Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 78 - 82)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.2. Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ

đến 6 tuổi

79

tài còn đi tiến hành khảo sát những nguyên nhân cụ thể để có cơ sở đề xuất những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi một cách thiết thực, phù hợp và hiệu quả.

Bảng 2.14. Những nguyên nhân cụ thể làm cho trẻ biếng ăn tâm lý

STT Nguyên nhân Tần

số

Tỷ lệ %

1 Trẻ quá ham chơi, không chịu ăn 182 72,5 2 Sở thích về thức ăn của trẻ thường xuyên thay đổi 133 53 3 Trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn 87 34,7 4 Trẻ quen đòi hỏi, yêu sách 96 38,2 5 Trẻ có xu hướng hành vi bạo lực 30 12 6 Cách chọn lựa thực phẩm và chế biến thức ăn không phù

hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ 145 57,8 7 Cách bài trí thức ăn không hấp dẫn trẻ 121 48,2 8 Quá nuông chiều trẻ làm cho trẻ hay yêu sách, đòi hỏi 97 38,6 9 Không biết cách động viên, kích thích trẻ ăn 117 46,6 10 Hối thúc trẻ ăn càng nhanh càng tốt 103 41 11 Ép trẻ ăn cho hết số lượng thức ăn đã chuẩn bị 123 49 12 Cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn làm trẻ no khi ăn bữa chính 89 35,5 13 La mắng trẻ khi trẻ không chịu ăn 124 49,4 14 Không khí bữa ăn buồn chán 70 27,9 15 Không khí bữa ăn quá ồn ào, xô bồ 70 27,9

Theo phụ huynh, nguyên nhân chính làm cho trẻ biếng ăn đó là do trẻ quá ham chơi, không chịu ăn (72,5%). Trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, chủ yếu trẻ tham gia vào các hoạt động trò chơi nên điều này cũng hết sức dễ hiểu. Tuy vậy, nếu như phụ huynh biết cách yêu cầu trẻ sắp xếp thời gian một cách hợp lý giữa chơi và ăn thì có thể tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ và không bị phân tán bởi những chuyện khác.

Nguyên nhân thứ hai khiến cho trẻ biếng ăn đó là, cách lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn của người lớn không phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ (57,8%). Quả thật, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sự hấp dẫn đối với trẻ là một việc làm không hề đơn giản. Một mặt, cha mẹ phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết tuỳ

80

theo từng lứa tuổi khác nhau, mặt khác phải chế biến thức ăn làm sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ thì mới kích thích được sự thèm ăn ở trẻ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều hết sức bận rộn nên việc dành thời gian cho con, trong đó có việc chuẩn bị đồ ăn càng ngày càng hạn chế. Nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp nấu đồ ăn vào buổi tối và cho vào tủ lạnh để hôm sau lấy ra cho trẻ ăn bữa sáng trước khi đi làm và bữa chiều tối sau khi đi làm về. Với cách chế biến như vậy, có thể vẫn đảm bảo những yêu cầu về dưỡng chất nhưng sẽ giảm đi độ tươi ngon của thực phẩm. Có những bậc phụ huynh lại chọn giải pháp mua các loại thực phẩm chế biến sẵn tại siêu thị hoặc cháo dinh dưỡng… về cho trẻ ăn. Trong khi đó, trẻ thường rất nhạy cảm với các loại đồ ăn, nếu không tươi ngon trẻ sẽ không thích thú, thậm chí là không chịu ăn. Bên cạnh đó, chế biến đồ ăn theo đúng sở thích, khẩu vị của trẻ cũng rất quan trọng. Thông thường, người lớn thường hay nêm nếm đồ ăn theo khẩu vị của mình và chế biến các loại thức ăn theo yêu cầu đảm bảo dưỡng chất mà không quan tâm đến sở thích của trẻ thì trẻ cũng sẽ không tỏ ra thích thú. Hỏi ý kiến của trẻ trước khi nấu ăn là một việc nên làm và sẽ góp phần cải thiện tình trạng này.

