Biện pháp 3: Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 95 - 97)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.1.3. Biện pháp 3: Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và

hào hứng khi ăn.

3.1.3.1. Mục đích:

Thay đổi cách thức cho trẻ ăn có nghĩa là cần phải tổ chức cho trẻ ăn một cách thoải mái, không căng thẳng, sợ hãi… Cách thức cho trẻ ăn một cách nhồi nhét khiến cho không khí bữa ăn trở nên quá căng thẳng. Trẻ không được thoải mái, thích thú khám phá thế giới qua các giác quan của mình như vị giác, kèm xúc giác khi được

96

cầm, bốc, xúc thức ăn hoặc thị giác với các ly chén đĩa ngộ nghĩnh, màu sắc của thức ăn… Tất cả những điều đó đã tước đi của trẻ nhiều cơ hội học hỏi và gây cho trẻ cảm giác sợ hãi, lo lắng. Chính vì vậy, cần thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ được cảm nhận một không khí thoải mái có ánh mắt nụ cười của người thân, hào hứng ăn hết phần ăn của mình.

3.1.3.2. Yêu cầu:

Khi tiến hành thay đổi cách thức cho trẻ ăn nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: chú ý đến không gian và thời gian tổ chức cho trẻ ăn, thực phẩm chế biến cho trẻ ăn, các vật dụng đồ dùng ăn uống của trẻ, hình thức tổ chức cho trẻ ăn, tình trạng sức khỏe của trẻ và thái độ của người trực tiếp cho trẻ ăn hoặc cùng ăn với trẻ.

3.1.3.3. Cách thực hiện:

Để thay đổi cách thức cho trẻ ăn nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn thì người lớn cần phải chú ý đến tất cả các yếu tố tác động đến bữa ăn của trẻ. Sau đây là một vài biện pháp cụ thể nhằm thay đổi cách thức cho trẻ ăn:

- Cho trẻ ăn làm nhiều bữa.

- Bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách uống sữa. - Sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ.

- Không ép trẻ ăn nhanh vì có thể gây cho trẻ chứng đau bụng, rối loạn hệ tiêu hoá và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

- Tập thói quen nhai, nuốt cho trẻ ngay từ nhỏ. - Tổ chức cho trẻ ăn theo hình thức thi đua. - Ngưng cho trẻ ăn khi bị nôn hoặc buồn nôn.

- Không đánh đập, la mắng hoặc nổi giận khi trẻ biếng ăn có hành vi chống đối lại hành vi cho ăn của mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

- Hãy cho trẻ ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để trẻ đươc tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về đổ tháo.

- Chén đĩa, ly tách, muỗng có hình thù ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành cuộc vui vì ở độ tuổi này trẻ không chỉ ăn mà còn bận rộn khám phá cả thế giới.

97

- Trẻ từ 4 tuổi có thể tham gia lựa chọn thức ăn và chế biến cùng mẹ. Điều đó sẽ làm cho trẻ thích thú và cảm thấy ngon miệng hơn.

- Thời gian và không gian bữa ăn được tổ chức hợp lý sẽ tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái trong khi ăn.

- Không nên cho trẻ xem tivi trong khi ăn. Xem tivi trong khi ăn không những không giúp trẻ ăn nhiều mà còn ảnh hưởng xấu tới khả năng tiêu hoá thức ăn và thị lực của trẻ. Trẻ sẽ chú ý xem tivi mà quên mất bữa ăn của mình. Những chương trình quảng cáo hay những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh chỉ tốt khi trẻ thư giãn và không phải là biện pháp giúp trẻ ăn giỏi liên tục hoặc làm cho trẻ không biếng ăn tâm lý mà có thể là nguy cơ lệ thuộc để biếng ăn tâm lý ở trẻ diễn ra sẽ phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 95 - 97)