Một số đặc điểm tâm lý của trẻ e mở độ tuổi từ 1-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 43 - 52)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

1.2.3.Một số đặc điểm tâm lý của trẻ e mở độ tuổi từ 1-6 tuổi

Sự phát triển tâm lý trẻ nói chung có những ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng tâm lý cũng như kỹ năng, kỹ xảo ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Sự phát triển tâm lý của trẻ thể hiện trên các mặt tâm lý cơ bản cần khảo sát như: sự phát triển trí tuệ trong đó có khả năng nhận thức, sự phát triển của đời sống tình cảm, sự phát triển các dạng hoạt động đặc biệt là hoạt động chủ đạo cùng các kỹ năng kỹ xảo ở trẻ, sự phát triển khả năng ý thức và bước đầu hình thành nền móng nhân cách ban đầu ở trẻ. Toàn bộ sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ được khảo sát qua các giai đoạn lứa tuổi như

- Trẻ sơ sinh - Trẻ hài nhi - Trẻ ấu nhi - Trẻ mẫu giáo

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì hiện tượng biếng ăn tâm lý sẽ được giới hạn quan tâm chủ yếu ở trẻ trong độ tuổi từ khi trẻ có khả năng ăn dặm trở đi mà thôi, do vậy sự phát triển tâm lý sẽ được nghiên cứu chủ yếu là từ lứa tuổi hài nhi, vì bắt đầu từ giai đoạn này đứa trẻ mới bắt đầu có khả năng và quan tâm cho ăn dặm trong chế độ dinh dưỡng của trẻ

1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý trẻ hài nhi (2 - 12 tháng)

a. Đặc điểm tâm lý - trí tuệ

Khả năng nhận thức là nhóm hiện tượng tâm lý nền tảng của trí tuệ ở trẻ

Trong giai đoạn này trẻ bước đầu phát triển khả năng nhận thức về các sự vật hiện tượng cũng như những người xung quanh, cùng với sự phát triển khả năng vận động

44

cơ thể thì môi trường xung quanh trẻ ngày càng mở rộng ra thêm, trẻ có môi trường tiếp xúc ngày càng nhiều hơn với các đối tượng xung quanh từng bước chủ động hơn.

Đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ trong thời kỳ này được đánh dấu với một thành tựu rất quan trọng là khả năng tri giác hay khả năng nhận biết; cụ thể như trẻ có thể khoảng cuối 5 tháng - đầu 6 tháng trẻ có thể nhận biết được một vài người thân trong gia đình như: mẹ, bố, anh, chị; song song đó trẻ có thể nhận biết được một vài đồ dùng đồ chơi quen thuộc của trẻ mà người lờn thường hay sử dụng cho trẻ; thêm nữa là trẻ còn nhận biết được một vài con vật nuôi trong nhà (nếu có), và một vài món đồ đạc khác trong gia đình như: đồng hồ, tivi,… Cho đến cuối 12 tháng thì trẻ nhận biết được khá nhiều các đối tượng gần gũi xung quanh trẻ trong nhà, ngoài sân vườn, ở vài nơi khác mà trẻ có dịp thường được người lớn đưa đến để dạo chơi. Ở trẻ thường có các biểu hiện chính của sự nhận biết các đối tượng quen thuộc là khi ta nhắc đến đối tượng thì trẻ hay có các biểu hiện cụ thể sau

- Nhìn theo hướng chính xác về phía đối tượng - Chỉ tay về đúng phía đối tượng đang hiện hữu - Cầm nắm chính xác đối tượng được ta nhắc tên

Sự phát triển khả năng chú ý, trí nhớ cùng với bước đầu hình thành các tiền đề làm nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ cũng hỗ trợ rất lớn cho trẻ trong bước đầu nhớ được hình ảnh và tên gọi một số đối tượng quen thuộc gần gũi khi trẻ chuẩn bị vào giai đoạn “thôi nôi”. Thêm vào đó cùng với sự giúp đỡ của người lớn trẻ được tiếp xúc với vài phương tiện thông tin cộng đồng hay vài phương tiện máy móc hỗ trợ nghe nhìn như tivi, máy tính,… giúp trẻ có thêm nhưng phương tiện thích thú đa dạng trong việc mở rộng quan hệ ra mội trường xung quanh: Đa số trẻ thời kỳ này đã có thể xem quảng cáo trên truyền hình đặc biệt với những mẫu quảng cáo có âm thanh và hình ảnh sôi động một cách phù hợp, trong những khoảng thời lượng phù hợp

