học tập trong mỗi khâu của quá trình dạy học chương I, II - Sinh học 10 THPT
2.5.1.Sử dụng PHT trong khâu dạy kiến thức mới
Bài 4: CACBOHIDRAT VÀ LIPIT I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này HS phải:
1.Kiến thức
- Nêu được một số loại đường thuộc nhóm đường đơn, đường đôi và đường đa có trong các cơ thể sinh vật.
- Nêu tên được các loại lipit.
- Trình bày được sơ lược cấu trúc của các loại đường và các loại lipit. - Phân biệt được các loại đường, các loại lipit.
- Trình bày được vai trò chủ yếu của các loại đường, các loại lipit đối với tế bào và cơ thể sinh vật.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các hiện tượng, bệnh lí có liên quan đến hấp thụ, chuyển hóa đường và lipit.
o Kĩ năng
Rèn luyện HS các kĩ năng sau:
- Kĩ năng, quan sát, phân tích kênh hình thu nhận kiến thức.
- Kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp thông qua phân biệt cấu trúc các loại đường, lipit. - Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu thông qua việc hoàn thiện các PHT.
o Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc, say mê nghiên cứu khoa học.
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Phân tích được cơ chế một số bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, mỡ máu…từ đó có
ý thức phòng ngừa.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1.Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp: Thuyết trình; Vấn đáp gợi mở; Sử dụng tranh, hình; Sử dụng PHT, dạy học nêu vấn đề, dạy học tình huống.
2.Phương tiện
- Hình 4.1 và 4.2 SGK Sinh học 10,
- Mẫu vật các loại quả có nhiều đường, tinh bột, đường saccarozo, glucozo - Dầu ăn, mỡ động vật.
- Phiếu học tập
III. Nội dung trọng tâm, một số lưu ý
1.Nội dung trọng tâm
- Phân tích được những đặc điểm đặc trưng của hai hợp chất hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào, cơ thể và chức năng của chúng: cacbohidrat, lipit.
2.Lưu ý
- Không yêu cầu HS ghi nhớ cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ một cách chi tiết mà chỉ yêu cầu HS:
+ Phân biệt được đường đơn, đường đa, đường đôi.
+ Nhận biết được các loại đường đơn, đường đôi, đường đa trong thực tiễn.
+ Nêu được cấu tạo của các phân tử lipit đơn giản, không cần nhớ công thức cấu tạo của lipit phức tạp, lipit có cấu tạo không theo nguyên tắc đa phân.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trong tế bào các nguyên tố hóa học tồn tại như thế nào? Nêu một số hợp chất trong cơ thể.
3.Nội dung bài mới
I. CACBOHIĐRAT (Đường)
GV giới thiệu khái quát cho HS về kĩ năng tự học. 1. Cấu trúc của cacbohiđrat
HS trải nghiệm quá trình tự học bằng các phương tiện: SGK, hình ảnh, mẫu vật.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Cho HS quan sát một số mẫu vật, yêu cầu HS xác định các mẫu có thành phần là cacbohiđrat.
HS: Quan sát mẫu vật, nghiên cứu SGK, trả lời.
GV: Chiếu hình 4.1; 4.2; 4.3 mô phỏng cấu
1. Cấu trúc hóa học
VD: glucôzơ, saccarôzơ, tinh bột
xenlulô…
trúc của glucôzơ, saccarôzơ, xenlulô… - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cacbohiđrat được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Có thể phân thành mấy loại đường?
HS: Quan sát hình ảnh, trả lời.
- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ, trong phân tử gồm 3 loại nguyên tố: C, H, O. - Gồm 3 loại đường: đường đơn, đường đôi, đường đa
2. Chức năng của cacbohiđrat
GV sử dụng PHT để rèn luyện KN tự học cho HS ở lớp
- HS trải nghiệm tự học thông qua quan sát hình ảnh, tự nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, đặc biệt tự học bằng cách hoàn thành PHT
- Các bước tiến hành sử dụng PHT để rèn luyện kĩ năng cho HS
Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1 Phát PHT số 4.1cho HS. Nhận PHT, xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành.
Bước 2 Yêu cầu HS xác định được mục tiêu của PHT:
- Nêu được tên một số loại đường đơn, đường đôi, đường đa.
- Phân tích được chức năng của các nhóm đường đơn, đường đôi, đường đa.
HS tự nghiên cứu SGK mục I/ bài 4/ trang 19 - 21, kết hợp hoạt động nhóm 2 người để thực hiện phiếu học tập.
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo - Chọn lựa thông tin cần thiết
+Đường đơn: Glucôzơ, galactôzơ, Fructôzơ
Chức năng: cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào
+ Đường đôi: saccarôzơ, lactôzơ.
Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể
Đường đa: xenlulôzơ, kitin, tinh bột, glicôzen.
Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Thảo luận nhóm
- Thể hiện nội dung theo yêu cầu của PHT
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp
- Thu PHT của 10 HS thuộc 10 nhóm khác nhau.
- Lựa chọn 2 phiếu, trình chiếu qua máy chiếu vật thể.
- Bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa chính xác bằng bút đỏ trên PHT của HS.
- Thảo luận cả lớp, nhận xét, bổ sung
- Hoàn thiện PHT Bước 4: Kết luận và đánh giá GV kết luận: - Về tình hình hoạt động học tập của HS. - Kết quả thực hiện PHT
- Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng tự học của HS HS tự đánh giá mức độ đạt được về: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ II. LIPIT GV sử dụng PHT để rèn luyện KN tự học cho HS ở lớp
Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1 Phân thành 5 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
Phát PHT số 4.2 (khổ A4) cho mỗi HS, phát PHT 4.2 (khổ A1 cho mỗi nhóm.
Nhận PHT, nghiên cứu nhiệm vụ từ PHT
Bước 2 Yêu cầu HS xác định được mục tiêu của PHT.
- Nêu được một số loại lipit, đặc điểm chung của Lipit.
- Phân tích được chức năng của các loại lipit
- Phân biệt được cấu tạo của các loại lipit khác nhau
- Hiểu rõ chức năng của mỗi loại lipit.
HS thực hiện nhiệm vụ của PHT: - Nghiên cứu SGK SGK mục II/ bài 4/ trang 21, 22.
- Phân tích, tổng hợp thông tin để lụa chọn thông tin đáp ứng nội dung trên PHT
- Thảo luận nhóm
Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Thu PHT của 2 PHS của mỗi nhóm, GV đánh giá, chấm điểm.
- Các nhóm nhận xét chéo nhau
- Thảo luận cả lớp, nhận xét, bổ sung
- Hoàn thiện PHT Bước 4: Kết luận và đánh giá GV kết luận: - Về tình hình hoạt động học tập của HS. - Kết quả thực hiện PHT
- Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng tự học của HS HS tự đánh giá mức độ đạt được về: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ 4.Củng cố
GV sử dụng PHT 4.3 để củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng tự học cho HS ở lớp và ở nhà.
5.Dặn dò
Gv sử dụng PHT số 4.4 để HS rèn luyện kỹ năng tự học ở nhà.