Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 99 - 104)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Để khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất nhằm khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, chúng tôi đã khảo sát trên nhóm mẫu phụ huynh là 112 (bao gồm 32 phụ huynh ở khu vực Hà Nội và 80 phụ huynh ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, để đánh giá số liệu thống kê chúng tôi cũng đánh giá các ý kiến của phụ huynh và quy ước về mức độ cần thiết được tính theo thang điểm như sau:

0.00 – 1.00: Không cần thiết 1.01 – 2.00: Ít cần thiết

2.01 – 3.00: Tương đối cần thiết 3.01 – 4.00: Khá cần thiết 4.01 – 5.00: Rất cần thiết

Có thể đánh giá như sau từ những số liệu thống kê thu được thông qua quá trình khảo sát trên các bà mẹ

3.2.1.1. Đánh giá về tính cần thiết của những biện pháp chung

Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra là khá cần thiết để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Sở dĩ có thể kết luận như thế vì điểm trung bình của cả bốn biện pháp đều đạt ở mức 3,5 trở lên - ứng với mức khá cần thiết. Đây là một tính hiệu tích cực vì điều này cho thấy các bậc phụ huynh đã ủng hộ những biện pháp khái quát nhất nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ.

100

Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết của những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Biện pháp ĐTB ĐLC

Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng

của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn 3,54 0,95 Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho

phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ 3,75 0,89 Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào

hứng khi ăn 3,93 0,97

Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen ngợi,

động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…) 4,69 0,64 Phân tích cụ thể số liệu ở bảng trên thì biện pháp có điểm trung bình cao nhất là:

Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…)”. Điểm trung bình đạt được ở đây lên đến 4,69 - ứng với mức rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ rất lúng túng khi cho trẻ ăn uống và một trong những hạn chế nhất đó là kỹ năng động viên – khuyến khích trẻ ăn uống tích cực. Việc khen ngợi – động viên trẻ khi ăn nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự chú ý. Đặc biệt, nhiều phụ huynh không biết sáng tạo những trò chơi để khuyến khích trẻ ăn uống. Chị Nguyễn Thị L – Hà Nội cho biết: “Mình cũng biết nếu khi cho trẻ ăn mà sử dụng trò chơi thì sẽ làm cho trẻ rất hứng thú nhưng thực sự cũng không biết cho chơi cái gì… mà biết rồi thì không biết có chơi được hay không…”

Ở cả ba biện pháp còn lại đều được các bậc phụ huynh ủng hộ cũng ở mức khá cao. Con số thống kê lần lượt cho từng biện pháp là 3,54; 3, 75; 3,93 - ứng với mức cao của mức “rất cần thiết”. Điều này cho thấy phụ huynh khá quan tâm đến các biện pháp và có thể nói là những biện pháp trên là cần thiết để góp phần khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Tuy nhiên, điều còn lại là các bậc phụ huynh sẽ áp dụng hay vận dụng những biện pháp này như thế nào, cách thức cụ thể ra sao để thực sự giải quyết được tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.

101

Bảng 3.2. Đánh giá về tính cần thiết của những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 6 tuổi

STT Biện pháp ĐTB ĐLC

I. Ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết

1 Không ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn 4,0 0,92 2 Cho trẻ ăn làm nhiều bữa 3,56 0,95 3 Bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách uống sữa 4,46 0,82 4 Sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ 3,25 0,81

II. Thời gian ăn quá lâu (trên 30 phút)

1 Không ép trẻ ăn nhanh 2,82 0,82

2 Tập thói quen nhai, nuốt cho trẻ ngay từ nhỏ 4,24 0,86 3 Chế biến thức ăn dạng lỏng hoặc dễ ăn để trẻ ăn nhanh hơn 3,43 0,93 4 Tổ chức cho trẻ ăn theo hình thức thi đua 3,04 0,90

III. Phản ứng sinh lý trực tiếp (nôn, buồn nôn, toát mồ hôi…)

1 Kiểm tra để phát hiện các vấn đề về sức khoẻ của trẻ 3,03 0,91 2 Ngưng cho trẻ ăn khi bị nôn hoặc buồn nôn 3,33 0,99 3 Chủ động đổi các loại thức ăn khác hợp khẩu vị của trẻ 3,94 0,92 4 Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước bữa ăn để trẻ sẵn sàng tâm thế

khi ăn 4,27 0,71

IV. Hành vi né tránh

1 Bố trí môi trường ăn nhẹ nhàng, có đồ chơi – hình ảnh, bàn ghế

đẹp 2,89 1,09

2 Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn để trẻ không bị no hoặc giả

bộ no khi ăn bữa chính 4,15 0,76

3 Hỏi trẻ và xác nhận với trẻ tình trạng sức khoẻ trước bữa ăn

nhằm tránh tình trạng trẻ giả bị đau ốm 3,70 0,67 4 Giáo dục cho trẻ tính trung thực ngay từ nhỏ để trẻ không nói

dối nhằm tránh né ăn uống 4,51 0,67

V. Hành vi chống đối

102

xu hướng hành vi chống đối khi ăn

2 Thể hiện thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết với những hành

vi chống đối khi ăn của trẻ 4,41 0,93 3 Có thái độ không hài lòng một cách phù hợp trước những hành

vi chống đối khi ăn của trẻ 3,73 0,97 4 Không đánh đập, la mắng hoặc nổi giận khi trẻ biếng ăn có

hành vi chống đối 3,11 1,09

VI. Bộc lộ những cảm xúc tiêu cực

1 Không la mắng, đánh, ép buộc trẻ ăn 4,07 0,87 2 Thay đổi không gian ăn và cách bài trí bắt mắt, vui nhộn làm

cho trẻ thấy thoải mái khi ăn 4,17 0,71 3 Có những hình thức động viên, khuyến khích trẻ ăn như: thi