b. Đặc điểm tâm lý - tình cảm

Nhu cầu cơ bản của trẻ trong giai đoạn này là giao lưu xúc cảm trực tiếp với người lớn, nên trẻ rất cần được sự quan tâm và gần gũi giao luu với người lớn. trẻ thích được người lớn nựng nịu, ẵm bồng, được âu yếm, vuốt ve, đặc biệt là rất thích được người lớn ở kề bên và trò chuyện cũng như hướng dẫn cho xem những đồ dùng đồ chơi lạ mắt, sống động.

45

Trẻ rất thích chơi với đồ vật đồ chơi nhưng trẻ cần người lớn ở bên cạnh trẻ nhiều hơn, khi ta cho trẻ chơi với món đồ chơi mà trẻ rất thích thì mặc dù trẻ rất say sưa với món đồ chơi ấy nhưng nếu người lớn bỏ hay rời xa trẻ ra thì phản ứng thông thường của tất cả mọi trẻ trong độ tuổi này là sẽ khóc và có những biểu hiện yều cầu người lơn quay lại và ngồi gần kề bên trẻ

Trong giai đoạn này trẻ cũng bước đầu hình thành các biểu hiện ban đầu của các tình cảm xã hội như thích thú tìm hiểu khám phá những sự vật hiện tượng mới lạ, thích được người lớn khen ngợi khi thực hiện các hành vi đúng các chuẩn mực đạo đức, đồng thời cũng đã bắt đầu có biểu hiện xúc cảm trước các đối tượng đẹp…

Bên cạnh đó trẻ cũng thể hiện sự thích thú mạnh mẽ nhất với nhu cầu giao tiếp xã hội khi được người lớn thõa mãn nhu cầu này thì ở trẻ dễ dàng nhận thấy có được sự sung sướng hạnh phúc rất lớn

c. Đặc điểm tâm lý về khả năng vận động và các hoạt động

Thời kỳ này trẻ phát triển các vận động điều khiển cơ thể rất mạnh so với thời kỳ sơ sinh. Đặc điểm tâm lý vận động của trẻ sơ sinh hầu như chưa có thành tựu gì đáng kể vì chủ yếu trẻ chỉ nằm ngửa và có những động tác khua chân múa tay đơn điệu mà thôi thì sang thời kỳ hài nhi này đứa trẻ đã bắt đầu phát triển các vận động lật, trườn, bò ngồi, đứng vịn, đi men, đứng chựng. Cuối cùng là tập đi chập chững và thông thường trẻ cuối 12 tháng là có thể đứng vững cũng như đi những bước đầu đời trên đôi chân bé nhỏ của mình

Bên cạnh sự phát triển các vận động điều khiển cơ thể thì sự phát triển của các vận động tinh ở đôi bàn tay cũng có những tiến bộ vượt trội: huơ tay về phía đối tượng một cách chính xác, biết dần dần học cách nắm giữ đối tượng trong tay ngày càng chắc chắn và hợp lý hơn, và tìm hiểu cũng như học tập cách thao tác khi cầm nắm đối tượng ngày càng hợp lý đúng đắn.

Trong khi thao tác với các đồ vật cầm nắm được trong tay thì trẻ dần phát hiện được cách thức cầm nắm ban đầu sao cho thật chắc chắn và tìm cách thao tác với các kết quả trực tiếp trên đồ vật dần dần học cách thao tác với các kết quả gián tiếp trên đồ vật đó. Việc trẻ học làm quen ban đầu với chức năng và cách thức cầm nắm chiếc muỗng trên tay cũng bước đầu diễn ra trong thời kỳ này

46

Thời kỳ này, ở trẻ chưa có thành tựu gì đáng kể của sự phát triển về ý thức ngoài một vài biểu hiện đơn giản ban đầu như trẻ có nhận thức bề ngoài về các sự vật hiện tượng xung quanh và có những xúc cảm đơn giản về chúng. Bên cạnh có trẻ cũng có những nhận thức rất chưa đầy đủ về cơ thể cũng như bản thân chính trẻ

1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý trẻ ấu nhi a. Đặc điểm tâm lý - trí tuệ

Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển rất mạnh trên nền tảng của hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là hoạt động với đồ vật. Trẻ dần dần có thể phân biệt được ba màu cơ bản là đỏ - vàng - xanh dương. Đồng thời cũng dần dần học được các chuẩn hình hình học đầu tiên đó là hình tròn - vuông - tam giác. Trẻ cũng có khả năng nhận biết khá nhiều các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong gia đình, trong trường lớp Mầm non của trẻ, trong môi trường xã hội gần gũi nơi trẻ có dịp tiếp xúc, trong môi trường tự nhiên và cả trong môi trường xã hội.

