Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS cần:
1. Kiến thức
- Nêu được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Phân biệt được thẩm thấu và thẩm tách.
- Phân biệt được 2 hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. - Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào.
- Vận dụng kiến thức về hoạt động trao đổi chất qua màng tế bào để ứng dụng trong
việc ăn uống điều độ, bảo vệ sức khỏe. 2. Kĩ năng
Rèn luyện HS các kĩ năng:
- Tư duy so sánh, tổng hợp - Thiết kế thí nghiệm
- Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn. - Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS.
3. Giáo dục
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất của thế giới sống cũng tuân theo quy
luật lí hóa.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp: Vấn đáp gợi mở; trực quan – sử dụng tranh, hình; dạy học hợp tác; sử dụng PHT.
2. Phương tiện dạy học
- Hình 11.1,11.2, SGK Sinh học 10 phóng to. III. Nội dung trọng tâm và một số lưu ý
1. Nội dung trọng tâm
Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. 2. Lưu ý
- Đây là kiến thức quan trọng, vì trao đổi chất và năng lượng với môi trường là một những đặc trung quan trọng của tế bào và thế giới sống.
- HS cần phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động và xuất bào, nhập bào về con đường vận chuyển, nhu cầu năng lượng, vai trò đối với tế bào…
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị tâm thế. 2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Làm thí nghiệm sau: nhỏ vài giọt Cu(SO4)2 vào một cốc thủy tinh đựng nước cất, yêu cầu HS quan sát hiện tượng trong 1 phút, giải thích?
HS: quan sát, tư duy, thảo luận, trả lời:
- Các phân tử Cu(SO4)2 đã khuếch tán từ nơi có
I. Vận chuyển thụ động
1. Khái niệm
- Là phương thức vận chuyển các chất tan qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
GV: Trình chiếu đoạn phim mô phỏng quá trình vận chuyển theo hình thức thụ động, yêu cầu HS hoạt động, trả lời các câu hỏi:
1/ Thế nào là hình thức vận chuyển thụ động? 2/ Cơ chế vận chuyển
3/ Các chất được vận chuyển thụ động theo những con đường nào?
4/ Những chất như thế nào thì được vận chuyển theo các con đường nào?
HS: Quan sát, theo dõi phim, nghiên cứu SGK mục I/ bài 11, trả lời:
GV: Từ kiến thức đã học ở bài 3, theo em nước được vận chuyển theo con đường nào?
HS: Từ kiến thức nước là chất phân cực, suy ra nước được vận chuyển qua kênh prôtêin xuyên màng. GV: Sự vận chuyển nước có tuân theo quy luật khuếch tán không?
HS: Nước vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp (mật độ phân tử H2O cao) đến nới có nồng độ chất tan cao (mật độ phân tử H2O thấp)
GV: Tại sao khi tham gia giao thông đến những điểm tắc đường, ta cảm thấy khó thở?
HS: Vì tại thời điểm đó, ùn tắc nhiều phương tiện giao thông, hàm lượng khí CO2 trong không khí cao, hàm lượng khí O2 thấp, quá trình trao đổi khí khó khăn, cơ thể thiếu Oxi, cảm thấy khó thở.
GV: Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Trình chiếu hình ảnh sau:
nồng độ thấp.
- Cơ chế khuếch tán lí học: cùng chiều gradien nơi nồng độ.
2.Các con đường vận chuyển
2 con đường
- Qua lớp photpho lipit kép: các chất không phân cực, có kích thước nhỏ: O2, CO2…
- Qua kênh protein xuyên màng: các chất phân cực, ion, chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ…
- Nước thẩm thấu qua kênh prôtêin xuyên màng (Aquaporin)
*Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng. Phụ thuộc vào đặc tính của tế bào: kích thước, độ phân cực,… * Căn cứ vào sự chệnh lệch nồng
18
(1) (2) (3)
Hãy phân biệt 3 loại môi trường trên
HS: Nghiên cứu SGK, kiến thức vừa học để trả lời. GV: Hãy giải thích một số hiện tượng thực tiễn sau:
1) Ngâm rửa rau sống vào dung dịch nước muối trước khi ăn?
