8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được thiết kế nhằm tìm hiểu thông tin về phía phụ huynh trên diện rộng. Bảng hỏi được thiết kế bao gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về cách giáo dục dinh dưỡng của các gia đình và tìm hiểu những thói quen có liên quan đến việc cho trẻ ăn uống của phụ huynh.
Bảng hỏi bao gồm các phần cơ bản sau:
• Phần A: Những thông tin cá nhân
• Phần B: Những thông tin chung
• Phần C: Phần nội dung chính của bảng hỏi
Phần nội dung chính của bảng hỏi bao gồm 10 câu hỏi được thiết kế theo nhiều dạng thức: câu hỏi có một lựa chọn, nhiều lựa chọn hoặc đánh giá theo các mức độ gợi ý.
Cấu trúc của bảng hỏi được thiết kế theo các phần sau đây:
• Nhận thức của phụ huynh về vấn đề biếng ăn tâm lý và quan niệm của phụ huynh về việc chăm sóc – nuôi dưỡng con Câu 1, 2, 3
• Nguyên nhân của biếng ăn tâm lý: Câu 4, 8
• Biểu hiện và mức độ biếng ăn tâm lý: Câu 5, 6, 7
53
* Trình tự khảo sát:
- Trình bày với giáo viên Mầm non phụ trách lớp về mẫu phiếu quan sát các biểu hiệu biếng ăn tâm lý của trẻ
- Tập trung các phụ huynh thuộc mẫu nghiên cứu - Phát phiếu điều tra tập trung, thu phiếu sau 30 phút - Kiểm tra các phiếu hợp lệ
* Cách chấm điểm:
Đề tài đánh giá sự lựa chọn của khách thể ở từng câu hỏi theo hướng dẫn cụ thể. Điểm số được quy đổi thành điểm nguyên sau đó tính điểm trung bình.
Các câu hỏi khái quát và các câu hỏi khác được đánh giá dựa trên tần số ý kiến.
* Số lượng khách thể:
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức cho khách thể. Kết quả thu phiếu điều tra cụ thể như sau:
- Khu vực Thành phố Hà Nội: Phát ra 140 phiếu, thu về 101 phiếu hợp lệ.
• Trường Mầm non Hoa Sen 2 - Quận Ba Đình: phát ra 70 phiếu, thu về 50 phiếu hợp lệ
• Trường Mầm non Hoạ Mi - Quận Hai Bà Trưng: phát ra 70 phiếu, thu về 51 phiếu hợp lệ
- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: phát ra 180 phiếu, thu về được 151 phiếu hợp lệ
•Trường Mầm non Sao Vàng - Quận Thủ Đức: phát ra 60 phiếu, thu về 50 phiếu hợp lệ
•Trường Mầm non Tuổi Thơ - Quận 3: phát ra 60 phiếu, thu về được 50 phiếu hợp lệ
•Trường Mầm non 7 A - Quận Bình Thạnh: phát ra 60 phiếu, thu về 50 phiếu hợp lệ
Số phiếu thu về được số lượng mẫu: 251 phụ huynh. Nhìn chung, số lượng mẫu như trên là có thể thu thập được những số liệu đáng tin cậy và mang tính khách quan trên bình diện thống kê.
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn
54
và nhằm đánh giá mức độ trung thực trong việc trả lời bảng hỏi. Đồng thời, đề tài còn tiến hành phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lý trường Mầm non và cán bộ y tế địa phương để thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá về thực trạng biếng ăn của trẻ 1 đến 6 tuổi.
Bảng phỏng vấn được thiết kế bao gồm 10 câu hỏi xoay quanh các nội dung như sau: hiểu thế nào về biếng ăn tâm lý, các biểu hiện của biếng ăn tâm lý, cách thức xử lý khi trẻ biếng ăn tâm lý, thái độ đối với các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề biếng ăn tâm lý
2.1.2.3. Phương pháp quan sát
Đề tài sẽ tiến hành quan sát một số trường hợp điển hình qua bảng quan sát (checklist) để xác định mức độ và nguyên nhân biếng ăn của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi.
Bảng quan sát được thiết kế bao gồm các phần sau: - Phần A: Thông tin của trẻ
- Phần B: Biểu hiện của trẻ
Phần này bao gồm 6 biểu hiện chung và 19 biểu hiện cụ thể ứng với ba mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ.
- Phần C: Hành vi của người lớn cho trẻ ăn
Phần này bao gồm 10 biểu hiện cụ thể ứng với hai mức: có hay không thực hiện.
2.1.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sẽ sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 15.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.
Các phép kiểm nghiệm đã sử dụng như sau:
- Tính tương quan giữa các trường: Anova, Turkei - Các câu có biến định tính: Mean
- Các câu biến định lượng: Frequencies
55