Được sự trợ giúp đắc lực của sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, trí nhớ và chú ý giúp trẻ bước đầu phát triển khả năng ghi nhớ hình ảnh các đối tượng kết hợp với ghi nhớ tên gọi của đối tượng, đồng thời các biểu tượng đó được gắn kết, xâu chuỗi lại theo các logic đơn giản giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt những điều trẻ biết và hiểu. Trật tự hay logic vận động thay đổi và phát triển của các sự vật hiện tượng xung quanh được trẻ khám phá ra qua hình thức tư duy đặc trưng tiêu biểu của thời kỳ lứa tuổi này là loại hình tư duy trực quan hành động. Bằng hành động trẻ tiến hành các thao tác trực tiếp trên đồ vật diễn ra theo kiểu thử và sai giúp trẻ khám phá ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng có thể là các quan hệ trực tiếp hay gián tiếp, có thể là các quan hệ có sẵn hoặc chưa có sẵn.

Do vậy, trí tuệ của trẻ giai đoạn ấu nhi có sự phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với giai đoạn sơ sinh, làm nền tảng cho sự phát triển tâm lý nói chung có những tiến bộ vượt trội, giúp trẻ có thể bước đầu hình thành những suy nghĩ ban đầu của riêng trẻ tuy rằng những suy nghĩ này còn rất đơn điệu và hay mang màu sắc “phương thuật”

b. Đặc điểm tâm lý - tình cảm

Trên đại thể thì thời kỳ này đứa trẻ cũng phát triển tình cảm rất mạnh đối với xung quanh và đặc biệt đối với bản thân trẻ.

47

Đời sống tình cảm của trẻ phát triển ngày càng ổn định và sâu sắc hơn, trẻ có tình cảm rõ nét với ông bà, cha mẹ, anh chị em của trẻ; tình cảm với bạn bè và cô giáo trong lớp cũng bước đầu hình thành. Ngoài ra, trẻ cũng có những rung động nhất định trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội, và con người trong cuộc sống. Kết hợp với dạy học trong nhà trường và giáo dục của gia đình ở trẻ có sự phát triển thêm tình cảm với các nhận vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho trẻ như phim hoạt hình, truyện cổ tích ngắn,… Bên cạnh đó, ở trẻ cũng bước đầu hình thành các biểu hiện của tình cảm với các đối tượng đẹp: giày dép, quần áo, ly chén, muỗng, đồ chơi, và khá nhiều các sản phẩm khác có thể hiện tính thẫm mỹ

Các tình cảm cấp cao hay tình cảm xã hội bước đầu được hình thành trong giai đoạn này, giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc phát triển đời sống tâm lý mang bản chất người; trong đó đặc biệt là với sự hình thành các rung động đối với bản thân. Trong giai đoạn này trẻ bắt đầu biết tự hào và xấu hổ trước những người xung quanh với những hành vi hay thành tựu của bản thân. Đơn cử như trẻ rất tự hào khi được khen vì làm được việc tốt hay hữu ích cho người lớn

c. Đặc điểm tâm lý về khả năng vận động và các hoạt động

Thời kỳ này các vận động và các hoạt động ở trẻ cũng phát triển phong phú đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ hài nhi

Sự vận dộng của đôi bàn tay trẻ bước đầu đạt trình độ khéo léo, giai đoạn này thi trẻ dần dần học được cách thức cầm nắm đồ vật trên tay ngày càng chính xác. Tùy theo cấu tạo và chất liệu của đồ vật hay đối tượng mà trẻ điều chỉnh cách cầm nắm trên tay đồng thời sử dụng các lực vừa phải phù hợp nhằm tạo áp lực để nắm giữ đồ vật trong lòng bàn tay một cách chắc chắn. Nếu đồ vật có những chức năng và công dụng riêng thì trẻ còn học cách tiến hành các thao tác trên đồ vật sao cho đúng trình tự hay đúng phương thức sử dụng để đồ vật bộc lộ các thuộc tính chưc năng tương ứng. Song song đó trẻ còn biết cách thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật trong những tình huống cụ thể

