Biếng ăn ở trẻ từ 1-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 31 - 43)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Biếng ăn ở trẻ từ 1-6 tuổi

1.2.2.1. Hành vi ăn uống ở trẻ 1 - 6 tuổi

a. Khái niệm về hành vi ăn uống và hành vi ăn uống của trẻ 1 - 6 tuổi

Trong khái niệm “Hành vi ăn uống” thì “Hành vi” là khái niệm gốc cũng được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trước một vấn đề khoa học sẽ có rất nhiều quan điểm khác nhau như: quan điểm sinh vật học, quan điểm của chủ nghĩa hành vi… Theo quan điểm sinh vật học, hành vi là cách sống và hoạt động trong môi trường xã hội nhất định dựa trên sự thích nghi của cơ thể và môi trường. Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi thì hành vi được thể hiện không có sự tham gia cơ bản của chủ thể, của nhân cách và nó được biểu thị bằng công thức S  R (với S là kích thích và R là phản ứng). Hai quan điểm trên đều cho rằng hành vi của con người là những phản ứng trả lời kích thích giúp họ thích nghi với môi trường sống và bỏ qua các yếu tố chi phối đến sự thực hiện hành vi như tâm lý, ý thức. [7]

Tuy nhiên khái niệm về “hành vi” chỉ trở nên rõ ràng khi quan điểm Macxit ra đời. Quan niệm này đã kế thừa và phát huy những ưu điểm của các quan điểm trước đó được chúng ta vận dụng nhiều nhất trong quá trình giáo dục hiện nay. Theo quan điểm của Tâm lý học Macxit thì hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách. Muốn hình thành hoạt động tâm lý bên trong thì phải tổ chức hoạt động bên ngoài. Vì vậy các nhà giáo dục phải tổ chức các hoạt động bên ngoài cho trẻ để hình thành hệ thống hành vi cho trẻ bởi hành vi chỉ nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu. Chương trình Giáo dục Mầm non của Việt Nam đã vận dụng và làm theo quan điểm này, đây là một hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả giáo dục cao. [tr.3, Giáo trình giảng dạy CH chuyên đề giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ Mầm non, PGS.TS.Hoàng Thị Phương, Hà Nội, 2010, tài liệu lưu hành nội bộ]

Bằng những thí nghiệm, Pavlov đã chứng minh rằng nếu như không có thức ăn thì con người hay con vật không thể có được phản xạ tiết nước bọt, tiết dịch tụy, dịch ruột… Khi bé cảm thấy đầu vú mẹ chạm vào má, bé sẽ hướng tới phía đó và cử động đầu từ phía này sang phía kia để tìm vú mẹ. Vú của mẹ chính là tác nhân kích thích trẻ tìm kiếm, vì sau vài lần được mẹ cho bú trẻ biết được đây chính là nơi trẻ có thể no bụng. Hay khi tiếp xúc trái me, mặc dù có thể chúng ta không muốn ăn nhưng vẫn xảy

32

ra hiện tượng tiết nước bọt, dạ dày cồn cào… đó chính là do trái me đã trở thành kích thích có điều kiện đến trung khu ăn uống trên vỏ não, từ đó trung khu này gây ra phản xạ tiết nước bọt [tr.35-61, GSTSKH Tạ Thúy Lan, Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, NXBĐH SP Hà Nội, 2010]. Có thể nói, hoạt động ăn uống là một phản xạ có điều kiện. Hoạt động ăn uống xảy ra khi có tác nhân kích thích và có thời gian luyện tập. Đây chính là phản ứng thích nghi của cá thể đối với các điều kiện môi trường khác nhau.

Như vậy, từ khái niệm về “hành vi”“hoạt động ăn uống”có thể hiểu khái niệm “hành vi ăn uống” như sau: Hành vi ăn uống là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể có ý thức (thích hay

không thích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân

kích thích có điều kiện ăn uống (mùi vị thực phẩm, sự bắt mắt của thức ăn) … hay những tác nhân kích thích từ môi trường (sự vui vẻ, yên tĩnh hay ồn ào, căng thẳng...).