“Sở thích của trẻ thường xuyên thay đổi” là nguyên nhân có ảnh hưởng thứ ba đến việc trẻ biếng ăn (53%). Trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, tâm lý của trẻ thường không ổn định, trẻ thường sống thật với cảm xúc của chính mình. Do đó, sở thích ăn uống của trẻ thường xuyên thay đổi cũng là một điều có thể hiểu được. Điều này đòi hỏi người lớn phải thường xuyên thay đổi trong việc chế biến thức ăn cho trẻ. Việc thay đổi có thể là sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng cũng có khi chỉ cần thay đổi cách chế biến, phối hợp các loại thực phẩm thành những món ăn khác nhau. Làm được điều này, sẽ tạo được sự háo hức và hứng thú của trẻ trong việc ăn uống.

Nguyên nhân thứ tư làm cho trẻ biếng ăn đó là phụ huynh thường la mắng trẻ khi trẻ không chịu ăn (49,4%). Theo cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đã chứng minh, giáo dục bằng hình thức bạo lực không thể đem lại kết quả tốt đẹp. Đối với trẻ nhỏ, tinh thần của chúng càng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết nên việc la mắng hay đánh đập trẻ là một điều hết sức tai hại. Đối với những đứa trẻ biếng ăn, thời gian ăn thường kéo dài, đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn với trẻ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh đều hết sức bận rộn nên việc dành thời gian cho con ăn không phải ai cũng làm được. Chính vì thế, khi trẻ không chịu ăn, phản ứng thường gặp của người lớn là la

81

mắng trẻ với hy vọng làm cho trẻ sợ và ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này lại có tác dụng ngược lại. Khi bị la, trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực và giảm đi hứng thú ăn uống. Nguy nhiểm hơn, nếu người lớn thường xuyên la mắng trẻ trong một thời gian dài thì trẻ lại càng tỏ ra chai lì hơn. Chị HN chia sẻ về điều này như sau “Tôi thì bận rộn mà bé gái nhà tôi lại lười ăn. Lúc trước, khi tôi la mắng cháu còn sợ và cố gắng ăn. Tuy nhiên, càng về sau cháu càng tỏ ra không nghe lời tôi dù có la mắng cỡ nào đi chăng nữa”. Từ những điều trên cho thấy rằng, khi la mắng trẻ sẽ không những không cải thiện được tình trạng biếng ăn ở trẻ mà có khi còn làm cho nó trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Việc ép trẻ ăn cho hết số lượng thức ăn đã chuẩn bị là nguyên nhân thứ năm khiến cho trẻ biếng ăn (49%). Có lẽ, cách ứng xử này thường gặp ở hầu hết các bậc cha mẹ. Phần vì sợ trẻ ăn không đủ số lượng, phần vì tiếc công chế biến và sợ bị uổng phí nên cha mẹ thường ép trẻ ăn cho hết số thức ăn đã chuẩn bị dù trẻ có kêu no hay không chịu ăn nữa. Hậu quả của việc này là không những trẻ không ăn hết thức ăn mà có khi, trẻ còn bị ói hết tất cả những thức ăn đã ăn trước đó. Tôn trọng lời nói và quan tâm đến những yêu cầu, cảm xúc của trẻ trong những trường hợp này là cách làm hiệu quả.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những lý do khác dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ theo thứ tự lần lượt là:

- Cách bài trí thức ăn không hấp dẫn trẻ (48,2%) - Không biết cách động viên, kích thích trẻ ăn (46,6%) - Hối thúc trẻ ăn càng nhanh càng tốt (41%)

- Quá nuông chiều trẻ làm cho trẻ hay yêu sách, đòi hỏi (38,6%) - Trẻ quen đòi hỏi, yêu sách (38,2%)

- Cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn làm cho trẻ no khi ăn bữa chính (35,5%) - Trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn (34,7%)

- Không khí bữa ăn buồn chán (27,9%) - Không khí bữa ăn quá ồn ào, xô bồ (27,9%) - Trẻ có xu hướng hành vi bạo lực (12%)

Qua kết quả khảo sát phụ huynh về những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn. Trong số đó, những nguyên nhân thuộc về bản thân đứa trẻ và thuộc về người lớn có tác động nhiều

82

nhất, những yếu tố môi trường có tác động ít nhất. Điều này cho thấy rằng, các bậc phụ huynh đã có sự nhìn nhận khá đầy đủ và chính xác về những nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Với những cơ sở đó, phụ huynh sẽ có thể tìm ra những biện pháp để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ.

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)