin cho tế bào. Tham gia cấu tạo kháng thể.

Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền

g. Điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể như sinh sản, sinh trưởng và phát triển.

h. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào.

i. Cấu trúc nên các thành phần của tế bào như: các loại màng của tế bào.

j. Giúp tế bào thu nhận thông tin

k. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, vận chuyển O2

Câu 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Tại sao tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính?

b. Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100ºC mà prôtêin của chúng lại không bị biến tính?

Bước 4: Thẩm định và chỉnh sửa PHT.

Trước khi sử dụng PHT trong dạy học bài “Prôtêin” chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số GV trong tổ sinh, trường THPT Trung Văn, sau khi thảo luận, chúng tôi đã có một số điều chỉnh về nội dung câu 2, thời gian hoàn thành trên PHT cho phù hợp. Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp:……. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Em hãy nghiên cứu SGK Sinh học 10 - bài 5 – mục II, trang 25, tham khảo tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

Thời gian: 20 phút

Câu 1: Hãy ghép nối các kiến thức ở 2 cột.

Loại protein Chức năng

1. Prôtêin cấu trúc 2. Prôtêin vận

a. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào

chuyển

3. Prôtêin xúc tác 4. Prôtêin điều hòa 5. Prôtêin bảo vệ 6. Prôtêin dự trữ 7. Prôtêin vận

động

8. Prôtêin thụ thể

cơ, prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng.

c. Dung môi hòa tan và vận chuyển các chất qua màng sinh chất. d. Dự trữ năng lượng, dự trữ axit amin cho tế bào.

e. Tham gia cấu tạo kháng thể.

f. Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền

g. Điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể như sinh sản, sinh trưởng và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào.

i. Cấu trúc nên các thành phần của tế bào như: các loại màng của tế bào.

j. Giúp tế bào thu nhận thông tin

k. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, vận chuyển O2 Câu 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Tại sao tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính?

b. Tại sao không nên ăn một loại thức ăn mà phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau: thịt gà, thịt bò, cá, trứng…?

2.2.2. Một số dạng phiếu học tập để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS trong dạy học chương Thành phần hóa học của tế bào và chương Cấu trúc của tế bào - Sinh học 10 THPT

Căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm của bài, ý tưởng sử sụng PHT trong các khâu của quá trình dạy học mà có thể thiết kế các dạng PHT khác nhau. Sau đây là một số dạng PHT chúng tôi đã thiết kế để sử dụng trong dạy học chương I và II phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT.

2.2.2.1. PHT dạng câu hỏi tự luận

PHT 1: Sử dụng trong khâu củng cố kiến thức bài 4: “Cacbohiđrat và lipit”

Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.4 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Từ kiến thức đã học, tham khảo tài liệu và thực tiễn, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

Thời gian: Ở nhà

Câu 1: Tại sao những người ốm, không ăn được, thường được truyền đường glucôzơ, mà không phải loại đường khác?

……… ……… Câu 2: Loại Lipit nào có vai trò dự trữ năng lượng?

……… Câu 3: Tại sao người già không nên ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật?

……… ……… Câu 4: Tại sao trẻ em ăn nhiều bánh kẹo có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?

……… ……… Câu 5: Nếu ăn quá nhiều đường thì có thể mắc bệnh gì? Tại sao?

……… ………

2.2.2.2. PHT dạng câu hỏi TNKQ dạng điền khuyết

PHT 2: Sử dụng trong khâu dạy kiến thức mới học bài 6: “Axit nuclêic”

Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6.1 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Em hãy nghiên cứu SGK Sinh học 10 - Bài 6 - Mục I, trang 26- 28, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

Thời gian: 10 phút

Câu 1: Hãy chọn để điền các cụm từ thích hợp ở cột bên trái vào chỗ trống ở cột bên phải.

Chất vô cơ; chất hữu cơ; đa phân, đơn phân; photphodieste; đại phân tử hữu cơ; đại phân tử; polinuclêôtit; pôlipeptit; cộng hóa trị; bổ sung; bán bảo toàn; nuclêôtit; axit amin.

ADN là ………sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc ………..mà các

……… là các ………. (A,T,G,X). Các ……….. …. liên kết với nhau nhờ liên kết ……….. tạo nên chuỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

……….. Các ………. ở 2 chuỗi của phân tử ………… liên kết với nhau theo

nguyên tắc ………..

Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học của tình huống sau:

Tình huống 1: Có một vụ cướp nghiêm trọng đã xảy ra, tội phạm đã bỏ trốn, công an đã đến hiện trường xem xét và thu lượm những sợi tóc, mẫu máu lưu lại hiện trường. Theo em người ta sẽ xử lí các mẫu vật trên như thế nào? Có tác dụng gì trong việc điều tra vụ án?

2.2.2.3. PHT dạng bài tập tình huống

PHT 3: Sử dụng trong khâu dạy kiến thức mới bài 4 “Cacbohiđrat và lipit” mục

I: Cacbohiđrat

Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.3 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Nghiên cứu SGK Sinh học 10 - Mục I - Bài 4 - trang 19-20, tham khảo kiến thức thực tiễn, thảo luận nhóm, em hãy giải thích cơ sở khoa học của tình huống sau: Thời gian: 10 phút

Tình huống: Sáng nay, vì ngủ dậy muộn, bạn Nam phải đến lớp ngay mà không kịp ăn sáng. Sau khi học 4 tiết, bạn Nam cảm thấy mệt mỏi, không thể tiếp tục học được nữa và phải xuống phòng y tế để nằm.

1. Giải thích nguyên nhân bạn Nam bị mệt mỏi.

……… 2. Hiện tượng đó gọi là gì?

……… 3. Nên làm gì để bạn Nam nhanh chóng hết mệt mỏi?... ………

4. Giả sử có 3 loại thức ăn trên bàn: bột đậu, đường mía, đường glucôzơ. Theo em nên pha loại nào cho Nam uống ngay? Tại sao?

……… ………

PHT 4: Sử dụng trong dạy kiến thức mới Bài 11: “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” mục I; vận chuyển thụ động.

Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11.1 Môn: Sinh học 10

Yêu cầu: Từ kiến thức đã học, tham khảo tài liệu và thực tiễn, em hãy giải thích cơ sở khoa học của các tình huống thực tiễn sau:

Thời gian: 5 phút

Tình huống 1: Khi ngâm quả mơ với đường, sau một thời gian quả mơ teo lại, ăn cảm thấy có vị ngọt hơn lúc chưa ngâm, uống nước đường trong bình chúng ta lại cảm thấy

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 40 - 52)