Cụ thể hơn, có thể rút ra khái niệm về hành vi ăn uống của trẻ 1- 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ có ý thức (thích hay không thích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân kích thích có điều kiện ăn uống và môi trường.

Hành vi ăn uống của trẻ chịu sự chi phối của việc giáo dục dinh dưỡng và thói quen ăn uống. Trẻ sinh ra và tiếp xúc với thức ăn, những thực phẩm đầu tiên này sẽ tạo cho trẻ cảm giác yêu thích hay chán ghét từ đó trẻ sẽ thể hiện thông qua hành vi ăn uống của mình. Ngoài ra, hành vi ăn uống phụ thuộc vào những nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ phụ thuộc vào vùng miền, văn hóa ẩm thực nơi trẻ sinh sống. Trẻ ở những vùng miền khác nhau sẽ có hành vi ăn uống khác nhau chẳng hạn như trẻ ở vùng lạnh thì sẽ có thói quen ăn những món ăn có độ ấm, trẻ khó có thể ăn những thức ăn để nguội. Nếu như cung cấp cho trẻ loại thực phẩm mà trẻ quen thuộc sẽ giúp cho trẻ có được hành vi ăn uống tốt, trẻ sẽ không cáu gắt, khó chịu hay nảy sinh bệnh lý. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là cơ sở hình thành hành vi ăn uống ở trẻ. Trẻ được cha mẹ cho ăn vào những giờ nào, môi trường ăn uống được tổ chức ra sao… cũng thể hiện qua hành vi ăn uống của trẻ. Nếu cho trẻ ăn lệch giờ mà trẻ đã quen thuộc cũng làm cho trẻ chán ăn, gây ức chế cho trẻ.

33

Trẻ từ 1 đến 6 tuổi có biểu hiện hành vi ăn uống không giống nhau. Sự khác biệt về hành vi ăn uống ở từng độ tuổi là do sự thay đổi đặc điểm sinh lý cũng như sự thay đổi về tâm lý của lứa tuổi.

Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì trẻ bắt đầu năng động và thích nói nhiều hơn, giờ ăn của trẻ trở nên vui hơn. Giai đoạn này, trẻ khẳng định tính tự chủ của mình. Trẻ sẽ không chịu để cho người lớn bón cho trẻ từng thìa mà trẻ nằng nặc đòi tự xúc ăn một mình. Tuy nhiên, do kỹ năng của trẻ chưa thuần thục nên đôi khi trẻ làm rơi vãi thức ăn, thậm chí rơi cả thìa và trẻ dùng tay bốc thức ăn cho vào mồm. Điều này khiến cho trẻ rất thích thú bởi lẽ trẻ đang bắt đầu trải nghiệm và tự chủ. Khi trẻ bắt đầu tập đi thì bắt đầu thể hiện sự độc lập với cha mẹ bằng cách tỏ thái độ đối với thức ăn. Trẻ khẳng định mình bằng việc thích hay không thích ăn, trẻ từ chối ăn và đối với trẻ đây là công cụ hữu ích để trẻ giành quyền tự chủ. “Không” dần dần trở thành từ mà trẻ thích nói khi người lớn yêu cầu trẻ thực hiện. Việc trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu thể hiện sở thích của mình đối với một số loại món ăn nhất định hoặc dứt khoát không chịu ăn những món ăn khác cũng là một việc hoàn toàn bình thường. Kể cả việc trẻ từ chối những gì mới mẻ cũng là một đặc điểm bình thường ở lứa tuổi này. Trẻ có thể chỉ luôn muốn ăn một món ăn duy nhất và theo một lịch nhất định, thậm chí trẻ chỉ ăn đúng cái bát trẻ thích, ngồi vào vị trí nhất định khi ăn… Một đặc điểm quan trọng của trẻ ở lứa tuổi này là trẻ có hành vi bắt chước, nếu trẻ thấy bạn và những người khác ăn một món ăn nào đó một cách ngon lành trẻ có thể dừng ngay hành động đang thực hiện và bắt chước ăn như bạn. [5, tr14-18]

Đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi thì bắt đầu tự chủ một cách đúng nghĩa trong ăn uống. Trẻ đã có thể sử dụng thìa, thậm chí có thể dùng dao dành cho trẻ em để tập cắt thực phẩm. Trẻ bắt đầu quan sát thế giới xung quanh một cách chủ động hơn và thông qua giáo dục trẻ bắt đầu có hành vi ăn uống chuẩn mực như ăn không rơi vãi, không nhai ngồm ngoàm, không nói chuyện trong khi ăn… Trẻ thích được thử những món ăn mới lạ, không ăn đi ăn lại một món ăn như ở giai đoạn trước. Trẻ 4 tuổi trở lên thì bắt đầu tỏ ra dứt khoát khi thích hay không thích những món ăn nào đó. Trẻ có thể không ăn và đưa ra rất nhiều lý do ngô nghê cho hành động của mình. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ bắt đầu có thái độ đúng đắn với thức ăn đồng thời với nhu cầu tự chủ cao, trẻ rất thích

34

khi được tự chọn thức ăn cho mình với sự đồng ý của cha mẹ. Hành vi ăn uống của trẻ trở nên hoàn thiện hơn lứa tuổi trước. [5, tr14-18]

b. Hành vi ăn uống trong mối quan hệ với vấn đề biếng ăn của trẻ 1 – 6 tuổi

Hành vi ăn uống của trẻ 1 - 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ có ý thức (thích hay không thích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân kích thích có điều kiện ăn uống và môi trường. Chính vì vậy, biếng ăn chính là một trong những biểu hiện của hành vi ăn uống ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

Từ những biểu hiện của hành vi ăn uống của trẻ từ 1 đến 6 tuổi được đề cập trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 6 tuổi có rất nhiều biểu hiện đối với hành vi ăn uống. Trẻ rất thích tự khẳng định mình bằng việc tự xúc ăn một mình. Trẻ thích nói “không” với tất cả những câu hỏi của người lớn, thích ăn một món ăn duy nhất, ngồi ăn ở một chổ quen thuộc, sử dụng đồ dùng ăn uống mà trẻ thường dùng hay trẻ dứt khoát không ăn những món ăn trẻ không thích… Đó chính là những biểu hiện của hành vi ăn uống ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Hành vi ăn uống của trẻ 1- 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ. Nếu như những tác nhân kích thích gây ức chế tâm lý trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi ăn uống và biểu hiện ra chính là trạng thái biếng ăn ở trẻ. Trẻ rất thích được tự xúc ăn một mình nhưng người lớn không đồng ý vì sợ trẻ ăn không hết phần, lo lắng trẻ sẽ làm rơi vãi… từ đó trẻ bị ức chế và dần dần trẻ sẽ không hứng thú với hoạt động ăn uống nữa. Cuối cùng trẻ rơi vào trạng thái biếng ăn và những diễn tiến tâm lý này trở thành thói quen biếng ăn của trẻ.

1.2.2.2. Biếng ăn ở trẻ 1 - 6 tuổi

Dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân hay gia đình mà còn tác động đến cả xã hội và sự phát triển vận động, trí tuệ, tầm vóc của cả một thế hệ. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự đi lên về kinh tế xã hội, nhận thức và hiểu biết của người dân về dinh dưỡng và dinh dưỡng trẻ em ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những đứa trẻ rơi vào tình trạng không chịu ăn, hay nói một cách khác đó chính là “biếng ăn”.

35

Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề biếng ăn. Quan niệm đơn giản trong dời thường thì biếng ăn nghĩa là chán ăn hay không muốn ăn, không thèm ăm. Thực ra cách hiểu này chỉ mô tả được một số biểu hiện bên ngoài mà thôi.