2) Ngâm mơ trong nước đường, sau 1 thời gian quả mơ ngọt hơn, nước thì chua hơn?
độ chất tan giữa trong và ngoài tế bào, chia thành 3 loại:
- Môi trường ưu trương - Môi trường đẳng trương - Môi trường nhược trương
GV: Trình chiếu hình 11.1(c), đoạn phim mô phỏng quá trình vận chuyển K+; Na+ qua màng sinh chất theo cơ chế chủ động. Yêu cầu HS hoạt động và trả lời các câu hỏi:
1) Thế nào là vận chuyển chủ động?
2) Các chất được vận chuyển theo cơ chế chủ động qua con đường nào?
3) Để vận chuyển chủ động cần có điều kiện gì? HS: quan sát kênh hình, tự đọc SGK, phân tích thông tin, so sánh hình ảnh, thảo luận, trả lời.
GV: Yêu cầu HS theo dõi các ví dụ sau:
VD 1:Tại ống thận, nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp trong máu(1,2g/l) nhưng glucôzơ vẫn được thu hồi trở về máu.
VD 2: Ở một loài tảo biển, nồng độ Iốt trong tế bào tảo gấp 1000 lần nồng độ trong nước biển, nhưng tỏa biển vẫn háp thụ được Iốt trong nước biển.
II. Vận chuyển chủ động
1. Khái niệm
- Là phương thức vận chuyển các chất tan qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Cơ chế: ngược chiều gradien nồng độ.
2. Các con đường vận chuyển
Qua kênh protein xuyên màng.
3. Điều kiện
- Tiêu tốn năng lượng ATP
- Bơm đặc chủng cho từng loại chất
4.Vai trò
Giúp tế bào có thể lấy được các chất cần thiết, thải các chất độc trong điều kiện sự chênh lệch về nồng độ ngược chiều gradien nồng
GV: Qua 2 ví dụ trên, hãy nêu vai trò của hình thức vận chuyển chủ động.
HS: Phân tích, thảo luận trả lời.
độ.
GV: Trình chiếu 2 đoạn phim mô phỏng cơ chế xuất bào, nhập bào. Yêu cầu HS quan sát, trả lời các câu hỏi sau:
1) Hình thức vận chuyển xuất bào, nhập bào xuất hiện trong điều kiện nào?
2) Phân biệt xuất bào và nhập bào?
HS: Quan sát đoạn phim, tự nghiên cứu SGK, trình bày nội dung.
III. Nhập bào và xuất bào
- Đặc điểm: Màng sinh chất biến dạng
+ Nhập bào: màng sinh chất biến dạng để lấy các chất vào: thực bào, ẩm bào.
+ Xuất bào: màng sinh chất biến dạng để đưa các chất ra khỏi tế bào
- Xảy ra khi chất cần vận chuyển có kích thước lớn hơn kích thước lỗ màng.
- Tiêu tốn năng lượng ATP
4.Củng cố
GV: Sử dụng phiếu học tập số 11.1 dạng sơ đồ để củng cố kiến thức. HS: Nhận PHT, thực hiện các hoạt động theo yêu cầu.
5.Dặn dò:
GV phát PHT số 11.2 để hướng dẫn HS về nhà học bài và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11.1 Môn: Sinh học 10
Yêu cầu: Từ những kiến thức mà em đã học ở bài 11, em hãy hoàn thiện phiếu học tập sau: Thời gian: 7 phút
Các hình thức vận chuyển các chất qua
màng sinh chất
Biến dạng màng Không biến dạng màng
Ngược chiều gradien nồng độ ?
? ? ? Không tiêu tốn Phân tử nhỏ,
không phân cực
Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11.2 Môn: Sinh học 10
Yêu cầu: Từ kiến thức đã học ở bài 11, tham khảo tài liệu, hoàn thành phiếu học tập sau:
Thời gian: về nhà
Câu 1: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau? Câu 2: Giải thích các hiện tượng trong hình vẽ sau theo gợi ý:
- Tế bào đó là tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích?
