Lý thuyết về phiếu học tập

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 29 - 33)

1.2.3.1. Khái niệm phiếu học tập

Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “PHT là một trong những phương tiện dạy học (DH) cụ thể, đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng giấy do GV (GV) tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và

giảng dạy vừa như công cụ hoạt động, vừa như điều kiện hoạt động của người học và người dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học tập”.

Còn tác giả Nguyễn Đức Vũ đã định nghĩa PHT là “tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập,... kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó, HS (HS) thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sung kiến thức bài học”

Như vậy, có thể nhận thấy các tác giả đều nhất trí với quan điểm PHT là phương tiện dạy học do GV tự thiết kế, gồm một hoặc một số tờ giấy rời có ghi những nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành kèm theo những gợi ý, hướng dẫn hoặc thông tin bổ sung cho bài học yêu cầu HS phải tự lực hoàn thành.

1.2.3.2. Phân loại phiếu học tập Phân loại theo mục tiêu dạy học

+ Phiếu học tập hình thành kiến thức mới.

+ Phát triển kĩ năng quan sát: HS quan sát tranh, sơ đồ, mẫu vật, thí nghiệm hay đoạn phim để tự rút ra kiến thức mới.

+ Phát triển kĩ năng thu thập thông tin từ kênh chữ: Từ thông tin ở kênh chữ, HS hoàn thành phiếu học tập và rút ra kiến thức cần học.

+ Phát triển kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề. + Phiếu học tập để ôn tập củng cố kiến thức.

+ Phát triển khả năng suy luận. + Hệ thống hóa kiến thức + Áp dụng kiến thức đã học.

Phân loại theo hình thức thể hiện trong phiếu học tập

- PHT chứa câu hỏi, bài tập - PHT chứa các bài tập tình huống - PHT chứa các bài tập dạng bảng biểu

- PHT chứa các bài tập dạng sơ đồ/bảng biểu/bản đồ

1.2.3.3. Vai trò của phiếu học tập trong dạy học

Có rất nhiều kiểu loại và hình thức PHT khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có những chức năng giáo dục tương đối chung và có thể nhận biết được. Theo nhiều tài liệu, các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất về 2 chức năng cơ bản của PHT như sau:

PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin và sự kiện cho HS. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện không có trong SGK nhưng có liên quan đến bài học. GV có thể cung cấp những thông tin này hoặc có thể giới thiệu cho HS cách tự tìm thông tin, từ đó, yêu cầu HS phân tích để rút ra những tri thức cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”.

Như vậy những thông tin, sự kiện trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh... không có trong SGK nhưng cần thiết cho người học. Nguồn của các thông tin này có thể là các sách, báo, tạp chí, mạng internet...

- Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp:

Đây là chức năng quan trọng và được lưu ý hơn chức năng cung cấp thông tin và sự kiện. Bởi trong thời đại này, nguồn tư liệu học tập rất phong phú nên việc tìm kiếm thông tin, sự kiện không khó đối với HS.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “PHT còn nêu lên những nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề để người học thực hiện hoặc giải quyết. Thông qua nội dung và tính chất này nó thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của người học.”

Tác giả Nguyễn Đức Vũ khi bàn về chức năng này cũng cho rằng đây là chức năng cơ bản của PHT: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của HS”.

PHT là công cụ để HS hoạt động theo hình thức cá nhân hay hoạt động theo nhóm. PHT hỗ trợ các hoạt động và quan hệ của người học, tương tác chia sẻ giữa người học với nhau và với GV.

1.2.3.4. Vai trò của phiếu học tập trong việc rèn luyện kĩ năng tự học

Việc đổi mới PPDH hiện nay đều hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục đều cho rằng PPDH hiệu quả nhất là PPDH trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Để thực hiện được PPDH tích cực đó, đáp ứng được mục tiêu đổi mới PPDH, một

trong những điều kiện quan trọng cần phải có, đó là phương tiện dạy học phải được đáp ứng đầy đủ.

PHT là một phương tiện dạy học do GV tự thiết kế bao gồm những nhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học, trong đó GV đã tính toán kĩ từng bước nhỏ, vừa sức với HS để các em có thể tự làm được, qua đó có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới. PHT đồng thời cũng là công cụ để GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS. HS sử dụng PHT như một tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao nhằm lĩnh hội kiến thức mới. Thông qua các hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng học tập độc lập hay học tập hợp tác, kĩ năng trình bày ý kiến, thảo luận,...

Khi sử dụng PHT, HS phải tự nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo, mọi HS phải tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong PHT, hạn chế được thói quen ỷ lại, dựa dẫm của đa số HS kém và trung bình. Trong lúc HS tiến hành các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễn ra một cách mạnh mẽ, sâu sắc trong não của các em, giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu bài học. Trong quá trình thảo luận để hoàn thành phiếu, HS được tự do trình bày ý kiến của mình trước lớp, qua đó sẽ bộc lộ những quan niệm của HS, từ đó GV sẽ có hướng khắc phục các quan niệm của HS, đặc biệt là những quan niệm sai lầm, không chính xác. Đồng thời, khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, sửa đổi của các HS khác trong nhóm, lớp, của GV, các em sẽ phần nào tự đánh giá được kết quả làm việc của mình.

Mặt khác, trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ trong PHT, qua quan sát, GV có thể thu nhận được thông tin về năng lực, thái độ học tập của HS để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Đồng thời, qua các sản phẩm của quá trình làm việc bằng tay của HS, GV có được nguồn thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được PPDH của mình.

Như vậy, việc sử dụng PHT đóng một vai trò quan trọng trong DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế và đưa vào sử dụng PHT trong dạy học là rất quan trọng và cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.Cơ sở thực tiễn

Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học Sinh học 10 ở trường THPT. Chúng tôi đã tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp và phát phiếu điều tra 30 GV đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn quận Từ Liêm, Thanh Xuân, TP Hà Nội, đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát

trên 216 HS khối 10 ở các trường THPT Trung Văn và THPT Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm với nội dung khảo sát:

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học bằng việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương thành phần hóa học của tế bào (Trang 29 - 33)