Những nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 76 - 78)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.1. Những nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Bảng 2.13. Những nguyên nhân chung làm cho trẻ biếng ăn tâm lý

TT Nguyên nhân Tần

số

Tỷ lệ %

1 Nguyên nhân xuất phát từ bản thân trẻ 188 74,9 2 Nguyên nhân xuất phát từ người lớn trong gia đình 115 45,8 3 Nguyên nhân xuất phát từ môi trường khi cho trẻ ăn 131 52,2

Khi xem xét một thực trạng nào đó, chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Đối với trẻ biếng ăn cũng vậy, khi xem xét nguyên nhân của tình trạng này cần phải lưu ý đến những yếu tố thuộc về bản thân đứa trẻ, về người lớn và cả yếu tố môi trường xung quanh.

Nhân cách của một con người được hình thành và phát triển dưới sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố giáo dục, lao động, môi trường và hoạt động của cá nhân trong đó, hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định. Đối với trẻ em, thói quen của một đứa trẻ không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của quá trình giáo dục, dạy dỗ của các bậc cha mẹ. Nếu quan niệm trẻ em cần được tác động, dạy dỗ thì nhân cách của đứa trẻ sẽ do người lớn ảnh hưởng khá nhiều nên. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tính chủ thể của bản thân đứa trẻ.

Khi một đứa trẻ biếng ăn, có thể nguyên nhân sẽ thuộc về chính bản thân đứa trẻ. Đó có thể là do tình trạng sức khoẻ của trẻ không tốt, trẻ có những vấn đề về hệ tiêu hoá, thực quản hay dạ dày… làm cho trẻ không tiêu hoá được hay cảm thấy khó chịu khi ăn. Có khi, sở thích hay khẩu vị của trẻ thường xuyên thay đổi hay thất thường khiến cho cha mẹ không kịp điều chỉnh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ có xu hướng hành vi bạo lực hay đã quen đòi hỏi nên trẻ thường hay đưa ra yêu sách khi ăn.

Về phía người lớn, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, thậm chí làm cho tình trạng biếng ăn của trẻ ngày càng trầm trọng hơn. Giáo dục dinh dưỡng là công việc và nhiệm vụ của cha mẹ. Trong khi giáo dục dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hành vi, thói quen ăn uống của trẻ nhưng không phải phụ huynh nào cũng có hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. Chính vì vậy, trong quá trình cho trẻ ăn,

77

nhiều khi chính phụ huynh là nhân tố gây nên tình trạng biếng ăn của trẻ. Từ cách chế biến, bài trí thức ăn, duy trì thời gian các bữa ăn đến những hành vi thúc ép hay nuông chiều quá mức của phụ huynh đều có thể góp phần làm cho trẻ biếng ăn.

Môi trường cho ăn cũng có những ảnh hưởng, tác động đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Nếu môi trường hay bầu không khí bữa ăn thoải mái, vui vẻ sẽ có tác dụng kích thích tâm lý của trẻ, làm cho trẻ ăn ngon hơn. Ngược lại, nếu bầu không khí bữa ăn quá ồn ào, xô bồ thì sẽ gây cho trẻ những áp lực, làm cho trẻ không muốn ăn.

Biểu đồ 2.9. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ 74.9 45.8 52.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ %

Do bản thân trẻ Do người lớn Do môi trường

Sẽ rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ mà phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì người lớn đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành thói quen ăn uống ở trẻ.

Theo quan điểm của phụ huynh, nguyên nhân chính khiến cho trẻ biếng ăn là thuộc về bản thân đứa trẻ, sau đó là những yếu tố thuộc về môi trường và sau cùng là những nguyên nhân thuộc về người lớn. Có 74,9% phụ huynh cho rằng nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn là do bản thân đứa trẻ, 52,2% phụ huynh cho rằng môi trường khi cho trẻ ăn là nguyên nhân và 45,8% cho rằng người lớn là nguyên nhân.

Tiến hành phỏng vấn sâu phụ huynh đã làm rõ thêm những nội dung này. Chị MHT cho biết “Theo tôi, nguyên nhân chính khiến cho trẻ biếng ăn là do bản thân đứa trẻ. Như con tôi chẳng hạn, cháu rất lười ăn mặc dù gia đình đã tìm đủ mọi cách

78

và tìm đọc rất nhiều tài liệu để áp dụng nhưng vẫn không có hiệu quả. Tôi cũng không hiểu nổi con mình nữa, có hôm thì cháu ăn rất ngon miệng nhưng hôm khác thì lại nhất quyết không chịu ăn” [Phụ lục 2]. Chị LT cũng đồng ý với quan điểm đó khi cho rằng “Nhà tôi có hai đứa con, cháu lớn thì rất ngoan và ăn khoẻ. Đến khi sinh cháu thứ hai, tôi cũng cho ăn và chăm sóc giống như cháu lớn nhưng cháu không chịu ăn. Thế là đành phải chấp nhận vất vả, cho trẻ ăn nhiều bữa và uống thêm sữa để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ”[Phụ lục 2].

Khác với quan điểm trên, có những phụ huynh lý giải chính môi trường khi cho trẻ ăn làm cho trẻ biếng ăn. Anh HT nói rằng “Nhà tôi ở ngay mặt tiền đường, xe cộ chạy qua đông đúc nên lúc nào cũng ồn ào. Nhà thì không rộng cho lắm nên không khí có vẻ ngột ngạt. Chính vì vậy, mỗi khi cho con ăn là cháu thường không chịu ăn, có ép lắm thì cháu cũng chỉ ăn được một vài muỗng rồi thôi”[Phụ lục 2]. Cũng với suy nghĩ tương tự nhưng chị KV lại có cách lý giải khác “Từ khi mang thai cháu thứ hai, chồng tôi bắt đầu ngoại tình. Cháu lớn lên cùng với nỗi buồn và sự chịu đựng của tôi. Đến tuổi ăn dặm, cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng lớn hơn một chút, cháu lại không chịu ăn. Cứ đến bữa ăn là tôi lại rất vất vả với cháu. Hết dỗ dành rồi la hét mà vẫn không hiệu quả. Thấy vậy, chồng tôi đã không hỗ trợ lại còn la tôi không biết cách dạy con. Cứ thế, mỗi bữa ăn là hai vợ chồng lại gây gỗ với nhau. Riết rồi cháu không chịu ăn luôn”[Phụ lục 2].

Theo quan điểm của một số phụ huynh khác lại cho rằng chính người lớn trong gia đình là nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Theo chị MH thì “Tôi nghĩ rằng người lớn, mà trực tiếp là các bậc cha mẹ là yếu tố chính làm cho trẻ biếng ăn. Nếu cha mẹ chịu khó tìm hiểu sở thích và khẩu vị của trẻ, chuẩn bị những món ăn phong phú và bắt mắt thì sẽ rất hào hứng khi đến bữa ăn và ăn ngon miệng” [Phụ lục 2]. Chị LN cũng có đồng quan điểm trên và cho rằng “Việc ăn uống của trẻ là do cha mẹ quyết định. Nếu cha mẹ không quan tâm đến trẻ, chỉ chế biến thức ăn theo suy nghĩ chủ quan của mình thì đứa trẻ sẽ không thích ăn. Hơn nữa, trong mỗi bữa ăn, nếu người lớn biết cách động viên, khen ngợi và khuyến khích trẻ thì trẻ sẽ rất thích ăn” [Phụ lục 2].

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)