- Tế bào được đó ngâm trong môi trường ưu trương, đẳng trương, hay nhược trương? - Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích?
1. ……… ……. 2. ……… ……. 3. ……… …….. 4. ……… ……. 5. ……… ……. 6. ……… …….
Câu 3: Đọc bài 12, chuẩn bị mẫu vật theo yêu cầu.
1 4 1 2 2 5 3 3 6
2.5.3.Sử dụng PHT trong phần ôn tập cuối chương
ÔN TẬP CHƯƠNG I, II – SINH HỌC TẾ BÀO I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức sau:
- Các nguyên tố trong tế bào: nhóm nguyên tố đại lượng, nhóm nguyên tố vi lượng, nhóm
nguyên tố đại lượng chính.
- Các hợp chất hữu cơ chủ yếu như: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic
- Vai trò của các nguyên tố hóa học, các hợp chất hữu cơ trong tế bào. - Tìm mối liên hệ giữa các thành phần trong tế bào
- Các thành phần cấu trúc nên tế bào.
- Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, rút ra chiều hướng tiến hóa.
- Trình bày được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng, giữa các thành phần cấu trúc tế bào.
- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày, bảo vệ sức khỏe.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS các kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp thông tin, tư duy logic, lập sơ đồ, hệ thống hóa. - Kĩ năng tự học, tự trình bày bằng ngôn ngữ viết, nói.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Học tập, làm việc đọc lập nghiêm túc - Tinh thần hợp tác
- Say mê nghiên cứu khoa học, yêu thích môn học II. phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp
Phối hơp các phương pháp: Vấn đáp gợi mở, hướng dẫn tự học, hoạt động nhóm.
2. Phương tiện
- SGK sinh 10 - PHT
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức 2. Tiến hành
I.Kiểm tra kiến thức, giúp HS hệ thống các thành phần hóa học trong tế bào
Bước 1: GV phát Phiếu ôn tập chương I.1
- GV giới thiệu mục tiêu của tiết ôn tập chương, phương pháp, phương tiện là PHT - Phát PHT cho từng HS
Họ và tên:………... Nhóm: …….Lớp: ………….
PHIẾU ÔN TẬP CHƯƠNG I.1 Môn: Sinh học 10
Yêu cầu: Từ những kiến thức mà em đã học chương I, em hãy hoàn thiện phiếu học tập
sau:
Thời gian: 7 phút
- HS: Nhận PHT, nghiên cứu các nhiệm vụ trên PHT
+ HS xác định các hoạt động cần tiến hành: hệ thống lại kiến thức, thảo luận nhóm, trình
bày bằng sơ đồ.
+ Lập kế hoạch để thực hiện đứng yêu cầu về thời gian.
Bước 2: HS hoạt động nhóm hoặc làm việc cá nhân để thực hiện phiếu học tập
+ Nghiên cứu tổng thể các nội dung cần trình bày trên PHT
+ Hệ thống lại kiến thức về: các thành phần hóa học chính của tế bào, mối liên hệ giữa các thành phần.
+ Phân tích, tư duy, tổng hợp, chọn lọc kiến thức. + Trình bày kiến thức trên PHT.
Bước 3:Tổ chức thảo luận cả lớp
- Khi thời gian 7 phút đã hết, GV yêu cầu HS dừng lại. Thành phần hóa
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình bằng máy chiếu vật thể. - Các thành viên thuộc nhóm khác nhận xét kết quả trên PHT.
- Bổ sung, thảo luận về kiến thức, cách trình bày, thời gian thực hiện, tính sáng tạo.
Bước 4: Kết luận và đánh giá
- HS tự đánh giá, đánh gía lẫn nhau trong nhóm. - Các nhóm dánh giá nhóm khác.
- GV đánh giá từng nhóm và đánh giá mỗi HS