Theo nhiều từ điển tiếng Việt thì biếng ăn là thuật ngữ chỉ trạng thái không thiết ăn hay ăn vào nhưng không có những cảm giác thích thú hay sự cảm nhận về độ ngon miệng hoặc sự thoải mái về tinh thần.

Biếng ăn là cụm từ được sử dụng rộng rãi để miêu tả những trẻ chỉ ăn được số lượng ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định, hoặc tránh thử hoặc sợ, không muốn ăn món mới. Theo Hội Nhi khoa Việt Nam, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi là 40%. Các nghiên cứu cho thấy biếng ăn có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn cho trẻ như chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính. Biếng ăn cũng có thể đưa đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các vấn đề cảm xúc và tính thích nghi, như trẻ không thích tiếp xúc, chậm chạp, thờ ơ, không có hứng thú trong học tập hay vui chơi. [26]

Cũng cần đề cập thêm thuật ngữ chứng biếng ăn ở sự phát triển của trẻ nhỏ. “Chứng biếng ăn” là thuật ngữ chỉ hiện tượng trẻ không ăn, từ chối không ăn, hoặc rất khó để cho trẻ ăn. Việc biếng ăn có thể dẫn đến hậu quả trẻ thường xuyên bị ốm, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, hoặc thậm chí tử vong. Có một số dạng phổ biến của chứng biếng ăn ở trẻ: adipsia – trẻ mất cảm giác, uống nước liên tiên tục mà không thấy đỡ khát, dysphagia, khó nuốt – hoặc cảm giác như khó nuốt, từ chối thực phẩm, không tự ăn uống, mất rất nhiều thời gian cho việc ăn uống, nôn trớ, sặc, ăn không đúng bữa, chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định. Đây cũng là một thuật ngữ được nhìn nhận dưới góc độ bệnh lý xen lẫn tâm lý mang tính chất phức hợp.

Hiện nay chưa có một định nghĩa chuẩn thế nào là biếng ăn, tuy nhiên trẻ mắc phải tình trạng này thường có biểu hiện là trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết theo nhu cầu của lứa tuổi, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định hoặc tránh thử món ăn mới. Theo nhiều chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, bao gồm các yếu tố tâm sinh lý như: sự ngon miệng, khẩu vị, vấn đề về di truyền và ảnh hưởng từ những giai đoạn tăng trưởng; trẻ có xu hướng đấu tranh đòi tự chủ, thay đổi cảm xúc và tâm trạng, mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ...

36

Thứ nhất, biếng ăn do tâm lý:

Có thể nói biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Người lớn vẫn cho trẻ ăn hết chén cháo hoặc bình sữa đã pha dù trẻ từ chối ăn, kéo dài bữa ăn (trên 60 phút), sử dụng biện pháp gây nhiễu liên tục (xem tivi), cho ăn quá nhiều cữ lắc nhắc trong ngày, bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…

Thứ hai, biếng ăn có thể gây ra do các bệnh lý như nhiễm trùng và ký sinh trùng: Tình trạng biếng ăn này thường mất đi khi trẻ bắt đầu hồi phục. Những phân tích y sinh học cho thấy nhiễm giun đũa cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn phổ biến ở trẻ em nước ta. Trẻ bắt đầu thèm ăn trở lại là dấu hiệu của sự lui bệnh. Hay do các bệnh lý tiêu hoá và răng miệng như viêm miệng áp tơ, viêm lưỡi bản đồ, viêm loét họng-amiđan … cũng làm cho trẻ biếng ăn.

Thứ ba, biếng ăn do sinh lý:

Biếng ăn sinh lý diễn ra khi trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi, mọc răng ...

Thứ tư, biếng ăn do dùng thuốc:

Nguyên nhân xâu xa của yếu tố này là khi dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).

Thứ năm, biếng ăn do chất lượng khẩu phần ăn chưa hợp lý:

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 31 - 43)