8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.5.1. Thực trạng sử dụng những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng
biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Đề tài đưa ra bốn nhóm biện pháp chung để giải quyết tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ và khảo sát ý kiến của phụ huynh về thực trạng sử dụng những biện pháp đó.
Bảng 2.15. Thực trạng việc sử dụng những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi
STT Biện pháp Tần
số
Tỷ lệ %
1 Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh
dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn 129 51,4 2 Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức
ăn cho phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ 141 56,2 3 Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái
và hào hứng khi ăn 142 56,6
4 Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn
(khen ngợi, động viên; cho chơi trò chơi vui nhộn…) 194 77,3 Kết quả khảo sát cho thấy, phụ huynh đề cao nhiều nhất là biện pháp kích thích về mặt tâm lý khi cho trẻ ăn (77,3%), thứ hai là biện pháp thay đổi cách thức cho ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn (56,6%), thứ ba là biện pháp điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ (56,2%) và thứ tư là biện pháp thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ cho khoa học, phù hợp hơn (51,4%).
Đầu tiên, có thể nhận thấy có đến hơn ¾ phụ huynh sử dụng các biện pháp kích thích về mặt tâm lý cho trẻ ăn. Đây là một con số khá lạc quan cho thấy những tín hiệu
83
tích cực trong việc tác động đến tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, liệu trong thực tế thì tất cả các bậc phụ huynh có sử dụng hiệu quả biện pháp này? Chị Hà Nguyệt T cho biết: “Tôi nghĩ đó là một biện pháp quan trọng để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ nhưng cũng thú thật là cũng không biết chơi thế nào, động viên ra sao… Chắc chắn là chúng tôi phải học tập và tìm hiểu…”. Rõ ràng đây là một thực trạng cần suy nghĩ vì đôi lúc phụ huynh cho rằng mình có sử dụng biện pháp tác động ấy nhưng cũng chưa hẳn là sử dụng thực hay sử dụng hiệu quả vì đấy cũng chỉ là sự tự đánh giá. Tuy nhiên, đây cũng là những cơ sở khá quan trọng mà đề tài cần giải quyết để góp phần hỗ trợ một cách trực tiếp và cụ thể cho các bậc phụ huynh. Lẽ đương nhiên, vẫn còn gần ¼ phụ huynh chưa sử dụng biện pháp đặc trưng mang tính tâm lý này trong việc giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ cũng là những con số đáng để chúng ta suy gẫm. Liệu rằng la mắng, liệu rằng ép buộc hay sự dồn ép có đem lại những hiệu quả tích cực nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ từ 1 đến 6 tuổi?
Biểu đồ 2.10. Thực trạng việc áp dụng những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ
51.4 56.2 56.6 77.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ % Thay đổi nhận thức
của người lớn chuẩn bị thức ănĐiều chỉnh cách Thay đổi cách choăn Kích thích về tâm lý
Biện pháp đứng thứ hạng 2 là biện pháp: “Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn”. Có thể nói có khá nhiều phụ huynh đã ý thức được rằng cách thức cho trẻ ăn uống là một trong những vấn đề khá quan trọng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Vì vậy, việc thay đổi hay điều chỉnh cách ăn
84
uống sẽ giải quyết được khá nhiều về tình hình thực tế biếng ăn của trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có hơn 50% phụ huynh áp dụng biện pháp này cho thấy đây vẫn là một hạn chế cần được tiếp tục cải thiện. Quá trình quan sát cho thấy vẫn còn khá nhiều phụ huynh khá lung túng trong cách thức cho trẻ ăn. Từ thao tác múc thứ ăn cho đến thao tác đúc vào miệng trẻ và cả việc xứ lý khi trẻ ăn không hết muỗng thức ăn hoặc khi thức ăn bị rơi đều là những thách thức với phụ huynh… Nhiều trẻ đã tỏ vẻ khó chịu trước cách thức cho ăn của phụ huynh quá mạnh tay, quá gấp gáp, thiếu hẳn sự nhẹ nhàng và khéo léo… Dường như thời gian không có nhiều, sự mệt mỏi và căng thẳng làm cho nhiều phụ huynh đã thường dồn ép trẻ khi ăn. Chị Nguyễn Minh L tâm sự: “Thực ra chúng tôi cũng chẳng hiểu cho trẻ ăn như thế nào… Cứ làm theo thói quen mà thôi… Thời gian thì cũng không có cho nên quan trọng là trẻ ăn hết xuất mà thôi chứ cũng chẳng quan tâm đến cách cho ăn…” Khi những cảm xúc tiêu cực đã xảy ra thì chắc chắn rằng bữa ăn của trẻ sẽ có thể là một thách thức quá lớn … Và đương nhiên hành vi biếng ăn sẽ là người bạn đồng hành cùng trẻ
Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ cũng là một biện pháp thiết thực để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ. Khi tìm hiểu những nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn cho thấy, việc chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn có vai trò quan trọng, tác động lớn đến hứng thú ăn uống của trẻ. Do vậy, nếu các bậc cha mẹ chịu khó quan tâm, tìm hiểu sở thích, khẩu vị của trẻ trước khi nấu ăn thì sẽ hạn chế được tình trạng này. Bên cạnh đó, cách thức bài trí thức ăn nếu đảm bảo tính đẹp mắt, nhiều màu sắc thì sẽ kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Thực tế cho thấy rằng, nhận thức của các bậc làm cha mẹ về vấn đề sức khoẻ và dinh dưỡng của con cái ngày càng được nâng cao khi cha mẹ có nhiều điều kiện tiếp cận với các kiến thức khoa học về giáo dục. Tuy vậy, không phải bậc cha mẹ nào cũng có nhận thức đúng đắn và khoa học mà vẫn còn tình trạng một số phụ huynh nuôi con theo cảm tính, dựa vào những kinh nghiệm chủ quan của mình hoặc theo những kinh nghiệm của những người đi trước. Chính vì vậy, có những cha mẹ nghĩ rằng miễn sao con cứ béo tròn là được hay cứ cho trẻ ăn càng nhiều chất bổ càng tốt… Những điều này không đúng với khoa học dinh dưỡng hiện nay. Hơn nữa, với những quan niệm như vậy sẽ kéo theo cách thức cho trẻ ăn cũng không phù hợp, có thể góp phần làm cho trẻ trở nên không muốn ăn hay biếng ăn. Chính vì thế, thay đổi nhận thức của
85
người lớn về vấn đề sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ là một việc làm hết sức cần thiết