đua, phần thưởng sau khi ăn, thi nhai đẹp... 4,47 0,70 4 Kể chuyện vui hoặc sử dụng những trò chơi vui nhộn để kích

thích tâm lý trẻ khi ăn 4,79 0,43 Với 20 biện pháp cụ thể ứng với từng nhóm biểu hiện hành vi của trẻ thì số liệu ở bảng 3.2. cho thấy những kết luận khá thú vị

Thứ nhất, trong hai mươi biện pháp thì gần như có chỉ có hai biện pháp đạt ở mức tương đối cần thiết (biện pháp – không ép trẻ ăn quá nhanh và biện pháp bố trí môi trường nhẹ nhàng, có đồ chơi – hình ảnh đẹp) khi hai biện pháp này đạt điểm trung bình là 2,82 và 2,89. Điều này cũng nói lên có đến 18 biện pháp đạt ở mức khá cần thiết và rất cần thiết. Như vậy, gần như đa số các biện pháp cụ thể mà đề tài đưa ra đều thực sự cần thiết với phụ huynh để giải quyết tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Thứ hai, phân tích trong 18 biện pháp đã nêu, có đến 12/18 biện pháp đạt mức điểm trên 4,0 - ứng với mức rất cần thiết. Đây là một tín hiệu khá lạc quan trong đề tài. Mặt khác, dễ dàng nhận thấy rằng các biện pháp này rải đều ớ các nhóm biểu hiện. Có thể sắp xếp theo thứ hạng sau:

1. Kể chuyện vui hoặc hoặc sử dụng những trò chơi vui nhộn để kích thích tâm lý trẻ khi ăn, 4,79

103

2. Giáo dục cho trẻ tính trung thực ngay từ nhỏ để trẻ không nói dối nhằm tránh né ăn uống, 4,51

3. Có những hình thức động viên, khuyến khích trẻ ăn như: thi đua, phần thưởng sau khi ăn, thi nhai đẹp..., 4,47

4. Bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách uống sữa, 4,46

5. Thể hiện thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết với những hành vi chống đối khi ăn của trẻ, 4,41

6. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước bữa ăn để trẻ sẵn sàng tâm thế khi ăn, 4,27 7. Tập thói quen nhai, nuốt cho trẻ ngay từ nhỏ, 4,24

8. Thay đổi không gian ăn và cách bài trí bắt mắt, vui nhộn làm cho trẻ thấy thoải mái khi ăn, 4,17

9. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn để trẻ không bị no hoặc giả bộ no khi ăn bữa chính

10. Giáo dục hành vi ứng xử cho trẻ ngay từ nhỏ để trẻ không có xu hướng hành vi chống đối khi ăn

11. Không la mắng, đánh, ép buộc trẻ ăn, 4,07 12. Không ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn, 4,0.

Tuy nhiên, có thể đại đa số các biện pháp tác động đến những cảm xúc tiêu cực của trẻ đều được phụ huynh tán thành ở mức rất cao (nhóm VI). Cả bốn biện pháp đều đạt mức điểm trên 4,0 mà trong đó điểm trung bình thấp nhất là 4,07 - ứng với biện pháp không la mắng, đánh đập, ép buộc trẻ ăn và biện pháp đạt điểm trung bình cao nhất là kể chuyện vui hoặc sử dụng những trò chơi vui nhộn để kích thích trẻ ăn – đạt điểm trung bình là 4,79. Đây cũng chính là biện pháp đạt điểm trung bình cao nhất trong tổng số 20 biện pháp. Như vậy, các bậc phụ huynh đều khẳng định những tác động về mặt tâm lý trong quá trình cho trẻ ăn… thường là những biện pháp cần thiết nhất để giải quyết tình hình biếng ăn tâm lý của trẻ. Ở đây, chính phương châm “dùng tâm lý – tác động đến tâm lý” đã được các bậc phụ huynh ủng hộ một cách đặc biệt.

Thứ ba, trong 18 biện pháp đật ở mức khá cần thiết và rất cần thiết thì có 6 biện pháp đạt ở mức khá cần thiết. Có thể nhận thấy đó là: cho trẻ ăn nhiều bữa, chủ động đổi các loại thức ăn cho hợp khẩu vị, bộc lộ thái độ không hài lòng khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn tâm lý… Nhìn chung, các biện pháp này cũng góp phần giải quyết được tình

104

trạng biếng ăn của trẻ nhưng rõ ràng chúng không mang tính ưu thế bằng các biện pháp tác động về mặt tâm lý như đã phân tích ở trên.

Thứ tư, nếu dựa trên từng nhóm biện pháp ứng với các biện pháp chung thì các biện pháp đều ở mức khá cần thiết và rất cần thiết. Trong đó, nổi trội nhất vẫn là nhóm biện pháp chung số 4 (Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn - khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…) – với 8 biện pháp cụ thể. Trong số 8 biện pháp ở nhóm biện pháp 4 thì có đến 6 biện pháp đạt ở mức rất cần thiết so với 2/8 biện pháp ở nhóm 3 (Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn).

Kết quả này một lần nữa khẳng định rằng những biện pháp tác động về mặt tâm lý khi cho trẻ ăn đặc biệt là các biện pháp kích thích tâm lý cho trẻ ăn mà cụ thể là động viên trẻ, tổ chức các trò chơi khi ăn uống, có những phần thưởng để kích thích trẻ ăn, kể câu chuyện vui, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết khi trẻ biếng ăn tâm lý… là những biện pháp được khẳng định là cần thiết để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 99 - 104)