Hoạt động chủ đạo của trẻ thời kỳ này là hoạt động với đồ vật, trẻ say sưa khám phá thế giới đồ vật được mở rộng ra ngày càng nhiều. Về cơ bản là trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng cũng như các đặc điểm khác của các đối tượng xung

48

quanh trẻ. Đây cũng là đặc trưng tâm lý nhưng cũng là thành tựu tâm lý đặc trưng và độc đáo của lứa tuổi.

d. Đặc điểm sự hình thành tiền đề nhân cách ban đầu cho trẻ

Về nhân cách thì giai đoạn này trẻ chưa thực sự là một nhân cách thực sự, nhưng các tiền đề cơ bản cho sự phát triển nhân cách sau này là cơ bản được hình thành ban đầu trong giai đoạn này. Có ba tiền đề quan trọng được hình thành:

- Hình thành thế giới nội tâm - Hình thành sự tự ý thức

- Hình thành nguyện vọng độc lập và hiện tượng khủng hoảng trẻ lên 3

Một đặc trưng tâm lý quan trọng trong thời kỳ này là hiện tượng khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba có liên quan phấn nào đến vấn đề dinh dưỡng và hiện tượng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Nếu người lớn giải quyết không khéo léo giúp trẻ thì có thể gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý trẻ. Vì trẻ hay trở nên lì lợm, bướng bỉnh, thậm chí chống đối lại người lớn kể cả trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và trẻ tự múc cơm ăn. Mặc dù kỹ năng sử dụng các đồ dùng phục vụ cho bữa ăn chưa thành thạo nhưng trẻ thích được tự múc cơm ăn hơn là được người lớn chăm sóc quá mức.

1.2.3.3. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo

a. Đặc điểm tâm lý - trí tuệ

Thời kỳ mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh các quá trình nhận thức. Các hiện tượng nhận thức phát triển theo hướng đi vào chiều sâu và theo hướng chuyển vào bình diện bên trong mà không phải bên ngoài là chủ yếu như thời kỳ ấu nhi nhà trẻ.

Trong sự phát triển nhận thức cảm tính như cảm giác và tri giác thì các cảm giác phát triển mạnh tính nhạy cảm trong cảm giác cũng như tăng cường mạnh phát triển các chuẩn cảm giác về màu sắc, hình dạng và chuẩn về âm thanh. Đồng thời khả năng quan sát cũng phát triển mạnh, ở trẻ từ lớp chồi bắt đầu phát triển hành đồng quan sát tổng – phân – tổng. Trẻ biết cách quan sát các đối tượng xung quanh, cũng như nhận biết được các món ăn và nhận biết được các thành phần thực phẩm trong thức ăn cũng như nhận biết được quá trình chế biến thực phẩm và thức ăn như nấu, nướng, luộc,…

Về nhận thức lý tính mà cụ thể là tư duy và tưởng tượng thì trong giai đoạn phát triển mạnh định hướng chuyển hướng vào trong, tư duy từ trực quan hành động

49

chuyển vào bình diện trực quan hình ảnh, còn tưởng tượng đang dần chuyển vào trong tượng tượng với các hình ảnh trong đầu từ việc tưởng tượng với các đối tượng bên ngoài. Nhờ sự phát triển của nhận thức lý tính giúp trẻ biết quan tâm đến các đặc điểm bản chất bên trong và quan tâm tìm hiểu các thuộc tính bản chất bên trong như nguồn gốc hình thành, thuộc tính chức năng và cả thuộc tính về cấu tạo của các sự vật hiện tượng.

Bên cạnh đó, các hiện tượng tâm lý khác như trí nhớ, ngôn ngữ và chú ý cũng phát triển mạnh hơn về chất, các phẩm chất của các hiện tượng này tăng thêm về chất đồng thời từ giai đoạn lớp chồi trở đi thì các hiện tượng này phát triển mạnh tính chủ

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 43 - 52)