Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 92 - 94)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng

dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn.

3.1.1.1. Mục đích:

Thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người lớn, đặc biệt là cha mẹ, ông bà… và những người thân gần gũi xung quanh trẻ về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn, độ tuổi nhất định nhằm hạn chế những hành vi ảnh hưởng đến tâm lý trong khi ăn uống của trẻ dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như ngăn chặn và khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý.

Thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ từ phương pháp truyền thống sang phương pháp mới, hợp lý và khoa học hơn.

3.1.1.2. Yêu cầu:

* Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về sức khỏe dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn, độ tuổi nhất định.

- Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.

- Phụ huynh thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng. Thực hiện đúng và đầy đủ về việc kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng cho trẻ theo đúng kì hạn.

* Về phía giáo viên mầm non:

- Giáo viên mầm non cần có những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi nhất định.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe dinh dưỡng của trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng.

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ theo từng tháng hoặc từng quý.

93

- Cần động viên phụ huynh hỗ trợ giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ.

* Về phía các cơ sở giáo dục và cơ sở y tế:

Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên mầm non và phụ huynh những kiến thức như:

- Kiến thức về đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi để giúp cho họ chú ý đến các giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ.

- Kiến thức về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi để giúp cho người lớn nắm được các giai đoạn phát triển tâm lý, sự thay đổi về sở thích, nhu cầu, nguyện vọng trong hành vi ăn uống của trẻ để tổ chức cho trẻ ăn hợp lý.

- Kiến thức về một số bệnh thông thường ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ như nóng sốt do mọc răng, tiêu chảy, cảm cúm, đau rát miệng… nhằm giúp cho người lớn hiểu biết và tránh nhồi nhét, bắt ép trẻ ăn trong khi sức khỏe của trẻ không bình thường.

- Kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong từng giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi điều này sẽ giúp cho người lớn xây dựng chế độ ăn một cách hợp lý và khoa học, trẻ sẽ được ăn với hàm lượng vừa đủ dinh dưỡng, không quá nhiều, quá dư thừa khiến trẻ chán ngán.

3.1.1.3. Cách thực hiện:

Để thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn thì chúng ta phải tiến hành tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng, sinh lý, tâm lý; cung cấp tài liệu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cần tiến hành phối hợp cả gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc trẻ. Sau đây là một vài nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 6 tuổi khoa học và phù hợp:

- Không nên ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn hãy để trẻ thoải mái ăn với lượng đủ với nhu cầu của chúng.

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện các vấn đề về sức khoẻ của trẻ để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ hay trẻ không ăn được nhiều vì ốm.

94

- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn để trẻ không bị no hoặc giả bộ no khi ăn bữa chính. Bởi lẽ ăn vặt nhiều sẽ làm bé mất đi cảm giác đói và thèm ăn với những bữa ăn chính. Vì vậy không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là trước các bữa ăn. Nên cho trẻ ăn đúng bữa và đúng giờ.

- Hạn chế cho trẻ ăn quà ngọt, nhất là trước khi ăn vì đường sẽ làm cho trẻ thỏa mãn cảm giác đói, dễ chán ăn thức ăn khác gây mất cân bằng dinh dưỡng.

- Hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ bé như không vừa ăn vừa chơi, không bế trẻ đi đi lại lại trong khi ăn...

- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một bữa, tránh cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ.

- Cung cấp số đo về chiều cao, cân nặng tương ứng với số tháng tuổi để người lớn hiểu và không dồn ép trẻ ăn cho tăng cân.

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)